Sở Công thương Hà Tĩnh chi gần 1 tỷ đồng phát triển thương mại điện tử
Sở Công thương Hà Tĩnh đang triển khai xây dựng nhiều phần mềm công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.
Theo đó, Sở Công thương Hà Tĩnh đã triển khai nâng cấp cổng thông tin điện tử, đồng thời đưa hệ thống dịch vụ công trực tuyến cấp đội 3, 4 lên cổng thông tin điện tử của ngành.
Việc đưa hệ thống dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 lên cổng thông tin điện tử là một trong những nỗ lực nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ, công khai, minh bạch và hiện đại.
Hệ thống dịch vụ công trực tuyến đưa lên Cổng thông tin điện tử ngành Công thương
Bên cạnh đó, Sở Công thương Hà Tĩnh cũng đang xây dựng website bán hàng của tỉnh với tên miền: www.dacsan.hatinh.vn. Dự kiến, đầu tháng 11 tới, website bán hàng này sẽ hoàn thành và bàn giao cho Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại Hà Tĩnh đưa vào ứng dụng, quản lý, nhằm giới thiệu và quảng bá các sản phẩm chủ lực của tỉnh trên hệ thống điện tử.
Video đang HOT
Một trong những phần mềm cũng đang được Sở Công thương xây dựng là Bản đồ hệ thống trực tuyến phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một công cụ trực tuyến cung cấp các điểm phân phối, bán hàng trên địa bàn tỉnh và đề xuất các địa điểm theo yêu cầu của người mua, người tiêu dùng. Đây cũng là kênh giúp nhà sản xuất giới thiệu, quảng bá về hoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh, năng lực, sở trường của mình. Dự kiến trong tháng 11, Bản đồ sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.
Ngoài phát triển thương mại điện tử, năm 2018, Sở Công thương Hà Tĩnh cũng xây dựng chuỗi cửa hàng OCOP giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực của địa phương
Theo lãnh đạo Sở Công thương Hà Tĩnh, tổng kinh phí chi cho hoạt động ứng dụng thương mại điện tử năm 2018 là gần 1 tỷ đồng. Sau khi các phần mềm ứng dụng đưa vào hoạt động sẽ hỗ trợ đắc lực trong quản lý thương mại để hoạch định các kế hoạch phát triển, triển khai hoạt động chống hàng giả, hàng lậu và bình ổn thị trường.
Theo Báo Mới
VietnamPost sắp đưa Robot và trí tuệ nhân tạo vào giao tiếp với khách hàng
VietnamPost là doanh nghiệp bưu chính đầu tiên ở Việt Nam trình diễn hoạt động của Robot công nghệ EMIEW3. Với công nghệ trí tuệ nhân tạo, robot có khả năng vượt trội trong hội thoại và trả lời một số câu hỏi của khách hàng về dịch vụ của Bưu điện.
Robot EMIEW3 trong ngày khai trương Showroom các dịch vụ ứng dụng CNTT.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam vừa khai trương Showroom các dịch vụ ứng dụng CNTT tại trụ sở Tổng công ty số 5 Phạm Hùng. Showroom là nơi trưng bày những dịch vụ ứng dụng CNTT của Bưu điện Việt Nam trong thời gian tới, hướng tới phục vụ người dân một cách nhanh chóng, tiện ích và an toàn.
Một trong những điểm nhấn tại showroom là trình diễn hoạt động của Robot công nghệ EMIEW3. Robot này có khả năng giao tiếp tiên tiến, tự tiếp cận với khách hàng. Với công nghệ trí tuệ nhân tạo, robot có khả năng vượt trội trong hội thoại và trả lời một số câu hỏi của khách hàng về dịch vụ của Bưu điện. Robot cũng có khả năng tránh va chạm với các vật thể chuyển động đột ngột.
Bên cạnh đó Showroom cũng trưng bày các phần mềm hiện đại có thể ứng dụng vào các dịch vụ của Bưu điện Việt Nam trong thời gian tới như: thanh toán điện tử giai đoạn 1, giai đoạn 2 bằng ứng dụng di động và sinh trắc học, dịch vụ an sinh xã hội.
Thời gian qua Bưu điện Việt Nam và Tập đoàn Hitachi, Ngân hàng SMBC (Nhật Bản) đã hợp tác chặt chẽ trong việc triển khai dự án e-Money và ề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội ứng dụng CNTT vào giải quyết chính sách an sinh xã hội của Chính phủ. Đây là một trong những dịch vụ ứng dụng CNTT hiện đại của Bưu điện Việt Nam trong phục vụ người dân hiện đang được đẩy mạnh triển khai.
Riêng dự án e-Money được thực hiện trong 3 giai đoạn nhằm cung cấp dịch vụ phát triển và mở rộng hệ sinh thái sử dụng thẻ thanh toán nhằm hiện đại hóa thói quen, hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam, từng bước làm quen với phương thức thanh toán hiện đại trên cơ sở chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm triển khai của các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản.
Từ giữa năm 2017, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã thực hiện thí điểm ứng dụng CNTT trong chi trả lương hưu và trợ cấp bảo trợ xã hội bằng tiền mặt cho người hưởng tại hai huyện của tỉnh Hải Dương và TP Hà Nội thông qua việc phát hành thẻ chi trả. Sau hơn một năm triển khai, dự án đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Sắp tới sẽ được nhân rộng triển khai trên toàn thành phố Hà Nội và tỉnh Hải Dương, tiến tới mở rộng trên toàn quốc.
Tại Diễn đàn Vietnam Blockchain Summit (VBS) với chủ đề "Từ Công nghệ tới Chính sách" diễn ra tại Hà Nội hồi đầu tháng 6/2018, đại diện của Bưu điện Việt Nam đã chia sẻ về một số liên kết sử dụng blockchain nổi bật trong lĩnh vực logistics trên thế giới và một số gợi ý đối với Việt Nam.
Với hệ thống giao dịch phủ rộng trên toàn quốc lên tới gần 13.000 điểm cùng các Trung tâm khai thác lớn tại tất cả các quận huyện và hàng chục nghìn tuyến phát, những năm gần đây Bưu điện Việt Nam luôn là một trong những doanh nghiệp chủ lực trong lĩnh vực hậu cần thương mại điện tử, đáp ứng mọi nhu cầu chuyển phát hàng hóa của mọi khách hàng.
Năm 2018, kế hoạch doanh thu của Vietnam Post sẽ đạt khoảng 22.000 - 23.000 tỷ đồng, trong đó riêng mảng thương mại điện tử sẽ đạt khoảng 8.000 tỷ đồng. Điều này sẽ trực tiếp góp phần quan trọng đưa Vietnam Post gia nhập nhóm "doanh nghiệp tỷ đô".
Theo Báo Mới
'Thế giới ngầm' trong bán lẻ trực tuyến Sự tăng trưởng vượt bậc trong mảng chi tiêu Thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay, với số lượng giao dịch tăng đến 44%, nhưng việc trốn tránh thuế, chuyển ngoại tệ trái phép... như hình thức trong kinh tế ngầm vẫn là nỗi ám ảnh lớn. Nặng thanh toán tiền mặt Theo dự báo, doanh số Thương mạiđiện tử (TMĐT)...