Số ca mắc COVID-19 ở châu Phi tăng 30% trong làn sóng dịch thứ hai
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng số các ca mắc bệnh COVID-19 tại châu Phi đã tăng 30% khi làn sóng thứ hai của dịch bệnh đang hoành hành tại các nước này hồi năm ngoái và các chính phủ có phần lơ là biện pháp phòng ngừa hơn so với làn sóng dịch bệnh đầu tiên.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một nhân viên y tế tại Khartoum, Sudan. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một báo cáo đăng trên tạp chí y khoa The Lancet, các nhà nghiên cứu cho biết việc nới lỏng các hạn chế để phòng ngừa dịch bệnh như điều chỉnh khoảng cách tiếp xúc an toàn và thời gian áp đặt lệnh phong tỏa có thể làm gia tăng số ca tử vong trong đợt làn sóng dịch bệnh thứ hai.
Nghiên cứu đã xem xét các trường hợp mắc bệnh, tử vong và phục hồi sau khi mắc COVID-19 cũng như dữ liệu xét nghiệm được tiến hành tại 55 quốc gia thành viên Liên minh châu Phi (AU) từ ngày 14/2 đến tháng 31/12/2020, đồng thời phân tích về các biện pháp phòng dịch như đóng cửa các trường học và hạn chế đi lại dựa trên những dữ liệu công khai.
Video đang HOT
Ở thời điểm cuối năm 2020, châu Phi đã ghi nhận gần 2,8 triệu ca mắc COVID-19 (chiếm 3% tổng số ca COVID-19 trên toàn cầu) và chỉ có trên 65.000 ca tử vong. Trong làn sóng dịch đầu tiên, số ca nhiễm mới ghi nhận theo ngày của châu lục này ở mức trung bình là 18.273 ca. Trong đợt bùng phát thứ hai, con số này là 27.790 ca/ngày (tăng 30% so với đợt đầu).
Trong số 38 quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong làn sóng thứ hai của dịch COVID-19, các nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 50% các biện pháp hạn chế được áp dụng so với trong đợt bùng phát dịch đầu tiên.
Chuyên gia Justin Maeda thuộc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết: “Bản phân tích toàn diện đầu tiên về đại dịch ở châu Phi đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết sâu hơn về tác động của dịch COVID-19 đối với toàn bộ lục địa. Hiểu rõ hơn về những thách thức đặt ra ở cấp quốc gia, khu vực và lục địa là điều cần thiết để triển khai những nỗ lực liên tục, nhằm giải quyết các đợt bùng phát hiện tại và những đợt lây nhiễm trong tương lai”.
Theo các nhà nghiên cứu, nhiều khả năng các biến thể mới đã khiến số các trường hợp mắc COVID-19 gia tăng đột biến trong làn sóng thứ hai của dịch bệnh tại lục địa này. Tính theo tỷ lệ dân số, Cape Verde là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất châu Phi, theo đó tỷ lệ là 1.973 bệnh nhân/100.000 người dân, tiếp đến là Nam Phi (tỷ lệ 1.819/100.000 người) và Libya (1. 526/100.000 người). Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do COVID-19 tại châu Phi không cao hơn so với mức trung bình toàn cầu.
Giám đốc CDC châu Phi – ông John Nkengasong nêu rõ nghiên cứu trên đã cho thấy “nhu cầu cấp thiết phải tăng cường năng lực xét nghiệm và khôi phục các chiến dịch y tế cộng đồng” tại lục địa này.
Tấn công vũ trang ở CHDC Congo và Niger
Ngày 24/3, các nguồn tin địa phương cho biết ít nhất 17 người đã thiệt mạng trong 24 giờ qua trong các cuộc tấn công nghi do Lực lượng vũ trang đồng minh dân chủ (ADF) ở miền Đông Cộng hòa dân chủ (CHDC) Congo thực hiện.
Binh sĩ quân đội CHDC Congo tuần tra tại làng Manzalaho gần Beni sau vụ tấn công của phiến quân ngày 18/2/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, một quan chức của vùng Beni thuộc tỉnh Bắc Kivu (miền Đông) cho hay các tay súng ADF đã thực hiện các vụ tấn công nhằm vào làng Samboko, Tchani-Tchani và Kapoka ngày 23/3, sát hại 12 người bằng dao và bắt cóc một số người khác. Một nguồn tin khác lại cho biết đã có 15 người đã thiệt mạng trong các vụ bạo lực, bao gồm một binh sĩ. Binh sĩ này đã tham gia chiến dịch giải cứu con tin, giúp giải thoát 10 con tin.
Trong khi đó, theo Hiệp hội Lái xe Congo (ACCO), một cuộc phục kích đã xảy ra ngày 24/3 trên tuyến đường Kasindi đông dân cư ở khu vực giáp biên giới với Uganda, khiến 2 phương tiện bị đốt cháy và 5 người thiệt mạng.
Ngoài ra, trong một tuyên bố đăng trên trang tuyên truyền của mình, tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã lên tiếng nhận thực hiện 2 vụ tấn công nhằm vào 2 cơ sở quân sự của CHDC Congo tại một số ngôi làng thuộc khu vực Rwenzori, phía Đông Nam của Beni, khiến 3 binh sĩ CHDC Congo thiệt mạng. Phía quân đội chính phủ chưa bình luận về thông tin này.
ADF là nhóm phiến quân Hồi giáo, được thành lập năm 1990 tại Uganda. Nhóm này đã mở rộng hoạt động sang miền Đông CHDC Congo từ thập niên 1990. Phiến quân ADF bị cáo buộc sát hại hàng trăm dân thường ở Bắc Kivu và Ituri để trả đũa cho các chiến dịch truy quét của quân đội CHDC Congo vào cuối năm 2019. Từ tháng 11/2019 đến nay đã có hơn 1.200 người dân bị sát hại tại vùng Beni ở Bắc Kivu. Vào ngày 11/3 vừa qua, Mỹ đã liệt nhóm này vào danh sách các nhóm khủng bố có liên hệ với IS.
* Cùng ngày, nguồn tin an ninh cấp cao cho biết ít nhất 10 người đã thiệt mạng trong các vụ tấn công nhằm vào 2 ngôi làng ở khu vực Tillaberi, Tây Nam Niger. Nguồn tin trên cho hay một nhóm vũ trang đã châm lửa thiêu rụi 1 trường học, sát hại 3 người tại làng Zibane và 7 người ở làng Gabado. Nhiều khả năng số người thiệt mạng còn tiếp tục tăng. Hiện chưa rõ nhóm vũ trang nào thực hiện vụ bạo lực này.
Tillaberi nằm trong khu vực ngã ba biên giới của Niger, Burkina Faso và Mali, một điểm nóng về an ninh, thường xuyên xảy ra các vụ tấn công khiến nhiều dân thường thiệt mạng. Trước đó, ngày 21/3, nhiều tay súng đã thực hiện các vụ bạo lực nhằm vào nhiều ngôi làng ở Tây Nam Niger, làm 137 người thiệt mạng.
Niger là một phần trong liên minh các quốc gia Sahel, được Pháp hậu thuẫn, đang chiến đấu với các nhóm thánh chiến, trong đó có nhòm Nhà nước Hồi giáo khu vực Tây Phi (ISWAP), là một chi nhánh của Boko Haram có liên kết với IS tự xưng. Từ đầu năm 2020 đến nay, lực lượng quân đội Pháp đã phối hợp với quân đội địa phương đẩy mạnh các hoạt động quân sự tại khu vực này sau khi xảy ra các vụ tấn công nhằm vào doanh trại liên quân khiến nhiều binh sĩ thiệt mạng.
Ít nhất 137 người thiệt mạng trong vụ thảm sát tại Tahoua, Niger Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 22/3, Chính phủ Niger cho biết ít nhất 137 người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát do các tay súng được cho là phần tử thánh chiến thực hiện nhằm vào các ngôi làng ở vùng Tahoua, miền Tây nước này trong ngày 21/3. Binh sĩ Niger điều tra tại hiện trường vụ đánh...