Số ca tử vong do bệnh dại gia tăng
Theo PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thì đến nay hầu hết các địa phương chưa quản lý được việc người dân nuôi chó, mèo. Tỉ lệ tiêm phòng dại thường chỉ đạt 30-40%.
Bộ Y tế đã đưa ra mục tiêu phấn đấu loại trừ cơ bản bệnh dại trên toàn quốc vào năm 2015. Tuy nhiên, từ năm 2007, số ca mắc, tử vong do bệnh dại lại có xu hướng tăng. Năm 2011 số ca tử vong do bệnh dại là 110 ca. Chỉ riêng trong 9 tháng đầu năm 2012 trên địa bàn cả nước đã ghi nhận 74 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 20 tỉnh, TP, trong đó tập trung ở các tỉnh phía Bắc đến hơn 83%.
Nguyên nhân bệnh dại gia tăng được các chuyên gia đánh giá là do Việt Nam nằm trong khu vực đang bị ảnh hưởng lớn bởi bệnh dại nhiều địa phương chưa quan tâm đến công tác phòng chống bệnh, chưa tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo, vật nuôi. Ngay cả khi bị động vật nghi mắc bệnh dại cắn người dân cũng chưa có ý thức đi tiêm phòng cho bản thân do cho rằng tiêm vắc-xin phòng dại là đưa chất độc vào người hoặc làm phát dại thêm. Vì vậy, nhiều người tự điều trị bằng thuốc nam.
Video đang HOT
Thực tế nếu khi đã phát bệnh dại thì gần như 100% người bệnh tử vong. Tuy nhiên, đa số người bệnh đều chủ quan, khi bị chó cắn không theo dõi được con chó đó và cũng không thông báo cho cán bộ y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng. Kết quả điều tra mới đây của chương trình Phòng chống bệnh dại quốc gia cho thấy, trong tổng số hơn 1.200 trường hợp tử vong vì bệnh dại thì có 73 ca là do điều trị bằng thuốc nam, hơn 900 ca là do không tiêm vắcxin và 59 trường hợp tiêm nhưng không đủ liều.
Theo PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thì đến nay hầu hết các địa phương chưa quản lý được việc người dân nuôi chó, mèo. Tỉ lệ tiêm phòng dại thường chỉ đạt 30-40%. Trong khi nguồn lây bệnh dại chủ yếu do chó nhà (chiếm 96%), sau đó là mèo, vì thế luôn có khả năng bùng phát dịch trong bất cứ thời điểm nào.
Để phòng tránh bệnh dại, việc tiêm phòng định kỳ cho chó, mèo tại các gia đình là cần thiết. Những người có nguy cơ cao: Cán bộ làm công tác thú y, kiểm lâm, những người chế biến thực phẩm (đặc biệt từ chó mèo) trẻ dưới 15 tuổi (thường rong chơi và hay tiếp xúc gần gũi với chó mèo)… thì nên tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Khi đã bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, người bệnh phải dùng các biện pháp sát khuẩn ngay và đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng.
Theo plxh
Cá sấu Xiêm kêu cứu
Ngày 30.9, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam (thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam), đã đến xã Ea Lâm, H.Sông Hinh (Phú Yên), nơi phát hiện xác cá sấu Xiêm, để lấy mẫu nghiên cứu.
Người dân đến xem xác cá sấu - Ảnh: Đức Huy
TS Long khẳng định xác cá sấu chết tại hồ Hà Lầm thuộc lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ ở buôn Bai, xã Ea Lâm là cá sấu Xiêm (tên khoa học là Crocodylus siamensis). Theo Tổ chức Động vật hoang dã thế giới (IFF), đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng rất cao, thuộc nhóm loài bò sát cổ, một nguồn gien vô cùng quý hiếm.
Cá sấu chết từ khoảng từ 3-4 ngày trước, là cá thể cá sấu cái trưởng thành gần 100 tuổi, dài 3,2 m, nặng 150 kg (thông thường cá sấu Xiêm trưởng thành nặng chừng 130 kg). Theo TS Long, trước khi phát hiện một vài cá thể cá sấu Xiêm ở Phú Yên, IFF đã phát hiện quần thể cá sấu Xiêm ở tỉnh Savanakhet (Lào), Campuchia và Thái Lan. Năm 2006, nhiều người dân bản địa phát hiện 3 cá thể tại hồ Hà Lầm nên Viện Sinh học nhiệt đới (ITB, sau này tách ra thành Viện Sinh thái học miền Nam) cùng IFF vào cuộc bảo tồn.
Ông Long cho biết ở lưu vực sông Hinh cũng từng phát hiện cá sấu Xiêm. Còn ông Lê Văn Hiền, Bí thư Đảng ủy xã Ea Lâm, cho biết theo người dân phản ánh, ngoài con cá sấu Xiêm đã chết, trước đó họ đã bắt được 2 con cá sấu Xiêm khác. "Hiện vẫn còn 1 con cá sấu Xiêm cụt đuôi trong hồ này. Chính quyền địa phương đã cấm người dân săn bắt", ông Hiền nói.
Theo TS Long, trong khi diễn ra việc khảo sát, nghiên cứu để bảo tồn thì thủy điện Sông Ba Hạ cũng đang triển khai xây dựng. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của thủy điện Sông Ba Hạ có đề cập đến sự tồn tại của cá sấu Xiêm ở khu vực sẽ ngập nước nhưng không nghiên cứu tác động đối với loài cá sấu Xiêm để bảo tồn. Từ khi phát hiện cá sấu Xiêm ở hồ Hà Lầm, ITB cùng với IFF đã cố gắng bảo vệ từ các năm 2006-2008 đã thành lập đội xung kích, tuyên truyền người dân. TS Long lấy làm tiếc: "Tôi biết hồ Hà Lầm sẽ ngập sâu khi thủy điện tích nước nên đã tính di chuyển chúng đến hồ khác ở khu vực rừng Krông Trai nhưng không thực hiện được vì không có kinh phí. Khi hồ thủy điện tích nước thì coi như dự án kết thúc".
TS Long đề xuất: "Chúng tôi sẽ đề nghị thành lập dự án bảo tồn sinh thái khu vực này và bảo tồn văn hóa của người dân bản địa để phát triển du lịch sinh thái, vì hơn 95% dân ở đây là người Ê Đê". Ông Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND H.Sông Hinh, nói: "Huyện rất đồng tình với phương án TS Long đưa ra, vì nó vừa bảo tồn được loài cá sấu Xiêm duy nhất ở Việt Nam và cũng là bảo tồn văn hóa, tăng thu nhập từ làm du lịch sinh thái".
Theo TNO
Xét nghiệm ADN cá sấu chết trên sông Ba Hạ Sáng 30.9, các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam đã lấy mẫu của con cá sấu chết trên lòng hồ thủy điện sông Ba Hạ (Phú Yên) để xác định ADN. TS Vũ Ngọc Long - Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam (thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) đã đến xã Ea...