Số ca mắc COVID-19 ở Hàn Quốc tăng lên mức cao nhất
Phóng viên TTXVN tại Seoul đưa tin số ca mắc mới COVID-19 ở Hàn Quốc ngày 25/1 dự kiến được ghi nhận ở mức 9.000.
Đây là con số cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Hàn Quốc.
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 21/1/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo cơ quan kiểm dịch và chính quyền địa phương, số ca mắc mới COVID-19 được xác nhận tính từ 00h00 đến 21h ngày 24/1 (theo giờ địa phương) là 7.700, gần với mức cao nhất trước đó là 7.848 ca hôm 15/12/2021. Tính đến 00h00 ngày 25/1, số ca bệnh mới ước tính sẽ vượt quá 8.000, cao gấp đôi so với 4.070 ca của một tuần trước đó (ngày 18/1).
Hàn Quốc đã xác nhận Omicron trở thành biến thể lây nhiễm chính ở nước này và dự báo sẽ có một làn sóng bùng phát dịch bệnh mới khi thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán đang đến gần. Ủy ban phòng chống tai nạn và quản lý an toàn trung ương Hàn Quốc ngày 24/1 cho biết tỷ lệ nhiễm biến thể Omicron ở nước này tính đến tuần thứ ba của tháng 1/2022 là 50,3%. Số ca nhiễm Omicron tăng mạnh chủ yếu ở tỉnh Gyeonggi và vùng Honam (bao gồm thành phố Gwangju, tỉnh Nam và Bắc Jeolla).
Video đang HOT
Cũng liên quan đến đại dịch COVID-19, Hàn Quốc đang xem xét thay đổi quy trình tổ chức tang lễ cho những bệnh nhân tử vong vì COVID-19, cho phép gia quyến có cơ hội nhìn mặt người thân lần cuối theo phong tục.
Thông tin cho biết Ủy ban phòng chống tai nạn và quản lý an toàn Trung ương Hàn Quốc hôm 21/1 đã tổ chức cuộc họp bàn để thảo luận nội dung sửa đổi “Quy định về các phương pháp và thủ tục an táng đối với những người tử vong do COVID-19″ để gia đình của bệnh nhân xấu số được tổ chức tang lễ và sau đó mới hỏa táng. Dự kiến, thông báo chính thức sẽ được công bố vào ngày 26/1 tới đây.
Cùng với việc thay đổi quy định về tổ chức tang lễ cho những bệnh nhân tử vong vì COVID-19, Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ đồng thời ban hành các quy định kiểm dịch chi tiết để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm, cũng như hướng dẫn các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho các cơ sở tổ chức tang lễ và những người tham dự.
Hiện nay, Hàn Quốc vẫn áp dụng Quy định “hỏa táng trước, tang lễ sau” từ thời kỳ đầu bùng phát dịch COVID-19 do lo ngại nguy cơ lây nhiễm bệnh tật qua cơ thể của người đã khuất. Ở thời điểm đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo áp dụng phương pháp này do xét thấy có khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 khi tiếp xúc với cơ thể của bệnh nhân tử vong vì COVID-19. Tuy nhiên, sau 2 năm, các cơ quan chức năng Hàn Quốc khẳng định chưa có bất kỳ báo cáo nào ở cả trong và ngoài nước về trường hợp lây nhiễm bệnh tật qua cơ thể của người đã khuất.
Mỹ sẽ chia sẻ thêm hàng chục triệu liều vaccine Covid-19
Nhà Trắng tuyên bố sẽ chia sẻ thêm hàng chục triệu liều vaccine Covid-19 cho thế giới vào mùa hè này, ngoài 80 triệu liều đã cam kết.
"Giống như chiến dịch tiêm chủng cho người Mỹ sẽ không ngừng lại sau ngày 4/7, lượng vaccine Covid-19 chúng tôi chia sẻ cho thế giới không dừng lại ở 80 triệu liều. Chúng tôi sẽ tiếp tục tặng thêm hàng chục triệu liều vào mùa hè này, khi nước Mỹ dẫn đầu cuộc chiến chấm dứt đại dịch toàn cầu", điều phối viên nhóm ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng Jeffrey Zients cho biết hôm 1/7.
Truyền thông Mỹ nhận định việc chia sẻ thêm hàng chục triệu liều vaccine Covid-19 là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden để khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ trên trường quốc tế. Đây cũng được xem như đối trọng với nỗ lực ngoại giao vaccine của Nga, Trung.
Điều phối viên nhóm ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng Jeffrey Zients (trái) và Tổng thống Joe Biden trong một cuộc họp báo ở Delaware hồi tháng 12/2020. Ảnh: Reuters.
Mỹ đã cam kết chia sẻ 80 triệu liều vaccine Covid-19 cho thế giới, trong đó 75% được phân phối qua cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và 25% được tặng trực tiếp cho các nước có nhu cầu. Theo kế hoạch phân phối vaccine của Mỹ, Việt Nam đều thuộc hai diện này.
Trong cuộc điện đàm hôm qua với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cam kết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam và các nước sớm tiếp nhận nguồn vaccine để đẩy lùi đại dịch Covid-19. Ông cũng khẳng định Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân hai nước.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken từng thông báo Washington sẽ hoàn tất việc chia sẻ 80 triệu liều vaccine Covid-19 dư thừa cho thế giới vào cuối tháng này. Tuy nhiên, mục tiêu này khó có thể hoàn thành khi Mỹ đang chậm chuyển vaccine cho các nước vì vấp phải một số rào cản như các điều khoản miễn trừ và khâu hậu cần.
Điều phối viên Zients cho biết cuối tuần này Mỹ sẽ gửi khoảng 40 triệu liều vacicne Covid-19 tới Hàn Quốc, Mexico, Canada, Brazil, Đài Loan và một số nơi khác. Zients nói thêm phần còn lại của lô vaccine 80 triệu liều sẽ nhanh chóng được chuyển đi trong những tuần tới.
Vaccine Covid-19 mà Mỹ chia sẻ cho thế giới là ba loại vaccine được nước này cấp phép sử dụng gồm Pfizer, Moderna và Johnson&Johnson.
Tính tới ngày 30/6, ít nhất 66,5% người Mỹ đã được tiêm một liều vaccine Covid-19 và 57,4% được tiêm chủng đầy đủ. Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 34,5 triệu ca nhiễm và hơn 620.000 ca tử vong do nCoV.
Ca tử vong do Covid-19 Thái Lan tăng kỷ lục Thái Lan ghi nhận ca tử vong hàng ngày cao nhất từ khi đại dịch bùng phát, trong lúc nước này mở lại hoạt động du lịch ở Phuket. Nhóm chuyên trách Covid-19 Thái Lan hôm nay ghi nhận thêm 5.533 ca nhiễm và 57 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 264.834 và 2.080. Đây...