Sơ cứu tâm lý trong mùa dịch
Cuốn “Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường” vừa được phát hành, góp phần giúp người đọc có thể nhận diện được tâm lý của mình để không còn quá lo lắng bởi đại dịch.
“Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường” là một ấn phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới vừa được Tổ chức thiện nguyện Y Học Cộng đồng chuyển ngữ.
Theo Sphere (2011) và IASC (2007), sơ cứu tâm lý (Psychological First Aid) mô tả một đáp ứng nhân đạo, hỗ trợ cho những người đang đau khổ và cần sự giúp đỡ. Sơ cứu tâm lý liên quan đến các chủ đề sau: Cung cấp sự chăm sóc và hỗ trợ thiết thực, nhưng không quấy rầy xâm phạm; Đánh giá nhu cầu và mối quan tâm; Giúp mọi người giải quyết các nhu cầu cơ bản (ví dụ, thực phẩm và nước, thông tin); Lắng nghe mọi người, nhưng không gây áp lực để họ chia sẻ; An ủi mọi người và giúp họ cảm thấy bình tĩnh; Giúp mọi người kết nối với thông tin, dịch vụ và hỗ trợ xã hội; Bảo vệ mọi người khỏi bị tổn hại thêm.
Sơ cứu tâm lý được áp dụng cho những người vừa đối mặt với biến cố khủng hoảng nghiêm trọng. Bạn có thể trợ giúp cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, không phải ai trải qua khủng hoảng cũng cần hoặc muốn sơ cứu tâm lý. Không nên ép buộc những người không muốn được giúp, nhưng hãy sẵn sàng có mặt hỗ trợ cho những ai có nhu cầu.
Cũng có những tình huống một người cần hỗ trợ chuyên sâu hơn là chỉ thực hiện sơ cứu tâm lý. Cần biết giới hạn của bản thân và kêu gọi sự trợ giúp từ người khác, chẳng hạn nhân viên y tế (nếu có), đồng nghiệp hoặc những người khác trong khu vực, chính quyền địa phương hoặc các nhà lãnh đạo cộng đồng và tôn giáo. Những người cần hỗ trợ chuyên sâu tức thời: Những người bị thương nặng, đe dọa tính mạng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp; Những người sang chấn tâm lý đến mức họ không thể chăm sóc bản thân hoặc con cái; Những người có thể làm tổn thương chính mình; Những người có thể làm tổn thương người khác.
Cuốn sách cũng trả lời câu hỏi “Khi nào cần sơ cứu tâm lý?”. Mặc dù nhiều người có thể cần đến giúp đỡ và hỗ trợ trong một thời gian dài sau khủng hoảng, sơ cứu tâm lý chỉ nhằm mục đích giúp đỡ những người mới bị ảnh hưởng bởi biến cố gần đây. Bạn có thể thực hiện sơ cứu tâm lý dù chỉ mới tiếp xúc với nạn nhân lần đầu tiên. Điều này thường diễn ra trong hoặc ngay sau sự kiện. Tuy nhiên, đôi khi có thể là vài ngày hoặc vài tuần sau, tùy thuộc vào khủng hoảng kéo dài bao lâu và mức độ nghiêm trọng của nó như thế nào.
“Sơ cứu tâm lý được áp dụng ở đâu?”, câu trả lời là bạn có thể thực hiện sơ cứu tâm lý bất cứ nơi nào đủ an toàn. Điều này diễn ra trong các cộng đồng, chẳng hạn như tại hiện trường vụ tai nạn hoặc những nơi như trung tâm y tế, nơi trú ẩn hoặc lều trại, trường học và các địa điểm phân phối thực phẩm hoặc các nơi trợ giúp khác. Tốt nhất, nên hỗ trợ sơ cứu tâm lý ở nơi có chút riêng tư, khi đó bạn có thể tâm sự với họ. Đối với những người đã trải qua biến cố như bạo lực tình dục, sự riêng tư là điều rất cần thiết để bảo mật và tôn trọng nhân phẩm.
Video đang HOT
Đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng đến chúng ta theo nhiều cách khác nhau mà sốc tâm lý và các rối loạn tâm lý sau đó là những vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm. Cũng như những tai nạn và thảm họa khác, khi đột ngột bị cách ly khỏi người thân, hoặc phải ở trong bệnh viện dài ngày, nhiều người trở nên căng thẳng, lo lắng, buồn chán, dễ nổi nóng và sợ hãi. Câu hỏi được đặt ra: Chúng ta có thể làm gì để giúp họ.
Dù những hướng dẫn đơn giản trong 64 trang này có thể giúp ích cho tất cả những người muốn hỗ trợ nạn nhân của hỏa hoạn, thiên tai, chiến tranh, bạo lực và bệnh hiểm nghèo, nhóm biên soạn cuốn sách mong muốn trước mắt có thể giúp nhiều người sớm trở thành người hỗ trợ thích hợp, kịp thời cho những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19 quanh mình.
Hỗ trợ các tỉnh, thành phố phía Nam chống dịch COVID-19
Sáng 23/7, tỉnh Lào Cai tổ chức tiễn 50 y, bác sĩ lên đường chi viện cho "tâm dịch" Bình Dương trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19.
Đoàn công tác trước giờ lên đường chi viện cho tỉnh Bình Dương. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN
Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai tham gia hỗ trợ tỉnh Bình Dương phòng, chống dịch gồm 50 y, bác sĩ, nhân viên y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn. Đây đều là những cán bộ, y, bác sĩ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xét nghiệm, truy vết, chăm sóc và điều trị bệnh nhân.
Nhằm góp phần đẩy lùi, ngăn chặn sự lây lan của dịch tại tỉnh Bình Dương nói riêng và trên địa bàn toàn quốc nói chung, ngày 22/7/2021, UBND tỉnh Lào Cai ban hành văn bản số 3335/UBND-VX gửi UBND tỉnh Bình Dương về việc đồng ý cử đoàn cán bộ y tế đến hỗ trợ tỉnh chống dịch. Thời gian bắt đầu từ ngày 23/7, đến khi tỉnh Bình Dương chủ động kiểm soát được tình hình dịch bệnh.
Tỉnh Bình Dương hiện có 28 khu, cụm công nghiệp tập trung, với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động. Từ đầu đợt dịch thứ 4 đến ngày 22/7, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 4.783 ca mắc COVID-19 tại cả 9 huyện, thành phố, thị xã; trong đó ngày 21/7 toàn tỉnh ghi nhận kỷ lục với 964 ca mắc mới.
Đoàn công tác lên đường làm nhiệm vụ tại tỉnh Bình Dương. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVM
Bác sĩ Nguyễn Hải Sơn, Trưởng đoàn công tác chia sẻ: Chúng tôi đã sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất để góp một phần công sức cùng ngành y tế tỉnh Bình Dương nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh.
Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Lào Cai Vũ Xuân Cường chia sẻ, 50 cán bộ, y, bác sĩ tình nguyện đại diện cho gần 4.000 cán bộ ngành Y tế tỉnh Lào Cai ngày hôm nay lên đường hỗ trợ tỉnh Bình Dương thể hiện tinh thần trách nhiệm cao nhất, ý chí kiên cường, bản lĩnh để giúp đỡ tỉnh Bình Dương chống dịch.
Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Lào Cai mong các cán bộ, y, bác sĩ trong đoàn công tác đảm bảo an toàn về phòng, chống dịch cho bản thân để khi trở về tiếp tục chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
Đoàn công tác lên đường làm nhiệm vụ tại tỉnh Bình Dương. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVM
Trước đó, Đoàn công tác thứ nhất, gồm 32 cán bộ y tế của Lào Cai đã hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ chống dịch ở tỉnh Bắc Giang.
Dịp này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Lào Cai đã trao tặng 100 triệu đồng cho đoàn y, bác sĩ tình nguyện lên đường làm nhiệm vụ; các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh hỗ trợ đoàn trang thiết bị chống dịch như khẩu trang, găng tay, đồ bảo hộ và trên 200 triệu đồng.
* Quảng Nam đã đưa 10 xe ô tô, đón hơn 500 người dân của tỉnh sinh sống tại TP Hồ Chí Minh về quê để phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, sáng 23/7, những chuyến xe đầu tiên đón người dân từ TP Hồ Chí Minh đã về đến Quảng Nam. Ngay sau khi các phương tiện về tới các khu cách ly tập trung đã được các huyện, thị xã, thành phố tổ chức phun thuốc khử khuẩn, hướng dẫn người dân làm thủ tục vào các khu cách ly.
Thành phố Tam Kỳ có số người dân từ TP Hồ Chí Minh về đông nhất trong đợt này. Theo danh sách đăng ký đợt đầu tiên có 82 người về Tam Kỳ, nhưng một số người sau khi đăng ký đã phát hiện mắc COVID-19, một số trường hợp đang nằm trong các khu vực bị phong tỏa nên hiện chỉ có 77 người về đến Tam Kỳ.
Ông Nguyễn Hồng Lai, Phó Chủ tịch UBND thành phố Tam Kỳ cho biết, thành phố đã bố trí khu cách ly cho người về từ TP Hồ Chí Minh tại Khu ký túc xá Trường Cao đẳng nghề Quảng Nam. Mặc dù người dân đã tiến hành xét nghiệm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 mới được về quê, nhưng ngay khi tiếp nhận mọi người vẫn phải tiến hành lấy mẫu xét nghiệm nhanh. Thành phố cũng đã bố trí các điều kiện ăn ở, sinh hoạt chu đáo cho người dân trong thời gian cách ly tập trung. Theo chủ trương của tỉnh, sẽ miễn phí ăn, ở cho người dân về quê đợt này, tuy nhiên để chủ động, thành phố đã có văn bản giao các đoàn thể vận động xã hội hóa các suất ăn cho bà con trong những ngày tại khu cách ly.
Cùng với việc đón người dân từ TP Hồ Chí Minh về quê, Quảng Nam cũng siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 các cửa ngõ ra, vào tỉnh từ ngày 22/7. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh; Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tăng cường siết chặt các chốt kiểm soát (24/24 giờ); đặc biệt từ 12 giờ ngày 22/7, không để người dân từ thành phố Đà Nẵng vào Quảng Nam.
Người lao động từ thành phố Đà Nẵng vào tỉnh Quảng Nam làm việc, được yêu cầu ở lại Quảng Nam, không quay về Đà Nẵng, trường hợp quay về Đà Nẵng thì không được quay trở lại Quảng Nam.
Người dân, người lao động từ Quảng Nam ra Đà Nẵng phải quay về trước 12 giờ ngày 22/7. Các nhà quản lý, chuyên gia của các công ty, cho phép trong thời gian 24 giờ kể từ 0 giờ ngày 22/7 phải thu xếp ở lại Quảng Nam.
Quảng Nam cũng kích hoạt cao nhất các Tổ giám sát COVID-19 cộng đồng, đặc biệt là các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Đông Giang, thị xã Điện Bàn và thành phố Hội An.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Nam, từ ngày 29/4 đến sáng 23/7, tỉnh đã ghi nhận 57 ca mắc dương tính với SARS-CoV-2; trong đó có 1 ca mắc trong cộng đồng, 10 ca lây nhiễm thứ phát, 12 ca xâm nhập từ các tỉnh khác và 34 ca nhập cảnh được cách ly tập trung ngay.
TP Hồ Chí Minh yêu cầu các cơ sở y tế không được từ chối bệnh nhân đến khám và cấp cứu Ngày 10/7, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tuyệt đối không được từ chối các trường hợp đến khám chữa bệnh, đặc biệt là các trường hợp cần cấp cứu. Theo ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ...