Số ca mắc sốt xuất huyết tại Bình Định tăng gấp 3 lần năm ngoái
Bình Định ghi nhận hơn 4.300 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 3.200 ca so với cùng kỳ năm 2021, trong đó 2 huyện nhiều ca nhất là Tây Sơn và Hoài Ân.
Tại tỉnh Bình Định đang tồn tại cả 2 loài véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết là Ae.aegypti và Aedes albopictus, làm tăng khả năng lây truyền bệnh. Dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tăng cao vào đạt đỉnh trong 2 tháng 11 và 12 năm nay.
Từ đầu năm đến nay, ngành Y tế tỉnh Bình Định đã cung cấp gần 1.900 lít hóa chất diệt muỗi và hơn 1.800 lọ hóa chất diệt bọ gậy Abate để phục vụ phòng, chống dịch. Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều ổ dịch, nhiều điểm nguy cơ nên đến nay hóa chất diệt muỗi và diệt bọ gậy đã hết, trong khi việc đấu thầu mua hóa chất đang rất khó khăn.
Ngành Y tế Bình Định phun hóa chất diệt muỗi tại các ổ dịch.
Ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết: “Một trong những giải pháp kiểm soát sốt xuất huyết theo phương châm là không có bọ gậy, không có loăng quăng, không có muỗi vằn thì chúng ta sẽ kiểm soát được sốt xuất huyết. Các địa phương huy động các lực lượng tổ chức các chiến dịch diệt bọ gậy, loăng quăng, diệt muỗi tại nhà, tại vườn, tại cộng đồng. Chúng tôi tiến hành phun hóa chất chủ động hoặc phun hóa chất ở các điểm bùng phát dịch, giám sát để phát hiện xử lý các ổ dịch trong thời gian sớm nhất”.
Video đang HOT
16 người chết, số ca sốt xuất huyết ở TP.HCM tăng mạnh
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, tới nay TP đã có 16 ca tử vong do sốt xuất huyết, số ca bệnh đang tại TP đang tăng mạnh.
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, tính đến sáng 27/7, đã có 16 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng 13 ca so với cùng kỳ năm 2021. Các quận, huyện có người chết vì sốt xuất huyết gồm: Bình Chánh, Bình Tân, Hóc Môn, Thủ Đức, Củ Chi, Gò Vấp, Thủ Đức, cùng các quận 6, 8, 11, 12.
Số ca mắc sốt xuất huyết tích lũy là 32.011 ca (18.196 ca nội trú và 13.815 ca ngoại trú), tăng tới 293,8% so với cùng kỳ năm 2021 (8.128 ca); tăng 122,7% so với cùng kỳ giai đoạn 2016 - 2020 (14.374 ca). TP.HCM luôn chiếm 1/3 số ca mắc ở phía Nam.
Trong năm 2022, số ca mắc sốt xuất huyết theo tuần tăng sớm hơn so với cùng kỳ năm 2021 và trung bình 5 năm (2016 - 2020). Số ca bắt đầu tăng liên tục từ tuần 13 đến nay. Trong đó, số ca nặng là 502 ca, chiếm tỷ lệ 1,57% trong tổng số ca mắc, cao hơn nhiều so với cùng kỳ những năm trước.
Số ca sốt xuất huyết ở TP.HCM tăng mạnh.
Trong năm 2022, 6 quận, huyện có số ca mắc và số ca mắc/100.000 dân cao nhất thành phố là quận 12, Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi, Hóc Môn, Tân Phú. Đặc biệt, huyện Cần Giờ có số ca tuyệt đối ít nhất nhưng tính trên 100.000 dân thì rất cao, đứng thứ 7/22 quận, huyện.
Số ổ dịch tích lũy là 1.888 ổ dịch. Số ổ dịch bắt đầu tăng liên tục từ tuần 16 đến nay. Từ tuần 21 đến nay, số ổ dịch tại thành phố trên 100 ổ dịch/tuần. Các quận, huyện có nhiều ổ dịch là quận 12, Củ Chi, Hóc Môn, Tân Phú.
Dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh, yêu cầu ngành Y tế TP.HCM phải có phương án đối phó chủ động và hiệu quả, lường trước nguy cơ số ca nặng có thể tăng cao.
Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng kế hoạch đảm bảo công tác thu dung, điều trị sốt xuất huyết trên địa bàn TP, theo 3 kịch bản, bao gồm dưới 2.000 ca, từ 2.000 đến 4.000 ca, từ 4.000 - 6.000 ca đang điều trị tại bệnh viện nhằm chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiếp nhận, chăm sóc, điều trị, giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong do sốt xuất huyết.
Căn cứ kịch bản này, TP.HCM đang ở tình huống 2 (mỗi ngày có 300 - 600 ca sốt xuất huyết nhập viện). Sở Y tế TP.HCM đã đề nghị tất cả các bệnh viện được phân công sẵn sàng giường bệnh, nhân sự, thuốc, dịch truyền... để tiếp nhận, điều trị người bệnh.
Để khoanh vùng và xử lý ổ dịch, từ năm 2017, Sở Y tế TP.HCM đã giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) triển khai Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý trong quản lý bệnh sốt xuất huyết tại TP.HCM.
Đến nay 22 trung tâm y tế và 312 trạm y tế đều có tài khoản truy cập hệ thống để tiếp nhận ca bệnh, từ đó điều tra dịch tễ, và khoanh vùng xử lý ổ dịch, đồng thời theo dõi diễn tiến ổ dịch.
Phun hóa chất diệt muỗi là một trong hai biện pháp chủ yếu để phòng dịch sốt xuất huyết.
Theo Sở Y tế TP.HCM, cử lý ổ dịch sốt xuất huyết gồm hai biện pháp diệt lăng quăng và phun hóa chất diệt muỗi. Hai biện pháp này phải thực hiện song song và bổ sung cho nhau để đạt hiệu quả chống dịch. Tuy nhiên trên thực tế việc diệt lăng quăng chưa được thực hiện triệt để ở cả trong dân cư và trong các cơ quan, tổ chức.
Qua kết quả kiểm tra thực tế của HCDC, gần 20% hộ dân vẫn có lăng quăng trong nhà, tỷ lệ có lăng quăng ở các địa điểm có người quản lý và địa điểm không có người quản lý trực tiếp xấp xỉ 50%.
Điều này cho thấy một bộ phận người dân và cả các cơ quan tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức đến công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Trên cơ sở thực tế phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn, Sở Y tế TP.HCM đề xuất các sở, ban, ngành chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện nhiều biện pháp như vệ sinh diệt muỗi, diệt lăng quăng ngay tại cơ quan, ngay nơi làm việc, đẩy mạnh tuyên truyền... cũng như xử lý nghiêm các vi phạm hành chính trong phòng, chống sốt xuất huyết.
Hà Nội chạm ngưỡng 10.000 ca mắc sốt xuất huyết, giải pháp nào 'hạ nhiệt' dịch? Hai tuần trở lại đây, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng nhanh, trung bình hơn 1.200 ca/tuần, tích lũy từ đầu năm thành phố ghi nhận gần 9.800 ca mắc. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện với số ca mắc ghi nhận tại các huyện ngoại thành chiếm 58,1%, nội thành chiếm 41,9%. Dự báo đỉnh dịch...