Số ca mắc tăng nhanh, cảnh giác trước mùa dịch tay chân miệng

Theo dõi VGT trên

Nếu như đầu mùa dịch tay chân miệng năm 2020, số ca ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương khoảng 19-20 ca, thì năm nay, con số này đang là 125 ca, tăng gấp sáu lần.

Mặc dù không có trường hợp biến chứng nặng, nhưng TS, BS Nguyễn Văn Lâm cho biết, sự gia tăng này cũng là một lời cảnh báo khi dịch bệnh tay chân miệng đang vào mùa.

Số ca mắc tăng nhanh, cảnh giác trước mùa dịch tay chân miệng - Hình 1

Bé T. (13 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng nôn nhiều.

Chưa ghi nhận ca biến chứng nặng tại BV Nhi Trung ương

Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 4-5 và tháng 9-10 hàng năm.

TS, BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, từ đầu năm đến nay, Trung tâm tiếp nhận khoảng 125 bệnh nhân tay chân miệng.

Ghi nhận tại BV Nhi Trung ương sáng 14-4, số ca đến khám vì nghi tay chân miệng không quá đông và đều có biểu hiện nhẹ. Trung bình, mỗi ngày có khoảng 5-6 bệnh nhi nhập viện ở mức độ nhẹ 2A, có một vài trường hợp 2B.

Hiện Trung tâm không ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh nặng. Bệnh nhi chủ yếu mắc bệnh ở mức độ 1 như sốt nhẹ, kèm theo ban ở lòng bàn tay, bàn chân có thể cho về điều trị, chăm sóc tại nhà. Những bệnh nhi có biểu hiện bệnh sốt cao, mạch nhanh được các bác sĩ chỉ định nhập viện theo dõi chăm sóc.

Theo BS Lâm, hầu hết trẻ mắc tay chân miệng đều dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi mắc nhiều hơn. Thông thường diễn biến bệnh tay chân miệng trong 5-7 ngày, nhưng nếu trẻ có biểu hiện nặng sớm thì ngay ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2, trẻ đã có biểu hiện của nặng.

Số ca mắc tăng nhanh, cảnh giác trước mùa dịch tay chân miệng - Hình 2

Trẻ mắc tay chân miệng cần được thăm khám tại các cơ sở y tế để phân loại tình trạng bệnh.

Vừa nhập viện đêm qua, bé T. (13 tháng tuổi) vào cấp cứu trong tình trạng nôn nhiều sau sốt. Tại nhà, trẻ được gia đình cho đi khám tư và được chẩn đoán tay chân miệng thể nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, chỉ sau một ngày sốt, bé liên tục nôn trớ, gia đình vội vã đưa cháu vào bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ cho biết, bé T. có biểu hiện điển hình của tay chân miệng với những nốt mọc nhiều chân tay. Virus này cũng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa cho cháu bé khiến trẻ bị nôn trớ.

Cùng nằm tại phòng Cấp cứu, bé trai H. (19 tháng tuổi) sau ba ngày điều trị, tình hình tay chân miệng đã đỡ, bé giảm sốt dần dần. Trước đó, bé được mẹ cho đi khám gần nhà tại Văn Giang, Hưng Yên, được chỉ định cho nhập viện theo dõi tay chân miệng.

Vì chủ quan nghĩ nhà gần nên mẹ đã xin cho con về nhà chăm sóc. Tuy nhiên, bé H. không hạ được cơn sốt, càng về chiều lại càng sốt cao hơn, gia đình bế con lên thẳng BV Nhi Trung ương nhập viện. Sau ba ngày điều trị, chiều nay, H. sẽ được các bác sĩ cho xuất viện.

Số ca mắc tăng nhanh, cảnh giác trước mùa dịch tay chân miệng - Hình 3

Bé H. (19 tháng tuổi) đã giảm sốt.

Từ những trường hợp này, TS Lâm nhấn mạnh, khi trẻ có biểu hiện sốt kèm theo phát ban lòng bàn tay, chân, mông, ngực, miệng, cần cho trẻ đi khám để phân loại. Trường hợp nào sốt nhưng không biểu hiện thần kinh, đáp ứng với thuốc hạ nhiệt thì hướng dẫn gia đình theo dõi tại nhà. Trẻ sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt thì nên theo dõi tại các cơ sở y tế, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu trẻ có biểu hiện run tay, giật mình, rối loạn ý thức thì diễn biến bệnh có xu hướng nặng lên.

Video đang HOT

Số ca mắc tăng nhanh, cảnh giác trước mùa dịch tay chân miệng

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2021 đến ngày 7-4, cả nước ghi nhận 17.451 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có bốn trường hợp tử vong tại Kiên Giang (hai), An Giang (một) và Long An (một). So với cùng kỳ năm 2020, số mắc tăng bốn lần và gia tăng chủ yếu khu vực miền nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng TP Hồ Chí Minh hiện đang tiếp nhận điều trị hơn 40 bệnh nhi tay chân miệng các cấp độ. Số lượng bệnh nhi mắc bệnh này đang tăng lên từng ngày. Một số trẻ cũng đã gặp các biến chứng thần kinh tim mạch. Đặc biệt, có trẻ có diễn biến bệnh rất nhanh dù ban đầu chỉ nổi nốt ban nhỏ.

Trong khi đó, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng, từ đầu năm đến tháng 4- 2021, số ca mắc tay chân miệng trên toàn thành phố là hơn 212 ca, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020 là 92 ca. Chỉ tính riêng trong ba tuần cuối tháng 3-2021, toàn thành phố ghi nhận 68 ca.

Số ca mắc tăng nhanh, cảnh giác trước mùa dịch tay chân miệng - Hình 4

Tại BV Nhi Trung ương, mặc dù không ghi nhận ca biến chứng nặng, nhưng số ca mắc năm 2021 đã có sự tăng đột biến so với hai năm trước. Cùng kỳ năm 2019, Trung tâm tiếp nhận khoảng 70 ca bệnh; năm 2020, con số này là 19-20 ca và năm 2021 hiện đang là 125 ca. “Đây là con số cần theo dõi để cánh báo với vụ dịch năm nay”, TS Lâm nhấn mạnh.

TS Lâm khuyến cáo, bệnh tay chân miệng lây qua tiêu hóa, tiếp xúc, giọt bắn và lây từ người sang người. Vì vậy điều kiện khí hậu, môi trường tập trung đông người, thói quen vệ sinh là yếu tố làm cho lây bệnh.

Để phòng bệnh tay chân miệng, chúng ta phải bảo đảm giữ khoảng cách, giữ thói quen vệ sinh tay, đồ chơi của trẻ phải giữ sạch để tránh tình trạng lây chéo. Gia đình cần cho trẻ ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm dễ tiêu, bảo đảm dinh dưỡng để tăng cường cho trẻ. Gia đình cần vệ sinh thân thể hàng ngày cho bé, khi tắm tránh gió lùa. Với những vết trong họng phải cho trẻ xúc miệng theo hướng dẫn và bôi thuốc giảm đau.

Chỉ ra một số sai lầm của phụ huynh khi thấy con không đáp ứng hạ sốt liền tăng liều cho con, BS Lâm cho biết, thuốc hạ sốt phải điều trị đúng liều và cách sáu giờ mới dùng thuốc lại một lần.

“Tại Trung tâm chúng tôi từng tiếp nhận trường hợp trẻ không đáp ứng hạ sốt, cha mẹ sốt ruột dùng thêm liều hạ sốt khác, dẫn tới quá liều lượng gây ra tình trạng trẻ bị ngộ độc paracetamol, dẫn tới tổn thương gan nặng nề”, TS Lâm cho biết.

Mặc dù tỷ lệ trẻ bị tổn thương não do tay chân miệng không quá cao nhưng nếu trẻ bị biến chứng nặng do chậm điều trị, sẽ gây ra tổn thương thân não, để lại di chứng nặng như viêm não, tim mạch, phù phổi cấp… Ở thể tối cấp, bệnh có thể gây ra tình trạng nặng cho bệnh nhi và tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu

Mặc dù thời điểm vào mùa dịch tay chân miệng đã bắt đầu cách đây 3 tháng nhưng hiện nay số bệnh nhi mắc tay chân miệng đến khám và nhập viện điều trị vẫn không ngừng tăng. Điều đáng nói là bệnh lý đã quá quen thuộc này năm nay có xu hướng gia tăng các biến chứng nguy hiểm.

Ở nhiều trường hợp biến chứng xảy ra sớm khi chưa có các biểu hiện bệnh phổ biến và diễn biến rất nhanh dẫn đến những hậu quả nặng nề.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu - Hình 1

Mỗi ngày Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em có từ 15-20 bệnh nhi đến khám và nhập viện điều trị tay chân miệng.

Số ca biến chứng tăng

Sáng 8-10, tại tầng 3 Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em -Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, tất cả các phòng điều trị không còn chỗ trống, trong đó phần nhiều là bệnh nhi điều trị tay chân miệng (TCM). Dễ nhận thấy các bé bị nổi mụn ở quanh miệng, tay, chân và lên cơn sốt - những triệu chứng điển hình khi trẻ mắc bệnh này. Tiếng quấy khóc của bệnh nhi từ các phòng bệnh lan ra hành lang càng khiến không khí thêm căng thẳng.

Dường như đã quá quen với việc phải tiếp nhận nhiều bệnh nhi trong các đợt cao điểm dịch bệnh như cúm A, sốt xuất huyết, sởi, TCM nên những ngày này các y, bác sĩ của Trung tâm làm việc với công suất tối đa để có thể theo dõi sát từng bệnh nhi theo từng cấp độ và lên phác đồ điều trị.

Trao đổi với phóng viên An ninh thế giới, bác sĩ - tiến sĩ Đỗ Thiện Hải - Trưởng Khoa Nội, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em cho biết, mỗi ngày Trung tâm có từ 15-20 bệnh nhi đến khám và nhập viện điều trị TCM, tăng so với cùng thời điểm năm 2019. Nguy hiểm hơn là năm nay số trẻ mắc TCM bị biến chứng cũng tăng lên.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, cha mẹ có thể theo dõi trẻ và phát hiện được những trường hợp bệnh tay chân miệng điển hình như:

- Trẻ có vết loét đỏ 2-3mm nền sạch ở vòm khẩu cái, niêm mạc má - nướu - lưỡi.

- Xuất hiện nốt đỏ có thể kèm phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông...

- Trẻ sốt, quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ.

Tại phòng 214, bệnh nhi H.M.T ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội sau một thời gian quấy khóc thì đã ngủ gà gật. Bà Nguyễn Thị Luyến đang trông cháu cho biết sáng 5-10 bé T. có biểu hiện ho, sốt. Gia đình nghĩ là bé bị ốm thông thường nên vẫn cho bé đi nhà trẻ. Chiều về, thấy tay bé xuất hiện nốt đỏ nên bố mẹ bé đi mua thuốc về bôi. Đến sáng 6-10, bé T. có biểu hiện run tay chân, đi loạng choạng nên gia đình đưa lên BV Nhi Trung ương khám.

Nhận thấy bé T. có biểu hiện bị TCM biến chứng nên các bác sĩ đã tiến hành chọc dịch não tủy để xét nghiệm. Kết quả là bệnh nhi bị tổn thương thần kinh, phải được theo dõi và điều trị sát sao tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em. Bà Luyến vẫn chưa hết bàng hoàng, không nghĩ rằng một bệnh lý thông thường như TCM lại có thể biến chứng nhanh và nguy hiểm như vậy.

Khác với bé T, trường hợp bé trai V.T.P (17 tháng tuổi) không xuất hiện triệu chứng điển hình nên khó phát hiện bệnh. Vừa dỗ dành cháu đang trong cơn hoảng sợ và quấy khóc kéo dài, bà Nhạc Thị Hương (Thanh Ba, Phú Thọ) kể rằng từ ngày 4-10 cháu P. sốt cao liên tục nhưng bố mẹ cứ nghĩ sốt thông thường nên hai ngày 4 và 5-10 chỉ cho bé ở nhà và uống thuốc hạ sốt. Đến ngày 6-10, khi bé vẫn sốt kéo dài thì gia đình mới cho con đi khám ở bệnh viện tuyến huyện.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu - Hình 2

Bác sĩ - Tiến sĩ Đỗ Thiện Hải - Trưởng khoa Nội, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Chiều 8-10, cháu bà được chuyển lên BV Nhi Trung ương trong tình trạng sốt cao, hoảng sợ, khóc nằng nặc kéo dài nhưng tay chân bé không hề có nốt đỏ. Chỉ đến khi khám, các bác sĩ mới phát hiện trong miệng bé nổi mụn. Theo các bác sĩ thì bé P. mắc TCM và đã biến chứng sang hệ thần kinh, hiện đang phải tích cực theo dõi và điều trị. Gia đình bà Hương lúc này vô cùng lo lắng và hối hận khi đã chủ quan để bé ở nhà quá lâu.

Quan niệm sai lầm về tay chân miệng

Bệnh TCM lây người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt phỏng, phân, chất nôn của người bệnh. Theo bác sĩ Đỗ Thiện Hải, trường hợp trẻ sốt, viêm loét miệng, phát ban ở đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn tay, mông, không có triệu chứng gì khác, đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường thì có thể chăm sóc tại nhà.

Nếu không có biến chứng thì sau 7-10 ngày trẻ sẽ phục hồi. Nhưng khi trẻ sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt không giảm và sớm xuất hiện biểu hiện lơ mơ chậm chạp, giật mình thì cần phải nhập viện ngay để theo dõi và điều trị.

Thạc sĩ Đỗ Thị Thúy Hậu - Điều dưỡng trưởng Khoa Nội cho chúng tôi biết thêm rằng đối với các trường hợp mắc TCM thể nhẹ có thể về nhà theo dõi, chăm sóc và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Các trường hợp ở lại viện điều trị đều nặng, nhiều ca có biến chứng nguy hiểm và diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Có rất nhiều ông bố bà mẹ do hiểu chưa đúng về bệnh này nên thường chủ quan và chậm trễ trong việc cho con đi thăm khám.

Như đối với trường họp chị Nguyễn Thị Trâm (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nghĩ rằng bệnh TCM chỉ lây lan ở nơi đông trẻ như trường mẫu giáo, nơi công cộng. Mặc dù gần nhà chị có vài trẻ mắc TCM nhưng con trai chị là bé N.M.K (20 tháng tuổi) chưa đi nhà trẻ thì chị nghĩ rằng con không thể mắc. Thế nên ngày 6-10 khi chị đang đi làm thì mẹ chị gọi điện thông báo bé K. bị sốt và quấy khóc, chị vẫn nghĩ đấy là ốm sốt thông thường. Đến khi nhập viện Nhi Trung ương thì con đã trong tình trạng hoảng sợ, bị kích thích và liên tục quấy khóc, phải dùng cả thuốc hạ sốt và thuốc an thần.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu - Hình 3

Bé gái P.B.N mới gần 4 tháng tuổi đã phải nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng độ 2 biến chứng sang viêm phế quản phổi.

Không ít bố mẹ chắc mẩm rằng trẻ trên 6 tháng tuổi đến dưới 3 tuổi mới hay bị TCM. Nhưng thực tế thì trẻ dưới 6 tháng và trên 3 tuổi vẫn mắc bệnh. Tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, bé gái P.B.N mới gần 4 tháng tuổi đã phải nhập viện điều trị bệnh TCM. Mẹ của bé N. là chị Hạnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang rất lo lắng.

Chị cho biết khi con có biểu hiện sốt cao liên tục, bỏ bú và có nốt đỏ ở tay chân thì chị không nghĩ con bị TCM. Đến khi nhập viện ngày 8-10 thì các bác sĩ chẩn đoán con chị mắc TCM độ 2 biến chứng, giật mình nhiều, quấy khóc kích thích, viêm phế quản phổi phải thở khí dung và truyền kháng sinh.

Nhiều bố mẹ cho rằng con đã mắc TCM một lần thì sẽ không mắc lần 2 nữa nên chủ quan trong việc chăm sóc, theo dõi và đưa trẻ đi khám bệnh. Đây là điều hết sức sai lầm, bởi bệnh TCM do nhiều loại virus gây ra, mỗi lần nhiễm bệnh chỉ tạo một kháng thể với một loại virus nhất định nên trẻ hoàn toàn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm virus khác. Tình trạng này dẫn đến nhiều trẻ bị nặng và bị biến chứng, nguy hiểm và khó điều trị.

Ghi nhận tại Trung tâm, có bé mới 13 tháng tuổi, chưa đi nhà trẻ nhưng đã 3 lần bị CTM. Mẹ của bé cho biết hai lần trước bị ở mức độ nhẹ, uống thuốc 3-5 ngày là khỏi nên gia đình chủ quan, không nghĩ lần này con mình bị biến chứng nhanh như vậy.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu - Hình 4

Các vết loét xuất hiện ở miệng, tay, chân là triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng.

Chưa có vaccine phòng bệnh

Khi trẻ mắc TCM, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dễ dẫn đến tử vong. Tại buổi khám chữa bệnh từ xa ngày 11-9, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã hội chẩn ca bệnh mắc TCM bị biến chứng tại Bắc Giang. Trước đó, ngày 3-9, bệnh nhi N.A.Đ (16 tháng tuổi) ở Tân Yên, Bắc Giang được đưa đến khám và điều trị tại BV Sản - Nhi Bắc Giang với các biểu hiện co giật toàn thân, li bì, sốt cao và quấy khóc vô cớ.

Người nhà bé Đ. cho biết trước đó 1 ngày bé Đ. bị sốt 38-39 độ C, mệt mỏi, biếng ăn nhưng không nôn trớ, không co giật, trên người không có mụn đỏ nên gia đình chỉ cho hạ sốt thông thường. Trong gia đình bé Đ. có chị gái 3 tuổi và em họ 1 tuổi ở cùng nhà bị loét miệng nhưng đã hết sốt, theo dõi tại nhà.

Khi nhập viện Sản - Nhi Bắc Giang, bé Đ. được chuyển thẳng lên Khoa Hồi sức cấp cứu vì lên cơn co giật. Khi khám họng, bác sĩ phát hiện vết loét ở hàm ếch, thành sau họng loét có giả mạc trắng. Tay chân bé vẫn không có tổn thương mụn nước. Bé Đ. được chẩn đoán mắc TCM giai đoạn 2b do virus EV71, nghi ngờ viêm não, chỉ định điều trị kháng sinh kết hợp hạ sốt và thuốc chống co giật.

Sau đó bé Đ. được chuyển lên BV Nhi Trung ương điều trị và được chẩn đoán mắc TCM có biến chứng viêm não, viêm màng não gây ra yếu chi, không thể tự đứng và tự đi được. Sau vài ngày điều trị ổn định, bé Đ. được chuyển sang BV Châm cứu Trung ương để châm cứu phục hồi chức năng do biến chứng thần kinh.

Trước những diễn biến phức tạp và hệ lụy xấu của bệnh TCM, rất nhiều các bậc cha mẹ mong ngóng sẽ có vaccine phòng bệnh. Trao đổi về điều này, bác sĩ Đỗ Thiện Hải cho biết bệnh TCM gây ra do nhiều loại virus thuộc nhóm đường ruột enterovirus, gồm có Coxsackie, Echo và các virus đường ruột khác, bệnh có thể gây thành dịch lớn. Trong đó hay gặp là virus đường ruột týp Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Đặc biệt virus EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong. Do có nhiều nhóm virus gây ra nên bệnh TCM việc sản xuất vaccine để phòng bệnh rất khó khả thi.

Hiện tại chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy việc điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng. Điều đó cho thấy việc phòng bệnh TCM cho trẻ rất quan trọng cần được cha mẹ chú ý. Cho trẻ ăn chín uống sôi, thường xuyên rửa tay, chơi đồ chơi sạch, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Nhiều trường hợp bệnh không điển hình nhưng diễn biến nhanh gây biến chứng nguy hiểm. Cần dựa vào các dấu hiệu sau để phát hiện sớm các tổn thương thần kinh và nhanh chóng đưa trẻ nhập viện:

- Trẻ quấy khóc vô cớ và khóc kéo dài. Biểu hiện này thường được cho là do trẻ bị đau miệng, trong khi thực tế đây là triệu chứng sớm của tổn thương thần kinh trung ương. Nếu không xử trí kịp thời, vài tiếng sau trẻ sẽ rơi vào trạng thái hoảng hốt, kích thích, tiếp theo là ngủ li bì, chậm chạp, giật mình.

- Trẻ có biểu hiện yếu chi, thậm chí liệt chi, mặc dù biểu hiện này chỉ mới diễn ra trong một thời gian ngắn khoảng nửa ngày hoặc 1 ngày.

- Trẻ nôn ói liên tục, sốt cao liên tục và hay giật mình, chới với khi ngủ hoặc thức, run chân tay, đi đứng loạng choạng không vững.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cứ ba người lớn sẽ có một người bị zona
06:02:57 21/11/2024
Thời điểm ăn trứng giúp ngủ ngon, hỗ trợ sức khỏe não bộ
08:34:12 22/11/2024
Nhà khoa học đưa ra độ tuổi nên ngừng uống bia, rượu
06:04:02 21/11/2024
7 dấu hiệu báo động về sức khỏe không nên phớt lờ
09:23:58 21/11/2024
5 lợi ích tuyệt vời khi ăn mật ong hàng ngày vào buổi sáng
18:22:43 21/11/2024
Bất ngờ cách ăn khoai tây để giảm cân ít người biết
08:07:11 21/11/2024
Đứng làm việc nhiều không tốt cho sức khỏe
08:09:21 21/11/2024
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc
17:21:47 21/11/2024

Tin đang nóng

Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024
Con đường sa ngã của cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ
10:11:58 22/11/2024
Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90
11:38:33 22/11/2024
Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao
11:55:13 22/11/2024
Kỳ lạ chiếc ô tô "vắt vẻo" trên cổng nhà ở Đồng Nai, chủ nhà giải thích mới vỡ lẽ nguyên nhân đầy cảm động
11:35:55 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024
Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con
14:03:02 22/11/2024

Tin mới nhất

Việt Nam có loại gia vị ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh

09:41:31 22/11/2024
Một nghiên cứu cụ thể cho thấy nghệ có hiệu quả như ibuprofen - một loại thuốc chống viêm đối với những người bị viêm khớp. Nghệ được biết đến với lợi ích chống oxy hóa và chống viêm, có thể hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh.

Chế độ đi bộ 6-6-6 là gì, có lợi cho sức khỏe như thế nào?

09:33:35 22/11/2024
Các số liệu thống kê cho thấy đi bộ sau bữa ăn vào buổi tối làm giảm lượng đường trong máu nhiều hơn so với đi bộ trước bữa ăn. Thêm vào đó, đi bộ buổi tối có thể là biện pháp thư giãn hiệu quả, giúp suy nghĩ và tâm trí mạch lạc hơn.

Phòng ngừa lão thị sớm bằng các bài tập thể dục cho mắt mỗi ngày

09:27:03 22/11/2024
Thói quen dụi mắt có thể gây kích ứng, khiến các mạch máu dưới da bị tổn thương và dẫn đến quầng thâm. Hành động này kéo dài còn có thể gây ra giác mạc hình chóp, hội chứng khô mắt và bong võng mạc.

Coi chừng ngừng tim, đột quỵ khi chạy bộ

08:19:52 22/11/2024
Nâng cao sức khỏe tinh thần và giảm căng thẳng. Lúc này, cơ thể cũng tiết ra các hormone dopamine giúp tinh thần trở nên phấn chấn hơn và cảm thấy hạnh phúc cũng như nâng cao sức khỏe toàn diện.

Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch

08:13:08 22/11/2024
Theo Quỹ Tim mạch và Đột quỵ Canada, chế độ ăn chay có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện mức cholesterol, cân nặng khỏe mạnh hơn và ít mắc bệnh đái tháo đường type 2 hơn, tất cả đều có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Cách tập thể dục an toàn khi ở ngoài trời

07:31:27 22/11/2024
Nguyên nhân là do việc vận động làm gia tăng lưu lượng máu đến vỏ não trước trán (phần trước của thùy trán ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề và cảm xúc). Lưu lượng máu được tăng cường trong quá trình tập thể dục, có thể giúp tăng...

Ngộ độc củ ấu tàu do chế biến sai cách

07:28:59 22/11/2024
Hay tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) cũng vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân cùng một gia đình vào viện trong tình trạng tụt huyết áp, rối loạn nhịp thất phức tạp do ngộ độc aconitin sau uống 100ml rượu ngâm củ ấu tàu.

Hai thực phẩm vàng phòng chống ung thư, giảm cân cho bữa sáng

07:25:35 22/11/2024
Bên cạnh đó, khoai lang chứa calo thấp hơn nhiều so với cơm nên sau khi ăn sẽ không gây tăng cân. Khoai lang còn chứa một chất giống estrogen, có tác dụng bảo dưỡng làn da, trì hoãn lão hóa.

Ăn nấm rừng, 8 người bị ngộ độc

07:23:08 22/11/2024
Khoảng 14 giờ 30 phút cùng ngày, họ nấu nấm cho 8 người cùng ăn. Sau khi ăn khoảng 1 tiếng, cả 8 người đều có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức, buồn nôn, đau bụng.

Những thực phẩm không ăn cùng với cá kẻo tự 'rước họa vào thân'

09:50:58 21/11/2024
Tránh kết hợp cá với các món ăn nhiều tinh bột như khoai tây, mì ống. Việc kết hợp này không chỉ khiến lượng calo và carbohydrate nạp vào quá cao mà còn làm giảm chỉ số đường huyết của bữa ăn, khiến bạn nhanh đói và tăng cảm giác thèm ă...

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

09:20:33 21/11/2024
Nếu sau hơn 2 tháng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn đau mạn tính, nhức nhối triền miên, ảnh hưởng chức năng vận động trầm trọng.

Bỏng lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như nào?

08:04:53 21/11/2024
Chế độ dinh dưỡng khoa học. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Có thể bạn quan tâm

Kiểm tra cặp của con sau khi đi học về, phụ huynh TP.HCM bàng hoàng phát hiện ra thứ bên trong: Sao lại có thể như thế?

Netizen

15:33:19 22/11/2024
Mới đây, trong một nhóm cộng đồng cho phụ huynh TP.HCM, một người mẹ đã bức xúc chia sẻ câu chuyện mà con gái chị gặp phải ở lớp.

Xịt khoáng gây hại như thế nào cho làn da nếu sử dụng sai cách?

Làm đẹp

15:02:15 22/11/2024
Đây là công dụng đầu tiên và quan trọng nhất của xịt khoáng. Khi làn da cảm thấy khô căng, chỉ cần xịt một lớp sương mỏng, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và làn da được cấp ẩm tức thì.

Gã chồng rút kiếm gây án sau màn ẩu đả của hai người phụ nữ

Pháp luật

14:55:50 22/11/2024
Trước đó, vào tháng 6/ 2023, Đỗ Văn Quyền vay của anh Nguyễn Sỹ Sơn (SN 1997) số tiền 2,5 triệu đồng. Sau mấy hôm, Quyền trả cho anh Sơn được 1 triệu đồng. Anh Sơn nhiều lần đòi nợ số tiền còn lại nhưng Quyền chưa có tiền trả.

Về Thanh Hóa ngắm bình minh trên bãi Đông

Du lịch

14:42:32 22/11/2024
Bãi Đông nằm trên bán đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sở hữu cảnh sắc còn khá hoang sơ. Vào lúc bình minh, bãi Đông như khoác lên mình vẻ đẹp khác lạ, thu hút du khách đến săn ảnh và check-in.

Thần số học thứ 6 ngày 22/11/2024: Số 4 làm điều mới, số 8 khởi nghiệp

Trắc nghiệm

14:38:45 22/11/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 22/11/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 8 rời khỏi vị trí hiện tại, sẵn sàng đối diện với những thay đổi mới.

Những chiếc áo sơ mi, áo thun.... giúp che khuyết điểm bắp tay

Thời trang

14:11:53 22/11/2024
Những chị em đang sở hữu phần vai hay bắp tay to luôn có xu hướng giấu chúng dưới những chiếc váy có phần tay bèo hay nhiều lớp nhưng điều này lại hoàn toàn phản tác dụng .

Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng

Sao châu á

14:05:58 22/11/2024
Theo giáo sư Lim Myung Ho, vì không thể sở hữu những món đồ xa xỉ nên họ thường ngưỡng mộ những người giàu có và trở thành người hâm mộ của họ. Do vậy, khán giả tẩy chay Song Ji A vì họ thấy bị lừa dối.

Vụ ô tô rơi khỏi cầu ở Huế: "Người nhái" và tàu lặn tìm kiếm 2 nạn nhân

Tin nổi bật

13:56:55 22/11/2024
Theo anh Nghĩa, đội của anh đã có kinh nghiệm tìm kiếm cứu hộ trong nhiều năm, tại nhiều tỉnh, thành miền Trung, mới nhất là tại khu vực cầu Đại Lộc (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

WTO: Tác động kép của AI đối với thương mại toàn cầu

Thế giới

13:50:32 22/11/2024
WTO kêu gọi có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết sự phân mảnh trong quy định quản lý này và đảm bảo các lợi ích của AI được phân phối một cách công bằng.

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Sao âu mỹ

12:53:29 22/11/2024
Trò chuyện trong chương trình Good Morning America, Angelina chia sẻ rằng, đối với cô, thiên chức làm mẹ là trọng tâm chính trong cuộc sống, giống như việc ca hát là quan trọng nhất với Maria Callas - nghệ sĩ opera cô thủ vai trong phim...

Tiến Linh khen ngợi Indonesia, sẵn sàng cạnh tranh với Nguyễn Xuân Son

Sao thể thao

12:10:35 22/11/2024
Tiến Linh thừa nhận Indonesia là ứng viên số 1 cho chức vô địch ASEAN Cup 2024, nhưng ĐT Việt Nam sẽ chơi hết khả năng để thể lấy lại vị thế của mình.