Sổ đỏ trong tay, đất bỗng “bốc hơi”
Cầm sổ đỏ xuống Đồng Nai gia hạn quyền sử dụng đất, ông Mạch Vi Khôn (ngụ quận 3, TPHCM) bỗng tá hỏa khi cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Nhơn Trạch cho hay, mảnh đất cả nghìn mét vuông của gia đình đã ủy quyền cho Cty khác nhận… tiền bồi thường.
Đất mình, người khác nhận tiền bồi thường?
Ông Mạch Vi Khôn bức xúc cho biết, mảnh đất 1.000m2 tại ấp Cầu Khê (xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) do vợ ông là bà Nguyễn Thị Băng Thảo đứng tên chủ quyền. Sổ đỏ mảnh đất mang số AL 653251 do UBND huyện Nhơn Trạch cấp ngày 13.3.2008. Đến ngày gia hạn, bà Thảo đã ủy quyền cho ông xuống Đồng Nai để làm thủ tục liên quan.
Mang sổ đỏ xuống xin gia hạn, ông Khôn tá hỏa khi cán bộ thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai chi nhánh huyện Nhơn Trạch cho hay, không gia hạn được. Bởi đất đã bị thu hồi cho dự án Khu dân cư sinh thái và nhà vườn Sen Việt (dự án Sen Việt). Theo hướng dẫn, ông Khôn xuống gặp cán bộ Ban Bồi thường dự án Sen Việt (thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Nhơn Trạch) để hỏi và nhận được câu trả lời “chết đứng”: Mảnh đất trên đã được thu hồi và bên nhận đền bù là Cty CP Phú Gia, do bà Thảo ủy quyền (?).
Quá ngạc nhiên, ông Khôn đề nghị được xem hồ sơ và giấy ủy quyền, giấy tờ liên quan chi trả bồi thường thì bị từ chối. Cán bộ Ban bồi thường yêu cầu ông Khôn cứ đi tìm Cty CP Phú Gia nào đó mà hỏi.
Nhiều khúc mắc
Video đang HOT
Tìm hiểu của chúng tôi, dự án Sen Việt được UBND tỉnh Đồng Nai duyệt quy hoach chi tiết xây dựng dự án tỉ lệ 1/500 bằng Quyết định 3061/QĐ-UBND ngày 16.11.2010, quy mô 212ha tại xã Phú Hữu và Phú Đông (Nhơn Trạch, Đồng Nai). Đây là dự án có vị trí đắc địa, nằm tiếp giáp giữa quận 2 (TPHCM) và Nhơn Trạch, nối với tuyến đường vành đai và các trục giao thông huyết mạch ở cửa ngõ phía đông TPHCM. Dự án do Cty CP đầu tư Sen Việt Công Thương (viết tắt Cty Sen Việt) làm chủ đầu tư.
Từ năm 2012, sau khi UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định giao đất, Cty Sen Việt đã phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất Nhơn Trạch tiến hành chi trả tiền bồi thường và hỗ trợ cho các hộ dân xã Phú Hữu, Phú Đông. Theo báo cáo cơ quan chức năng, đến thời điểm này, hầu hết đã bồi thường xong.
Tuy nhiên, theo xác nhận mới đây, ngày 9.8.2018 của UBND xã Phú Hữu thì mảnh đất trên của bà Thảo tới thời điểm trên vẫn chưa có quyết định thu hồi nào. Như vậy mảnh đất trên có thực nằm trong quy hoạch dự án như lời cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Nhơn Trạch nói?
Hơn thế nữa, như lời ông Khôn, bà Thảo xác nhận thì từ ngày nhận sổ đỏ này đến nay, bà Thảo không hề nhận được bất kỳ văn bản nào thông báo về việc mảnh đất của mình bị thu hồi làm dự án. Bà Thảo cũng chưa hề ủy quyền cho ai, chứ đừng nói Cty CP Phú Gia nào đó nhận tiền đền bù. Cán bộ Ban bồi thường nói Cty CP Phú Gia nào đó nhận đền bù rồi, đất bị thu hồi rồi thì tại sao sổ đỏ mảnh đất vẫn trong tay bà Thảo, ông Khôn? Rõ ràng có nhiều khuất tất ở đây, liên quan cơ quan chức năng Nhơn Trạch, rất cần làm rõ.
Theo Ngô Nguyên
Lao động
TP HCM: Quận 9 được phân bổ chỉ tiêu đất đô thị lớn nhất
Ở nhóm đất đô thị, quận 9, TP HCM được phân bổ chỉ tiêu lớn nhất trong 24 quận - huyện với 11.397 ha/61.704 ha. Ngoài ra, quận 9 còn được phân bổ 913 ha đất khu công nghệ cao.
UBND TP HCM vừa có văn bản khẩn gửi Sở TN-MT, Sở NN&PTNT và UBND 24 quận - huyện về phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của TP.
Theo chỉ tiêu phân bổ, 88.000 ha đất nông nghiệp được phân bổ cho 5 huyện ngoại thành và quận 9.
Trong khi đó, 118.890 ha đất phi nông nghiệp được phân bổ cho 24 quận - huyện. Ở nhóm đất này, 5 huyện ngoại thành cũng được phân bổ nhiều chỉ tiêu nhất. Cần Giờ nhiều nhất với 22.984 ha, kế đến Củ Chi với 16.746 ha. Tiếp theo là Bình Chánh với 15.740 ha, Nhà Bè với 7.993 ha và Hóc Môn với 7.495 ha. Trong 19 quận còn lại thì quận 9 được phân bổ nhiều chỉ tiêu đất phi nông nghiệp nhất với 9.929 ha, ít nhất là quận 4 với 418 ha.
Ở nhóm đất đô thị , quận 9 cũng được phân bổ chỉ tiêu lớn nhất trong 24 quận - huyện với 11.397 ha/61.704 ha. Ngoài ra, quận 9 còn được phân bổ 913 ha đất khu công nghệ cao.
Đáng chú ý, huyện Cần Giờ còn 309 ha đất chưa sử dụng. TP HCM không quy hoạch đất làm khu kinh tế.
Trên cơ sở chỉ tiêu phân bổ trên, UBND TP giao các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND quận - huyện khẩn trương thực hiện công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của địa phương (đối với 5 huyện).
Lãnh đạo TP HCM xem bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (Ảnh Phan Anh)
Căn cứ chỉ tiêu được phân bổ, các đơn vị, quận - huyện tổ chức giám sát, theo dõi, đôn đốc, triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm quỹ đất, tăng nguồn thu ngân sách, phù hợp phát triển kinh tế xã hội địa phương và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
UBND TP cũng giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở TNMT và UBND quận - huyện có liên quan xác định khu vực và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ.
Sở TNMT là cơ quan đầu mối, theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND quận - huyện thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo của UBND TP; giúp UBND TP trong việc công khai các tài liệu về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của TP theo quy định; kịp thời báo cáo, đề xuất cho UBND TP những vướng mắc, phát sinh (nếu có) trong quá trình tổ chức thực hiện.
Trước đó, tại hội nghị công bố Nghị quyết 80/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) do UBND TP tổ chức mới đây, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong yêu cầu các đơn vị, quận - huyện phải công khai Nghị quyết 80 với kế hoạch sử dụng đất từng năm và các dự án cụ thể, chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 để người dân biết và giám sát. Các dự án sử dụng đất, bồi thường phải công bố công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của người dân.
Theo Chủ tịch UBND TP, việc công khai này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện dự án; đồng thời giám sát việc thực hiện, đảm bảo quyền lợi của người có đất và giúp cơ quan quản lý theo dõi tiến độ dự án, qua đó phát hiện, ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong quản lý và sử dụng đất
Theo Trí thức trẻ
Phan Anh
50 cán bộ văn phòng nhà đất "ngồi chơi xơi nước" vì... không có chỗ làm việc Mấy ngày qua, hơn 50 cán bộ, nhân viên của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Quảng Ngãi phải "ngồi chơi xơi nước" do không có nơi làm việc. Trong hai ngày 15/7 và 16/7, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Quảng Ngãi, tại số 119 Hùng Vương, TP Quảng Ngãi đóng cửa nên toàn bộ hồ sơ của tổ chức,...