Số ca mắc COVID-19 tại Campuchia lại tăng ba chữ số trong một ngày
Sau hai ngày tạm lắng với số ca mới chỉ tăng thêm vài chục, Bộ Y tế Campuchia sáng 30/3 thông báo số ca mắc mới COVID-19 tăng trở lại ba chữ số trong một ngày, trong đó số ca lây nhiễm cộng đồng nhiều nhất là ở thủ đô Phnom Penh.
Bộ Y tế Campuchia cho biết trong 105 ca mới phát hiện có một ca nhập cảnh, còn lại 104 ca lây nhiễm cộng đồng từ “sự cố ngày 20/2″. Các ca mới là người Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam ở các tỉnh, thành gồm Phnom Penh (46 ca), Sihanoukville (34 ca), Svay Rieng (20 ca), Prey Veng (1 ca), Kampong Cham (2 ca) và Tbong Khmum (1 ca). Hôm nay có 4 người khỏi bệnh.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Như vậy tính đến sáng 30/3, Campuchia ghi nhận tổng cộng 2.378 ca mắc COVID-19, trong đó 11 người đã tử vong.
Hôm 29/3, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã công bố kế hoạch phân bổ một triệu liều vaccine để tiêm phòng cho 500.000 người trong tháng tới. Mục tiêu mà Chính phủ Campuchia hướng tới là tiêm phòng COVID-19 cho một triệu người mỗi tháng và ông Hun Sen đề nghị các quan chức chính phủ tích cực làm việc để hoàn thành mục tiêu này.
Trong thông điệp chia sẻ trên trang Facebook chính thức, Thủ tướng Hun Sen cho biết lô vaccine của hãng Sinovac đã tới Campuchia và chính quyền trung ương sẽ cử các bác sĩ đến để hỗ trợ việc triển khai tiêm chủng tại nhiều khu vực của đất nước nhằm đẩy nhanh quá trình tiêm chủng.
Kế hoạch đẩy nhanh tiêm phòng vaccine COVID-19 được đưa ra sau khi lô hàng 1,5 triệu liều vaccine của Sinovac đặt mua của Trung Quốc đã đến Sân bay quốc tế Phnom Penh ngày 26/3 vừa qua. Vào ngày 31/3 tới, Campuchia dự kiến nhận thêm 700.000 liều vaccine của Sinopharm là quà tặng của Chính phủ Trung Quốc cho Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế Campuchia.
Trong báo cáo công bố vào tháng 3/2021, Bộ phận châu Á-Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ghi nhận sáng kiến của Campuchia về đào tạo nghề cho người dân, hỗ trợ tiền mặt cho các hộ gia đình nghèo là những biện pháp ứng phó mạnh mẽ với đại dịch COVID-19.
IMF cho rằng Campuchia, dù với xuất phát điểm là hầu như không có những cơ chế phúc lợi-bảo hiểm xã hội, nhưng đã áp dụng một hệ thống nhằm xác định những người thuộc diện nghèo để phân phối tiền mặt.
Thông báo mới đây của Bộ Các vấn đề xã hội Campuchia cho biết chính phủ đã giải ngân khoảng 291 triệu USD cứu trợ tới 692.092 hộ gia đình nghèo bị tổn thương trong giai đoạn dịch COVID-19. Mỗi hộ nghèo trong chương trình nói trên được trợ cấp 30 USD/tháng.
Khoảng 2,7 triệu người Campuchia đã được hưởng lợi từ chương trình cứu trợ tiền mặt này, trong đó có 341.915 người trên 60 tuổi; 59.962 người tàn tật; 1.973 bệnh nhân HIV và 187.520 trẻ em dưới 5 tuổi.
Video đang HOT
Bộ Kinh tế-Tài chính Campuchia cũng vừa công bố khởi động Bảo lãnh tín dụng phục hồi kinh doanh (BRGS) trị giá 200 triệu USD nhằm hỗ trợ cho các đối tượng, trong đó có những doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa, cũng như doanh nghiệp lớn để tiếp cận các khoản vay từ Công ty bảo lãnh tín dụng Campuchia (CGCC).
CGCC là công ty nhà nước đầu tiên của Campuchia hoạt động trong lĩnh vực bảo lãnh tín dụng, được thành lập theo sắc lệnh của Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trụ lại và hồi phục kinh doanh trong giai đoạn đại dịch COVID-19.
Chương trình BRGS trong giai đoạn đầu sẽ đóng góp 200 triệu USD vốn cho vay thông qua nhiều ngân hàng của Campuchia như ACLEDA Bank, Asia Pacific Development Bank, AMK MFI, Cambodia Post Bank, Canadia Bank, Phillip Bank và Prince Bank.
COVID-19 tại ASEAN hết 29/3: Toàn khối trên 58.400 ca tử vong; Philippines phong tỏa thủ đô Manila
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 29/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 16.089 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 58.400 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia ngày 2/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 4 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Campuchia.
Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như ca tử vong mới cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" sau nhiều tháng dịch bùng phát đã thấy xu thế hạ nhiệt, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm so với mấy ngày trước. Dù vậy, trong 24 giờ qua, Indonesia vẫn là quốc gia có số ca tử vong mới COVID-19 cao thứ hai ở châu Á, sau Ấn Độ.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều gấp đôi Indonesia và cao nhất trong số các nước Đông Nam Á, song số ca tử vong lại giảm mạnh so với các ngày trước.
Nhân viên y tế và xe cứu thương được huy động để chuyển bệnh nhân COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia ngày 19/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia. Campuchia có một ngày ghi nhận thêm một ca tử vong mới.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch COVID-19 tại nước này.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 29/3 ghi nhận thêm 39 ca bệnh mới.
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có 29 bệnh nhân mới trong ngày 29/3. "Sự cố cộng đồng" mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 58.406 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 154 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.812.986 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.490.556 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 8 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ còn Brunei và Lào không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào (Myanmar không công bố số liệu).
Diễn biến dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 29/3:
Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi Indonesia 1,501,093 5,008 40,581 132 1,336,818 Philippines 731,894 10,016 13,186 16 603,213 Malaysia 342,885 941 1,260 5 327,406 Myanmar 142,385 3,206 131,789 Singapore 60,321 21 30 60,131 Thái Lan 28,773 39 94 27,313 Việt Nam 2,594 3 35 2,308 Campuchia 2,273 40 11 1 1,172 Timor-Leste 512 21 170 Brunei 207 3 191 Lào 49 45
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 20/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Từ ngày 29/3, vùng thủ đô Metro Manila - trung tâm kinh tế của Philippines - và 4 tỉnh phụ cận bắt đầu thực hiện lệnh phong tỏa để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại địa phương này khi số ca nhiễm mới liên tục tăng.
Cụ thể, hơn 24 triệu người sống tại vùng thủ đô Metro Manila phải ở trong nhà, ngoại trừ những người làm việc trong các ngành thiết yếu. Các buổi lễ tại nhà thờ và hoạt động tập trung đông người đều bị cấm.
Lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 18h đến 5h sáng hôm sau và giảm tối đa hoạt động giao thông công cộng. Chỉ các siêu thị, cửa hàng thuốc và cơ sở kinh doanh hàng thiết yếu được phép hoạt động. Hoạt động tập thể dục ngoài trời cũng bị cấm.
Lực lượng cảnh sát đã triển khai nhiều chốt kiểm tra trên đường phố thủ đô Manila để đảm bảo người dân thực hiện nghiêm chỉnh lệnh phong tỏa.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 20/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Bộ Y tế Philippines cảnh báo lệnh phong tỏa có thể kéo dài nếu số ca nhiễm mới không giảm. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Delfin Lorenzana, người đứng đầu cơ quan xử lý dịch bệnh COVID-19, khẳng định để ngỏ mọi phương án. Theo giới chức y tế Philippines, sự lây lan của các biến thể SARS-CoV-2 là nguyên nhân khiến số ca nhiễm mới tại nước này liên tục tăng và đến nay, tổng số bệnh nhân COVID-19 tại nước này đã lên tới hơn 720.000 ca.
Trước đó, Philippines từng áp đặt lệnh phong tỏa trong nhiều tháng, khiến hàng triệu người mất việc làm và nhiều gia đình rơi vào cảnh khốn khó. Lệnh phong tỏa lần này ảnh hưởng đến 20% dân số nước này - tương đương với hơn 24 triệu người - và 50% hoạt động sản xuất kinh tế của cả nước.
Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, ông Harry Roque nêu rõ tái áp đặt lệnh phong tỏa có thể gây ra nhiều hậu quả và đây là một quyết định rất khó khăn với chính phủ. Theo Bộ Ngân sách quốc gia, chính phủ sẽ có hình thức hỗ trợ cho gần 23 triệu người chịu ảnh hưởng của lệnh phong tỏa.
Người dân chờ được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia ngày 10/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau nhiều ngày số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tăng ở mức hơn 100 ca mỗi ngày, sáng 29/3, Bộ Y tế Campuchia xác nhận tại nước này hiện chỉ có 40 ca mắc mới COVID-19 và có 6 người khỏi bệnh.
Báo Khmer Times ngày 29/3 dẫn nguồn Bộ Y tế Campuchia cho hay trong số ca mắc mới trên (gồm 36 người Campuchia và 4 người Trung Quốc) đều liên quan đến "sự cố cộng đồng ngày 29/3", thủ đô Phnom Penh có thêm nhiều bệnh nhân COVID-19 nhất với 29 ca, số còn lại được phát hiện ở các tỉnh Koh Kong (6 ca), Svay Rieng, Siem Reap, Tboung Khmum, Takeo và Kampot (mỗi tỉnh một ca).
Trong khi đó, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen cùng ngày cho hay quốc gia Đông Nam Á này đã đặt mục tiêu cung cấp mỗi tháng một triệu mũi vaccine ngừa COVID-19 cho người dân.
Thủ tướng Hun Sen nêu rõ "theo kế hoạch, chúng tôi đặt mục tiêu cung cấp ít nhất một triệu liều vaccine mỗi tháng cho người dân trong nước vì sẽ có thêm các lô vaccine mà chúng tôi đặt mua và được tặng, được chuyển đến đất nước". Cũng theo ông Hunsen, chính quyền trung ương sẽ cử các bác sĩ đến để hỗ trợ việc triển khai tiêm chủng tại nhiều khu vực của đất nước nhằm đẩy nhanh quá trình tiêm chủng.
Động thái trên diễn ra sau khi một lô vaccine ngừa COVID-19 mới mà Campuchia mua của công ty dược phẩm Sinovac Biotech (Trung Quốc) được chuyển tới nước này vào ngày 26/3 vừa qua.
COVID-19 tại ASEAN hết 28/3: Nhiều trẻ Campuchia mắc bệnh; dịch tại Philippines diễn biến nguy hiểm Ngày 28/3, các nước ASEAN đã ghi nhận trên 15.000 ca mắc mới và 103 ca tử vong. Campuchia tiếp tục ghi nhận hàng chục ca lây nhiễm cộng đồng, trong đó có nhiều trẻ em từ 18 tháng đến 15 tuổi. Philippines có ngày thứ ba liên tiếp trên 9.000 ca mắc mới. Nhân viên y tế và xe cứu thương được...