Số chuyến bay các hãng hàng không từ đầu năm đến nay giảm ra sao?
Tổng số chuyến bay khai thác trong 11 tháng năm 2020 đã giảm 36,1% so với cùng kỳ, trong đó có hãng giảm tới hơn 50% chuyến bay.
Báo cáo tổng hợp số liệu khai thác các chuyến bay đúng giờ, chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam 11 tháng năm 2020 cho thấy do tác động hai đợt sóng Covid-19, tổng công suất của toàn ngành hàng không nội địa giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng số chuyến bay khai thác trong 11 tháng năm 2020 đạt 196.618 chuyến, giảm 36,1% so với 11 tháng đầu năm 2019. Trong đó, Vietnam Airlines khai thác 79.349 chuyến, giảm 34%; VietJet Air khai thác 70.905 chuyến, giảm 44%; Jetstar Pacific khai thác 13.697 chuyến, giảm 57,7%; VASCO khai thác 7.796 chuyến, giảm 32,4%. Riêng Bamboo Airways khai thác vượt công suất cũ 46,8% với tổng số 24.871 chuyến bay.
Máy bay hãng hàng không nội địa đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhất – Ảnh: Hoàng Triều
Video đang HOT
Trong đó số chuyến bay chậm chuyến là 18.762, chiếm tỉ lệ 9,5%, giảm 4,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, đứng đầu tỉ lệ chậm chuyến là VietJet Air và Jetstar Pacific với tỉ lệ 12,5% chuyến khai thác.
Vietnam Airlines xếp thứ 3 với tỉ lệ chuyến chậm chiếm 8,4% số chuyến khai thác. Vasco có tỉ lệ 5,7% số chuyến chậm. Còn Bamboo Airways chỉ có 4,3% số chuyến chậm.
Nhìn chung, tỉ lệ chậm chuyến trong 11 tháng giảm so với cùng kỳ năm trước.
Về số chuyến huỷ, Vietnam Airlines đứng đầu với 1.968 chuyến, chiếm 2,4%, trong khi Vietjet có 277 chuyến huỷ.
Có thể thấy, trong suốt 11 tháng đầu năm 2020, dù bị tác động không nhỏ bởi đại dịch Covid-19, song Chỉ số bay đúng giờ (OTP) của các hãng bay nội địa đều tăng so với cùng kỳ năm trước, kéo theo tỷ lệ OTP toàn ngành tăng lên mức 90,5%.
Đến thời điểm hiện tại, khi dịch bệnh tiếp tục có dấu hiệu được kiểm soát tốt tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, các hãng hàng không nội địa đang tăng tốc để khôi phục mạng bay.
Bộ GTVT nói gì về việc các hãng bay tư nhân xin vay ưu đãi?
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng các hãng bay được áp dụng chính sách hỗ trợ bình đẳng, nhưng khác biệt là Nhà nước có vốn ở Vietnam Airlines.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/12, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) nhận được câu hỏi về việc Chính phủ có cho các hãng hàng không tư nhân vay ưu đãi hay không, sau khi Vietnam Airlines được hỗ trợ về tài chính.
Trả lời, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết các hãng bay được hỗ trợ một cách bình đẳng sau khi chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Bộ GTVT đã cùng các bộ, ngành khác đề xuất và ban hành một số chính sách hỗ trợ trong bối cảnh hiện nay như giảm giá dịch vụ hàng không, giảm phí mặt đất, giảm thuế nhiên liệu bay...
Bình đẳng, nhưng ông Đông nhấn mạnh Vietnam Airlines có sự khác biệt so với các hãng bay tư nhân do có vốn Nhà nước. "Việc bảo toàn vốn Nhà nước là khía cạnh để soi xét. Vốn Nhà nước ở đó thì cần hỗ trợ thế nào. Việc hỗ trợ các hãng tư nhân cũng phải bình đẳng, nhưng cần xem xét vốn chủ sở hữu xuất phát từ đâu", ông Đông trả lời ngắn gọn.
Nhiều hãng bay tư nhân có nhu cầu vay vốn để vượt qua khó khăn do dịch Covid-19. Ảnh: Hoàng Hà.
Hiện tại, Chính phủ là chủ sở hữu 86% vốn Nhà nước tại Vietnam Airlines. Quốc hội mới cho phép Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) để cho hãng bay này vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong khi đó mới đây Vietjet Air và Bamboo Airways cũng bày tỏ mong tiếp cận ưu đãi tài chính. Bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó tổng giám đốc Vietjet Air, cho biết trong 2-3 năm tới, các doanh nghiệp hàng không trong nước đều gặp khó về thanh khoản.
Do đó, Vietjet kiến nghị được các ngân hàng thương mại hỗ trợ vay 4.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi trong vòng 3-5 năm, Chính phủ có thể chỉ định 2 ngân hàng Nhà nước có tiềm lực mạnh cùng tham gia hỗ trợ. Hãng sẽ bắt đầu trả nợ và lãi trong vòng 3 năm, kể từ 2023-2025.
Phó tổng giám đốc Bamboo Airways Lê Khắc Hải kiến nghị Chính phủ hỗ trợ chung cho các hãng chứ không riêng bằng hình thức cho vay tái cấp vốn. Các hãng đi vay trực tiếp từ ngân hàng thương mại với lãi suất 2-3%, thời hạn vay 2-3 năm và đảm bảo bằng tài sản.
Vietjet Air và Bamboo Airways cũng mong muốn được Chính phủ `giải cứu` giống Vietnam Airlines Các hãng hàng không đều muốn Nhà nước tăng cường hỗ trợ bằng việc kéo dài thời gian cũng như nâng mức giảm thuế, phí. Đặc biệt Vietjet Air và Bamboo Airways mong muốn hỗ trợ thanh khoản tương tự Vietnam Airlines. Vietjet và Bamboo đều muốn được hỗ trợ thanh khoản như Vietnam Airlines Vietjet và Bamboo đều muốn được hỗ trợ...