Số ca mắc COVID-19 ở Sơn La có xu hướng giảm, gần 43.000 F0 đang điều trị tại nhà
Tỉnh Sơn La đang cố gắng từng bước để sớm kiểm soát tình hình dịch bệnh sau khi số ca mắc COVID-19 vượt 100.000.
Trong quá trình xét nghiệm phục vụ công tác giám sát dịch COVID-19 trên địa bàn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La ghi nhận thêm 4.198 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trong sáng hôm qua (17/3), địa phương này công bố 3.699 F0 – giảm nhiều so với những ngày trước đó từ 4.500 ca đến 5.000 ca/ngày.
Luỹ kế từ ngày 1/1/2022 đến nay, Sơn La có 101.273 ca mắc COVID-19; trong đó có 57.445 ca khỏi bệnh, 8 ca tử vong. Hiện toàn tỉnh có 42.908 F0 đang cách ly, điều trị tại nhà.
Toàn tỉnh Sơn La có 42.908 F0 đang cách ly, điều trị tại nhà. Ảnh: CDC Sơn La
Đảm bảo an toàn, hiệu quả trong công tác điều trị, theo dõi F0 tại nhà, Sở Y tế tỉnh Sơn La khuyến cáo người dân hãy sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua, sử dụng thuốc một số loại thuốc điều trị COVID-19 trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường, thuốc bán trên mạng không rõ nguồn gốc. Quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn, xử trí kịp thời.
Bên cạnh đó qua khảo sát, nhiều F0 sau khi khỏi bệnh có xuất hiện các biểu hiện như mệt mỏi kéo dài, đau đầu, ho, khó thở, rối loạn tâm lý… Nhiều người lo lắng về nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cũng như mắc các triệu chứng hậu COVID-19 nên đã “truyền tai” nhau tự mua các loại thuốc kháng sinh.
Video đang HOT
Khám sức khoẻ cho người dân ở Sơn La.
Theo bác sĩ Đỗ Thu Thảo, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, nên người dân tuyệt đối không tự ý mua thuốc theo kinh nghiệm hay theo quảng cáo trên mạng, chỉ nên mua thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Căn cứ vào triệu chứng cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn và kê đơn các loại thuốc phù hợp. Các triệu chứng nhẹ hầu hết tự khỏi khi bệnh nhân nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng phù hợp với thể lực, có chế độ ăn đủ và cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với người già, người có bệnh nền khi có dấu hiệu mệt mỏi, khó thở kéo dài thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Để hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh gặp các di chứng sau khi nhiễm COVID-19, từ tháng 3, Sở Y tế Sơn La đã chỉ đạo các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, trung tâm y tế và trạm y tế các xã, phường, thị trấn tổ chức các hoạt động tư vấn, khám cho người dân khi có nhu cầu. Hiện, các cơ sở y tế đã thông báo thời gian khám, tư vấn và công bố số điện thoại của các y, bác sĩ. Căn cứ vào đặc điểm lâm sàng của từng người sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp để cải thiện sức khỏe.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi từng bước, thận trọng, đặt an toàn lên hàng đầu
Bộ Y tế cho biết đang tích cực chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi và sẽ triển khai theo khuyến cáo về mặt khoa học bảo đảm an toàn, hiệu quả, thận trọng từng bước và đặt an toàn lên hàng đầu.
Trả lời báo chí dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần về vấn đề tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã rất thận trọng, đánh giá một cách toàn diện, khoa học và khách quan.
Bộ Y tế trao đổi chặt chẽ và thường xuyên tham khảo ý kiến với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với các nhà khoa học và tham khảo kinh nghiệm triển khai của các nước trên thế giới. Cho đến nay WHO đã chính thức cấp phép cho vaccine phòng COVID-19 của Pfizer được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Bộ Y tế cho biết đang tích cực chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 -11 tuổi và sẽ triển khai theo khuyến cáo về mặt khoa học bảo đảm an toàn, hiệu quả. Ảnh minh hoạ.
"Chúng tôi cũng tham khảo kinh nghiệm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện nay có hơn 37 quốc gia đã có kế hoạch và đã triển khai, có quốc gia tiêm cho toàn bộ trẻ, có quốc gia tiêm cho những trẻ nguy cơ cao", Bộ trưởng nói.
Đồng thời Bộ cũng theo sát thông tin vaccine nào được tiêm cho trẻ trong độ tuổi này, những phản ứng nào có thể xảy ra...
Bộ Y tế cũng đã báo cáo với các cấp có thẩm quyền, với Chính phủ để mua vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Bộ Y tế đang đàm phán với các hãng để có thể cung ứng vaccine này.
"Khi có vaccine này, chúng ta sẽ triển khai tiêm từng bước thận trọng chắc chắn, đảm bảo vấn đề an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu, trước hết và trên hết"- Bộ trưởng nói.
Cũng theo Bộ trưởng, việc tiêm vaccine vẫn thực hiện theo chương trình cũ. Việc tiêm vaccine không phải là bắt buộc nhưng ngành y tế khuyến khích với tất cả người dân. Đa phần các trường hợp tử vong thời gian qua- khoảng 80% là do không tiêm vaccine, không tiêm đủ mũi. Đây là điều rất đáng tiếc, phần lớn tử vong ở lứa tuổi cao, có bệnh nền.
Vì thế, hiện nay, để bảo vệ nhóm đối tượng này, các địa phương đang thực hiện chiến lược "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tiêm vaccine cho người dân, nhất là người cao tuổi, có bệnh nền.
Trước đó, Bộ Y tế đã đề xuất Chính phủ cho phép mua 21,9 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioTech để có thể triển khai tiêm và chấp nhận có thể dư thừa vaccine.
Tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2022, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi, quyết tâm mở cửa trường học an toàn trong thời gian sớm nhất...
Việt Nam đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi từ tháng 11/2021, vaccine tiêm là Pfizer. Công tác tiêm chủng cho trẻ chủ yếu được triển khai tại các nhà trường.
Thông kê đến ngày 1/2/2022, số liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.247.706 liều, trong đó mũi 1 là 8.446.380 liều; mũi 2 là 7.801.326 liều.
37/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80-dưới 90% gồm: Hải Phòng, Bắc Giang, Phú Thọ, Hải Dương, Nghệ An, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang.
10/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 23% - dưới 80% gồm: Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bình Dương.
Chiều 13/11: Cả nước đã tiêm gần 98 triệu liều vaccine phòng COVID-19; nhiều tỉnh ghi nhận F0 trong cộng đồng Cập nhật đến 13h ngày 13/11, cả nước đã tiêm được gần 98 triệu liều vaccine phòng COVID-19; 16 tỉnh đã tiêm cho trẻ em; nhiều tỉnh ghi nhận F0 trong cộng đồng; Đánh giá cấp độ dịch COVID-19 mới nhất của Bình Dương. 16 tỉnh, thành đã tiêm gần 1,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em Cập nhật đến 13h...