Sở Công thương TP.HCM đề xuất các quận, huyện hỗ trợ triển khai ‘đi chợ hộ’ qua app
Nhằm kịp thời bổ sung nguồn hàng, thực phẩm thiết yếu kịp đến tay người dân, Sở Công thương TP.HCM đề nghị UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức hỗ trợ triển khai mô hình “đi chợ hộ” của Shopee, Tiki, Be, Sendo, Grab.
Sở Công thương TP.HCM đề xuất các quận, huyện hỗ trợ triển khai đi chợ hộ qua app – Ảnh: Q.ĐỊNH
Ngày 31-8, Sở Công thương TP.HCM đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức về việc hỗ trợ triển khai mô hình “đi chợ hộ” thông qua nền tảng ứng dụng trực tuyến.
Cơ quan này cho biết vừa qua nhận được đề xuất hỗ trợ miễn phí sử dụng nền tảng công nghệ sẵn có và bổ sung lực lượng giao hàng từ các doanh nghiệp giao hàng công nghệ và sàn thương mại điện tử.
Video đang HOT
Do đó, nhằm kịp thời bổ sung nguồn hàng, thực phẩm thiết yếu kịp đến tay người dân, Sở Công thương TP đề nghị UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức nghiên cứu, xem xét mô hình phù hợp để lựa chọn kênh bổ trợ bán hàng và các kênh mua sắm trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử lớn, doanh nghiệp giao hàng công nghệ như Shopee, Tiki, Be, Sendo, Grab.
Sở đề nghị phổ biến các mô hình “đi chợ hộ” thông qua nền tảng ứng dụng trực tuyến đến các phường, xã, thị trấn, các hệ thống phân phối trên địa bàn để triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ kênh cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân địa phương, để gia tăng các điểm bán cung ứng hàng hóa cho người dân.
Trước đó, Be Group, Grab cũng đã đề xuất Sở Công thương TP.HCM việc cùng hỗ trợ tham gia chương trình “đi chợ hộ” bằng cách cung cấp miễn phí hạ tầng ứng dụng cho TP Thủ Đức, miễn phí sử dụng ứng dụng cho đối tác cửa hàng GrabMart, miễn phí giao hàng cho người dân.
TP Thủ Đức sẽ hỗ trợ nơi ở (nếu cần), chi phí ăn uống, xăng xe, liên lạc điện thoại cho đội ngũ đối tác tài xế tình nguyện của Grab, hỗ trợ xét nghiệm COVID-19.
Be cũng đề xuất tham gia “đi chợ hộ” trong nội quận khi tận dụng khoảng 3.000 tài xế sẵn có và chuyên nghiệp để triển khai liền mạch, tránh các rủi ro về nhân lực.
Phía đơn vị cung ứng hàng hóa sẽ tạo lập một gian hàng trực tuyến trên ứng dụng với trường hợp chưa đăng ký. Gian hàng sẽ hiển thị đầy đủ các mặt hàng có sẵn theo combo với mức giá niêm yết bình ổn, có thể cập nhật theo từng thời điểm nhưng cần thông báo đến cho khách hàng trước tối thiểu 24 giờ.
Theo đó, người dùng sẽ chỉ đặt hàng được tại các đơn vị cung ứng theo danh sách mà UBND quy định trước và đã có ký kết hợp đồng với Be để đảm bảo bình ổn giá cho người dân. Đồng thời mỗi tài khoản của người dùng chỉ được đặt hàng một lần mỗi ngày trong khung giờ từ 6h – 17h.
Người dân TP.Thủ Đức 'mượn' hạ tầng Grab để 'đi chợ hộ'
Sáng 28.8, theo Sở Công thương TP.HCM, TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã phối hợp với Grab để mua hàng hóa thiết yếu phục vụ dân trong những ngày giãn cách xã hội. Chương trình bắt đầu triển khai từ 17 giờ chiều nay 28.8.
Bộ đội vẫn đang cùng các tổ dân phố đi chợ hộ cho người dân TP.Thủ Đức. ẢNH: L.N
Theo đó, người mua cần cài đặt ứng dụng Grab, đặt hàng các gói theo nhu cầu tại các siêu thị, cửa hàng trong địa bàn cư trú và đại diện UBND phường sẽ giao hàng đến tận nhà cho người dân.
Trước đó, Grab kiến nghị Sở Công thương TP.HCM để cung cấp miễn phí hạ tầng ứng dụng Grab tại TP.Thủ Đức và 7 quận, huyện mà shipper không được phép hoạt động. Người dùng sẽ vào mục GrabMart chọn mặt hàng tại các điểm bán gần khu vực sinh sống.
Ngày 28.8, đại điện Sở Công thương TP.HCM lưu ý, các địa phương đang phối hợp Grab đặt hàng đi chợ hộ là đang tận dụng app này - vốn được người dân sử dụng nhiều - để đăng ký mua hàng. "Người dân lưu ý là Grab chỉ hỗ trợ cung cấp miễn phí hạ tầng ứng dụng của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho lực lượng đi chợ hộ tại các địa phương, kết hợp với đơn vị cung ứng hàng hóa và người dân tại các vùng cam và vùng đỏ. Grab không đi giao hàng trong thời điểm này", đại diện Sở Công thương thông tin.
Sở Công thương cho biết đang khuyến khích 7 quận huyện shipper không được phép hoạt động sớm phối hợp với Grab, sử dụng hạ tầng phần mềm miễn phí từ doanh nghiệp để các tổ, nhóm, tổ chức đi chợ hộ giúp dân có thể phối hợp với các siêu thị, cửa hàng giao hàng hóa nhanh, an toàn và tiện dụng hơn đến dân trong thời gian giãn cách. Quan điểm của Sở là khuyến khích dân có thể sử dụng hạ tầng công nghệ Grab để đặt hàng tiện lợi hơn, không cấm việc tự đặt hàng theo kênh khác.
Thực tế, hiện các chuỗi bán lẻ và doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm vẫn không thể đáp ứng từng đơn lẻ cho khách hàng. Ngày 28.8, đại diện MM Mega Market (có 2 siêu thị lớn tại TP.Thủ Đức) cho biết, siêu thị có xe tải nhỏ giao hàng đến từng khu vực, không giao lẻ vì nguồn nhân lực không đủ. Hiện nhân viên được cấp giấy phép đi đường rất ít nên ảnh hưởng khá nhiều đến nhân lực vận hành các công việc cần thiết tại siêu thị. Thế nên, giải pháp chung vẫn là giao tiếp hàng với người đại diện nhóm dân cư, khu dân cư, tổ dân phố...
"Một trong những thế mạnh của MM là nguồn thực phẩm tươi sống được phân phối từ nguồn nguyên liệu tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt có các trạm trung chuyển đặt tại Đà Lạt chuyên cung cấp rau củ quả, tại Đồng Nai cho mặt hàng thịt heo, tại Tiền Giang cho mặt hàng trái cây và tại Cần Thơ cho các mặt hàng cá, hải sản. Nhờ sự kết nối của Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT, chúng tôi đã mở rộng được mạng lưới nhà cung cấp hàng nông, thủy hải sản trên cả nước và đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tổ công tác 970 thường xuyên cập nhật thông tin về nhà cung cấp, loại trái cây đang vào vụ thu hoạch và cần doanh nghiệp chung tay tiêu thụ", đại diện MM Mega Market cho biết.
Siêu thị chờ phối hợp giao hàng Hầu hết nhà phân phối đều cho biết đã chủ động tăng thêm lượng hàng nhập vào, đồng thời khẳng định hàng hóa đầy đủ phục vụ người dân. Việc thiếu hàng cục bộ ở một số thời điểm là do quá nhiều người mua gom để trữ với số lượng lớn. Người dân xếp hàng mua thuốc trên đường Trường Chinh, Q.Tân...