Số ca F0 liên tục leo thang, Hà Nội hỏa tốc chỉ đạo “nóng”
Trong bối cảnh số ca F0 mỗi ngày liên tục tăng cao, Hà Nội yêu cầu đẩy mạnh tiêm chủng; tăng cường nhân lực cho y tế cơ sở và triển khai kế hoạch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ.
Chỉ đạo nêu trên thể hiện trong Công điện số 01/CĐ-UBND về việc tăng cường các biện pháp thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 được Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký ban hành ngày 18/2.
Nội dung công điện nêu rõ, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, số ca mắc trên cả nước nói chung và thành phố nói riêng có xu hướng liên tục tăng. Biến chủng Omicron đã ghi nhận tại nhiều địa phương trên cả nước, là nguy cơ lây lan nhanh dịch bệnh… Theo nhận định, tình hình ngành y tế trong thời gian tới căng thẳng khi số ca mắc Covid-19 trên địa bàn Hà Nội sẽ còn gia tăng.
Trong bối cảnh số ca F0 mỗi ngày liên tục tăng cao, Hà Nội yêu cầu đẩy mạnh công tác tiêm chủng và triển khai kế hoạch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ (Ảnh minh họa).
Vì vậy, UBND TP Hà Nội yêu cầu các tổ chức, cơ quan liên quan tuyệt đối không chủ quan, lơ là; tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch theo ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách, đặc biệt tập trung vào các khu vực đông người và các cơ sở dịch vụ, di tích, danh lam thắng cảnh, cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn.
Đối với Sở Y tế, thành phố yêu cầu tiếp tục phối hợp với các địa phương tổ chức chiến dịch tiêm chủng; đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hoàn thành trong Quý I/2022; tập trung đảm bảo giường bệnh điều trị tầng 2, tầng 3 nhằm giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng; tăng cường các biện pháp giảm tỷ lệ tử vong…
Đồng thời, Sở Y tế cần khẩn trương triển khai kế hoạch quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 trên địa bàn; hoàn thiện phương án tăng cường nhân lực hỗ trợ cho y tế cấp xã, phường, thị trấn theo diễn biến dịch bệnh để tránh bị quá tải.
Hà Nội giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xây dựng phương án, hướng dẫn xét nghiệm sàng lọc trong trường học; chỉ đạo việc triển khai đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các nhà trường…
Đối với các quận, huyện, thị xã, Hà Nội yêu cầu tổ chức rà soát, lập danh sách, thống kê người thuộc nhóm nguy cơ cao; khẩn trương triển khai Kế hoạch quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 trên địa bàn; chủ động trong công tác dự trù, mua sắm thuốc, vật tư tiêu hao, kit xét nghiệm… để đáp ứng công tác phòng chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”; tổ chức xét nghiệm sàng lọc tại các trường học theo hướng dẫn của ngành Giáo dục và Đào tạo, Y tế.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các quận, huyện, thị xã cần tăng cường kiểm tra, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh tại các khu di tích, danh thắng, các cơ quan, đơn vị, cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn…
Diễn biến dịch Covid-19 ở Hà Nội năm 2022 được dự báo thế nào?
Biến chủng Omicron đã xuất hiện trong bối cảnh Hà Nội ghi nhận gần 2.000 ca F0 mỗi ngày khiến chuyên gia y tế nhận định, tình hình dịch bệnh trên địa bàn vào năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp.
Trong năm 2021, "làn sóng" dịch Covid-19 thứ 4 ập đến, với sự thống trị của biến chủng Delta khiến công tác phòng, chống dịch của Hà Nội gặp nhiều vất vả, khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, Hà Nội vẫn giữ được thế chủ động, kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.
Ở giai đoạn "thích ứng linh hoạt", dù thành phố liên tục "lập đỉnh" với số ca mắc tăng cao, thường xuyên ghi nhận gần 2.000 ca F0 mỗi ngày nhưng tỷ lệ tử vong ở mức rất thấp.
Thời điểm trước khi bước sang năm mới 2022, PV Dân trí có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam về diễn biến dịch bệnh thời gian tới và cách ứng phó.
Không quyết liệt hơn thì dịch bệnh rất dễ bùng phát sau Tết
- Là Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, ông dự báo như thế nào về xu hướng, diễn biến dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong dịp Tết Âm lịch sắp tới và cả trong năm 2022?
Tôi cho rằng diễn biến dịch trên địa bàn thành phố trong dịp Tết Âm lịch sắp tới và trong nửa đầu năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Sự phức tạp nằm ở chỗ, diễn biến dịch sẽ phụ thuộc cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
Trong đó, về yếu tố khách quan, hiện tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự xuất hiện của biến chủng Omicron. Bên cạnh đó, trong dịp Tết, nhiều người ở nước ngoài có nhu cầu về Việt Nam, nhập cảnh vào Hà Nội cũng tạo ra gánh nặng trong công tác giám sát người nhập cảnh để phòng, chống dịch lây lan từ nước ngoài về.
Về yếu tố chủ quan, trong dịp Tết, nhu cầu đi lại của người dân giữa các địa phương tăng cao; nhu cầu đi lại trong địa bàn thành phố cũng tăng cao, đồng thời, sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt, giao lưu đông người vào dịp này. Vậy nên, nếu Hà Nội không thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp thì công tác phòng, chống dịch sẽ rất khó khăn.
Đặc biệt, trong bối cảnh các ca mắc hằng ngày trên địa bàn Hà Nội chưa có dấu hiệu giảm nhiệt thì việc dịch bệnh có bùng lên hay không trong năm 2022 sẽ phụ thuộc rất nhiều và khả năng đáp ứng phòng, chống dịch của Hà Nội. Ngay bây giờ, nếu không đáp ứng đúng, không quyết liệt hơn thì tôi cho rằng dịch bệnh rất dễ bùng phát, nhất là sau dịp Tết Âm lịch sắp tới.
Chuyên gia dự báo trong dịp Tết Âm lịch sắp tới và trong nửa đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh ở Hà Nội sẽ tiếp tục diễn biến rất phức tạp (Ảnh: Ngô Nhung).
- Vậy ngay bây giờ, Hà Nội cần triển khai thêm các biện pháp nào để hạn chế sự lây lan dịch bệnh ra các địa bàn khác?
Hà Nội vẫn đang kiểm soát được dịch bệnh và trong thời gian qua, thành phố đã đi đúng hướng, bài bản trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch dù cũng có lúc hệ thống y tế cơ sở bắt đầu bị quá tải. Tuy nhiên, việc hệ thống y tế cơ sở bị như vậy do vấn đề điều tiết bệnh nhân vào các tầng điều trị. Khi xuất hiện nhiều F0 quá đột ngột gây ra cả sự lo lắng, thiếu bình tĩnh của người bị nhiễm SARS-CoV-2, y tế cơ sở lần đầu tiên phải làm công việc mới mẻ là tư vấn điều trị cho những F0. Trong khi đó, khi lực lượng y tế có hạn, chưa chuẩn bị kịp cùng với việc bệnh nhân liên hệ không được khiến họ đến thẳng bệnh viện, gây ra hiện tượng "quá tải ảo" cho hệ thống điều trị.
Tôi cho rằng Hà Nội đã quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch rồi thì hiện tại càng cần phải quyết liệt hơn nữa. Đặc biệt, thành phố tiếp tục tuyên truyền để làm sao khơi dậy được tinh thần tự giác phòng, chống dịch của người dân; tránh việc người dân cho rằng, khi đã tiêm đủ liều vaccine rồi thì mắc bệnh cũng không lây nhiễm, không trở nặng, không tử vong rồi buông trôi, thả lỏng.
Bên cạnh đó, thành phố cũng cần có giải pháp trong dịp Tết dựa trên cơ sở đánh giá nguy cơ dịch bệnh, ví dụ như hạn chế đám đông, hạn chế người dân giao lưu, đi lại trong khoảng thời gian này.
Từ cấp phường, xã, thị trấn đến cấp quận, huyện, thị xã cũng cần phải đánh giá nguy cơ, xây dựng kịch bản phòng, chống dịch cụ thể, trong đó nêu rõ hoạt động nào được phép, hoạt động nào phải dừng. Những hoạt động nào không bị cấm thì phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch đi kèm và phải ưu tiên cho những hoạt động thiết yếu.
Ví dụ, lễ hội thì làm phần lễ theo hình thức trực tuyến, cắt giảm phần hội; tăng cường biện pháp phòng, chống dịch ở bến xe, bến tàu; đảm bảo an toàn tại các khu chợ; không liên hoan tất niên; gặp mặt đầu xuân...
- Thực tế cho thấy, dù kiểm soát được tình hình nhưng hiện tượng "cam hóa vùng xanh" đang diễn ra ở nhiều quận trên địa bàn thành phố? Vậy nếu trong thời gian tới, tất cả 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội có nguy cơ trở thành "vùng cam" không?
Tôi cho rằng, nếu Hà Nội tiếp tục làm quyết liệt thì hiện tượng "cam hóa vùng xanh" tất cả các quận, huyện sẽ không xảy ra vì hiện tại nhiều địa phương nằm ở ngoại thành vẫn còn nhiều phường, xã là "vùng xanh". Tuy nhiên, Hà Nội cần lưu ý việc chống dịch dựa trên yếu tố nguy cơ, các hoạt động giao lưu xã hội chứ không chỉ bám vào địa giới hành chính.
Đồng thời, các địa phương cần đánh giá nguy cơ ở quy mô nhỏ nhất để tránh ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, buôn bán trong dịp Tết của người dân; tránh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tại các xã chuyên sản xuất nông nghiệp, bán hoa, bán hàng nông sản... nơi mà người dân trông chờ vào dịp Tết Âm lịch. Chính vì vậy phải quyết liệt triển khai các phương án phòng dịch ngay từ bây giờ đối với các địa bàn này.
Chỉ một chủng Delta đã khiến tình hình phức tạp!
- Việc Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 mang biến chủng Omicron đặt ra thách thức thế nào đối với công tác phòng, chống dịch của thành phố, thưa ông?
Sau khi xuất hiện, biến chủng Omicron đã lây lan nhanh chóng ra hơn 100 nước trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới cũng cảnh báo về nguy cơ xuất hiện của cả chủng Delta và chủng Omicron sẽ gây ra sự quá tải cho hệ thống y tế. Trong khi đó, Hà Nội lại là nơi có nguy cơ cao như đã nói.
Có công bố cho rằng, người nhiễm chủng Omicron chỉ có triệu chứng nhẹ nhưng lây ở lứa tuổi trẻ nhiều hơn vì nhóm này chưa tiêm vaccine. Nếu lây nhiễm thì mặc dù tỉ lệ nặng thấp nhưng số tuyệt đối thì có thể tăng vì số nhiễm cao. Như vậy sẽ dẫn đến quá tải hệ thống y tế.
Bên cạnh đó, dù biến chủng Omicron chưa xuất hiện, chỉ một biến chủng Delta hoành hành đã khiến tình hình dịch bệnh có diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, Hà Nội cần phải lưu ý về biến chủng mới ngay. Đồng thời, thành phố cần có các biện pháp quyết liệt để làm sao vừa tổ chức cho người dân một dịp Tết an vui nhưng vẫn phòng, chống được dịch bệnh, tránh tình trạng mọi người đón tết xong thì dịch bùng phát lên.
- Trong năm 2021, Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trên mức cần thiết rồi vấp phải phản ứng gay gắt từ phía người dân. Theo ông, trong năm 2022, Hà Nội có nên thể tiếp tục áp dụng các biện pháp tương tự?
Thủ tướng Chính phủ đã nói cả nước cần thực hiện theo sự chỉ đạo chung của Trung ương, của Chính phủ. Khi các địa phương có biện pháp chống dịch trên mức cần thiết thì cần phải báo cáo Thủ tướng để điều chỉnh cho phù hợp, tránh việc ảnh hưởng tới an sinh xã hội, đời sống người dân. Các mô hình của địa phương cũng có thể là mô hình hay nhưng Trung ương chưa kịp tổng kết.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, Hà Nội cần tránh đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch "thái quá". Khi đưa ra biện pháp không tới thì không phòng chống được dịch bệnh nhưng thái quá sẽ ảnh hưởng tới an sinh xã hội, kinh tế. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới địa phương của mình mà còn ảnh hưởng tới các tỉnh, thành phố khác. Phải "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", đúng với quan điểm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả".
- Trân trọng cảm ơn ông!
F0 tăng mạnh, Hà Nội tập trung tối đa cho tuyến cơ sở Trước tình hình số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội liên tục tăng cao trong những ngày gần đây, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo lên phương án chủ động ứng phó với dịch bệnh ở mức cao hơn. Lãnh đạo các quận,...