Số ca COVID-19 tăng nhanh, Myanmar yêu cầu 2 triệu dân ở nhà
Giới chức Myanmar ngày 1/7 đã ban bố các biện pháp hạn chế, yêu cầu 2 triệu người dân ở thành phố Mandalay cùng hai thị trấn ngoại ô vùng Bago ở yên trong nhà để tránh lây lan COVID-19.
Nhân viên y tế khiêng quan tài của bệnh nhân COVID-19 ở Tedim, bang Chin. Ảnh: AFP
Theo hãng thông tấn AFP, cư dân Mandalay và hai thị trấn ngoại ô Bago chỉ được phép cử một người ra khỏi nhà vì các lý do không liên quan đến y tế. Tuyên bố của chính quyền quân sự Myanmar không nêu rõ khung thời gian áp dụng các biện pháp giới hạn mới này, trong đó những người đi làm công vụ được miễn trừ.
Khu vực bị áp đặt lệnh cấm mới trên là nơi sinh sống của hơn 2 triệu người, theo thống kê dân số năm 2014. Trước đó, Myanmar đã phong tỏa một số thị trấn ở bang Chin gần biên giới Ấn Độ kể từ tháng 5.
Quốc gia Đông Nam Á này ngày 1/7 đã ghi nhận trên 1.500 ca mắc mới, gần 100% so với số ca mắc hàng ngày đầu tháng 6. Số bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại đây là 3.347 ca, song trên thực tế có thể cao hơn.
Myanmar đã nhận được 1,5 triệu vaccine COVID-19 từ Ấn Độ trong năm nay. Ngày 1/7, Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing, đã đồng ý mua hai triệu liều vaccine của Nga, song không đề cập cụ thể tên loại vaccine.
Video đang HOT
Một nữ phát ngôn viên của Bộ Y tế nước này hồi tuần trước cho biết chính quyền đang đàm phán với Trung Quốc để mua thêm vaccine.
Số ca Covid-19 tăng kỷ lục, hệ thống y tế Myanmar "nguy kịch"
Myanmar ghi nhận số ca Covid-19 tăng kỷ lục kể từ sau cuộc đảo chính 4 tháng trước, khiến hệ thống y tế có nguy cơ sụp đổ, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Các tình nguyện viên chuẩn bị hỏa thiêu một nạn nhân Covid-19 ở thị trấn Cikha, bang Chin (Ảnh: Reuters).
Truyền thông nhà nước Myanmar đưa tin, nước này hôm 19/6 ghi nhận 546 ca Covid-19 mới và 7 người tử vong, mức tăng cao nhất kể từ cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2. Chưa rõ bao nhiêu xét nghiệm đã được tiền hành hoặc bao nhiêu người Myanmar đã tiêm vắc xin tính tới lúc này.
Kể từ sau khi quân đội giành quyền điều hành đất nước từ chính phủ dân sự, nỗ lực chống Covid-19 của Myanmar đã "rơi vào tình trạng hỗn loạn", theo Guardian .
Theo truyền thông địa phương, các bệnh viện nhà nước gần như không hoạt động, trong khi Liên Hợp Quốc cảnh báo về viễn cảnh khủng hoảng nhân đạo tại một số khu vực. Ví dụ, tại bang Kayah, xung đột giữa quân đội với một nhóm vũ trang dân tộc thiểu số phản đối đảo chính, đã khiến 100.000 người phải tháo chạy khỏi nơi ở giữa lúc dịch bệnh.
Giới quan sát lo ngại một làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới có thể bùng phát trong những tháng gần đây, khi các biến chủng nguy hiểm hơn có thể đã xâm nhập Myanmar từ các nước láng giềng như Ấn Độ và Thái Lan. Trong đợt bùng dịch đầu tiên, hơn 3.000 người Myanmar đã chết vì đại dịch.
Joy Singhal, trưởng phái đoàn Myanmar tại Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, mô tả số ca Covid-19 tăng hôm 19/6 là đáng báo động. Ông Singhal nói: "Điều này khẳng định những lo lắng của chúng tôi rằng virus đang loang ra nhanh chóng khi các biến thể dễ lây lan và nguy hiểm hơn đang được xác định ở nhiều vùng khác nhau của đất nước".
Hệ thống y tế "run rẩy" trước dịch bệnh, đảo chính
Các bệnh viện và toàn bộ hệ thống y tế Myanmar đang bị ảnh hưởng từ chính biến, trong bối cảnh chính phủ quân sự hiện vẫn đối phó với phong trào biểu tình phản đối đảo chính và các cuộc xung đột với các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số ở biên giới.
Ông Singhal kêu gọi Myanmar phải tăng tốc điều trị, xét nghiệm và thực hiện các biện pháp ngăn chặn để tránh "lặp lại bi kịch mà một số quốc gia Nam Á đã gặp phải trong thời gian qua".
Y tế Myanmar đang đối mặt với hàng loạt thách thức. Tuần trước, truyền thông nhà nước cho biết, cựu lãnh đạo chương trình tiêm chủng Covid-19 Myanmar Htar Htar Lin đã bị bắt vì cáo buộc phản quốc do hợp tác với các chính trị gia phe đối lập. Hàng trăm nhân viên y tế bị bắt hoặc truy nã vì cáo buộc kích động bạo loạn khi tham gia vào phong trào bất tuân dân sự phản đối đảo chính. Các cuộc đình công diễn ra tại nhiều thành phố trên cả nước.
Chính quyền quân sự Myanmar đã đưa việc chống Covid-19 lên làm ưu tiên hàng đầu. Họ đã kêu gọi các bác sĩ quay trở lại làm việc, nhưng có rất ít người ủng hộ thông điệp này.
Myanmar hiện ghi nhận 148.000 ca Covid-19 và 3.262 người chết, nhưng giới chuyên gia cho rằng, con số này có thể không phản ánh đúng thực tế vì hoạt động chống dịch ở Myanmar đã gần như bị đình trệ sau đảo chính.
Sandra Mon, nhà nghiên cứu dịch tễ học cấp cao tại Trung tâm Y tế Công cộng và Nhân quyền thuộc Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ), cho biết, bà vẫn chưa rõ chính quyền quân sự có kế hoạch dập dịch như thế nào.
Bà Mon cho rằng, phương án đưa bên thứ 3 vào quản lý hoạt động tiêm chủng ở Myanmar đáng để cân nhắc. Nhiều nhân viên y tế và dân thường không tham gia chương trình tiêm chủng của chính quyền quân sự, do căng thẳng dâng cao trong những tháng qua.
Biến thể Delta khiến nhiều nước ghi nhận số ca mắc mới và tử vong cao kỷ lục Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 2/7 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 183.546.507 ca mắc COVID-19 và 3.973.845 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi là 168.018.496 ca. Hỏa táng thi thể bệnh nhân COVID-19 tại một nghĩa địa ở Guwahati, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 2/7, Ấn Độ chứng kiến cột mốc...