Sợ bố mẹ ở nhà cũ, mùa mưa bão nguy hiểm, con dâu góp sức xây nhà báo hiếu
Sợ ngôi nhà cũ mục nát, không chịu nổi mưa bão nắng gió miền Trung, chị Nguyên đã bàn bạc cùng hai anh chị chồng xây nhà mới cho bố mẹ.
Đem 420 triệu xây nhà mới tặng ba mẹ
Do tình hình dịch bệnh, chị Lê Thị Nguyên (32 tuổi) chuyển từ TP.HCM về TP. Quy Nhơn sinh sống đã gần một năm nay. Thi thoảng có dịp, chị lại cùng chồng con về thăm gia đình bố mẹ chồng ở An Lão, Bình Định.
Căn nhà cũ của bố mẹ chồng chị Nguyên xây trên mảnh đất cằn cỗi ở nơi nắng gió miền Trung. Mùa mưa dễ ngập, mùa bão lũ nguy hiểm. Căn nhà xây đã nhiều năm nên có phần cũ kỹ, mục nát. Các con từng nhiều lần đề nghị bố mẹ chuyển vào thành phố sống để tiện bề chăm sóc nhưng hai ông bà từ chối vì muốn ở quê để gần hàng xóm láng giềng.
Nhận thấy căn nhà có vị trí địa hình khá đẹp, phía sau là hồ sen, trước mặt nhìn thấy núi, chị Nguyên đã lên kế hoạch cùng hai anh chị nhà chồng, góp tiền xây nhà mới tặng ba mẹ.
“Gia đình bên chồng mình có ba người con gồm chị cả, anh giữa và chồng mình là con út. Khi nghe kế hoạch góp tiền xây nhà cho ba má ở, cả nhà ai cũng vui vẻ với kế hoạch này. Căn nhà của ba má chồng mình là nơi quây quần mỗi dịp lễ Tết, các con cháu được thỏa thuê ngắm hồ, ngắm núi, cho cá ăn, coi cây cảnh, nghe chim hót.“, chị Nguyên nói.
Tầm nhìn của tất cả các phòng đều hướng được ra nơi có gió và ánh sáng
Hiện trạng căn nhà ban đầu là một khối nhà 2 tầng và một khối nhà cấp 4 đã xuống cấp, cùng một khoảng đất trống lớn phía sau. Ba chị em chị Lê Nguyên đã họp bàn giữ lại nhà 2 tầng để bán hàng, phá bỏ nhà cấp 4, khoảng đất trống phía sau nhà xây thêm phòng ngủ, phòng khách, bếp, toilet, vườn, hồ cá cho ông bà có chỗ ngắm cảnh.
Chị Nguyên cho biết, tất cả giai đoạn từ triển khai ý tưởng, lên kế hoạch mua vật liệu xây dựng, tham khảo giá vật liệu, tìm nhân công,… mất tầm 3 tháng. Trong đó, chồng chị Nguyên đảm nhận hết vai trò làm thiết kế, thi công và giám sát.
“Sau khi phân tích hiện trạng của căn nhà như thời tiết, hướng nắng T ây chiếu, chồng mình đã bố trí góc nghiêng 45 độ so với nhà 2 tầng, vừa tránh được nắng, vừa tạo được phần đất trống để làm vườn, tăng độ phủ xanh cho nhà thêm mát mẻ. Tầm nhìn của tất cả các phòng đều hướng được ra nơi có phong cảnh đẹp, có gió lùa, không khí dễ chịu“, chị Nguyên bày tỏ.
Video đang HOT
Khu vườn rợp bóng cây, nhìn ra xa là đồi núi
Muốn xây nhà ở quê, đừng bỏ qua bản vẽ chi tiết
Vì nhà chồng chị Nguyên ở khu vực miền núi, thợ xây chưa có tay nghề cao, chỉ làm được những phần cơ bản như xây gạch, làm mái…; lúc quyết định xây cũng là thời điểm chuẩn bị vào mùa mưa bão nên họ phải tìm cách tăng tiến độ thi công.
“Chồng mình đưa ra phương án cho công nhân xây tường và đặt hệ khung sắt tại xưởng mang về lắp ráp. 2 việc này có thể thực hiện đồng thời, không gián đoạn gì để đẩy thật nhanh tiến độ xây dựng”, chị Nguyên cho hay.
Việc triển khai không gặp nhiều khó khăn vì chồng chị Nguyên đã có kinh nghiệm cũng như bản vẽ thi công đầy đủ. 2 yếu tố trên giúp kiểm soát tốt tiến độ thi công cũng như chi phí gần như theo sát kế hoạch đã dự đính.
Nàng dâu Bình Định cũng đưa ra lời khuyên dành cho những ai muốn xây nhà ở quê: “Xây nhà phải để ý, phải có bản vẽ chi tiết thi công thì lúc đó hãy xây, tránh tình trạng chi phí đội lên quá cao so với dự tính ban đầu khi đang xây dựng thì khổ lắm luôn. Do chuẩn bị kỹ nên đến giai đoạn nào cần bao nhiêu ba chị em nhà mình luôn chủ động được tiền để thi công liên tục”.
Tổng số tiền xây dựng nhà hết 420 triệu
Ba người có nhiều lúc bất đồng ý kiến. Ví dụ như, chị Nguyên muốn để hồ cá ở khu vực lối dẫn từ nhà 2 tầng qua, hai người còn lại thì muốn để ở góc phải khu nhà để tạo sự mát mẻ.
Song may mắn, các bất đồng này đều được giải quyết lúc lên bản vẽ chi tiết nên khi thi công không bị gián đoạn thêm lần nào.
“Khó khăn nhất là phần công nhân xây dựng thích xây theo kiểu 4 bức tường ngăn phòng nên lúc xây chồng mình phải chỉ từng chút một theo bản vẽ, giải thích sao phải xây thế này, phải sửa thế kia”, chị Nguyên cho hay.
Sau khi ngôi nhà 80m2 hoàn thành, cả ba chị em đều vui vẻ, hạnh phúc. Tuy căn nhà không phải biệt thự xa hoa, lộng lẫy nhưng là cả quá trình cố gắng, dồn tâm huyết của ba người con.
“Nói chung mệt có, stress có. Nhưng khi nhà làm xong thì niềm vui thật khó diễn tả. Ba mẹ mình vui lắm“, chị Nguyên tự hào chia sẻ.
Bố 102 tuổi chống gậy đến nhà con ăn cơm chờ mãi không ai mở cửa
Bố mẹ sẵn sàng dành cả đời để yêu thương, hy sinh nuôi dưỡng con nên người. Thế nhưng, không phải đứa trẻ nào lớn lên cũng hiếu thuận với bậc sinh thành.
Những câu chuyện về bố mẹ phải bơ vơ lúc tuổi gần đất xa trời khiến ai nấy đều nghẹn lòng.
Cụ ông ngày ngày phải đến nhà con ăn cơm. (Ảnh: Weibo)
Cụ ông 102 tuổi phải lầm lũi trở về vì con không mở cửa
Vừa qua, Weibo đã chia sẻ câu chuyện về cụ ông 102 tuổi nhưng sống một mình, con cái không chăm sóc chu đáo. Ở tuổi này, cụ già yếu nên không thể tự nấu cơm. Theo phân công, hàng tháng mỗi đứa con sẽ đảm nhận công việc nấu cơm cho bố ăn. Cứ như vậy, hết tháng này đến tháng kia, cụ ông phải tự chống gậy đến từng nhà người con dùng bữa.
Ông đợi mãi nhưng không có ai mở cửa. (Ảnh: Weibo)
Thế rồi có một hôm cụ ông đến nhà con gõ cửa, đợi mãi không thấy ai trả lời hay mở cửa mời bố vào. Dường như vì quá đói lại mệt nên cụ đành đứng lên gõ cửa thêm lần nữa rồi lầm lũi ra về. Hình ảnh cụ ông loạng choạng bước đi khiến ai nấy đều xót xa.
Ông đứng dậy gõ cửa lần nữa rồi lầm lũi đi về. (Ảnh: Weibo)
Phía dưới bình luận, nhiều người đã phê bình hành động của những đứa con khi không chăm sóc bố tận tình. Người đọc cho rằng những người con đáng lẽ phải đến tận nơi nấu cơm chăm sóc hoặc đón bố về nhà ở chứ không phải để ông sống một mình như vậy. Đồng thời, câu chuyện này cũng gợi cho nhiều người những ký ức về chính bố mẹ mình. Không ít trường hợp mong muốn bố mẹ sống lâu để được báo hiếu nhưng chẳng được.
Hình ảnh ông chống gậy loạng choạng khiến ai nấy đều xót xa. (Ảnh: Weibo)
"Bắt bố đến tận nhà mới cho ăn? Lẽ ra phải đến ở cùng bố mới đúng. Lớn tuổi sao ở một mình được, này là con cái chê bố nên không chịu ở cùng, cuối cùng là chọn phương án chia nhau cho đều đây mà. Không gì tủi nhục bằng việc đi xin từng đứa con miếng cơm".
"Bởi không phải tự nhiên Việt Nam có câu 'uống nước nhớ nguồn', cha mẹ vất vả vì con cả 1 đời, đến khi nghỉ ngơi cần an hưởng nốt tuổi già còn lại thì chúng nó lại quay lưng đi và coi đó là gánh nặng".
"Con cái nó cũng đang nhìn cách mình đối xử với bố mẹ để học theo đấy. Đối xử bạc bẽo với bố mẹ thì tương lai con cái nó cũng đối xử với mình như thế thôi. Nhân quả tuần hoàn" - ý kiến từ bạn đọc.
Một lần nữa, câu chuyện này khiến chúng ta phải suy ngẫm về chữ hiếu. Còn bố mẹ đã là điều may mắn và hạnh phúc nhất, đừng bao giờ coi bậc sinh thành là gánh nặng. Hãy yêu thương và báo đáp công ơn bố mẹ một cách tận tâm, chân thành nhất.
Dân tình phẫn nộ về hành động của những người con. (Ảnh: Weibo)
Cụ bà xót xa vì 9 con không nuôi nổi mẹ
Trước đây, câu chuyện về một cụ bà lớn tuổi nhưng phải mưu sinh khắp đường phố Hà Nội cũng từng khiến bao người nghẹn lòng. Bà có 9 người con nhưng không ai chịu chăm sóc mẹ mình. Chia sẻ về con cái, cụ không kiếm chế được cảm xúc mà bật khóc. Trước đây khi còn khỏe, cụ làm việc và tích lũy được tài sản khá lớn, lo đủ cho con nhà cửa để ổn định cuộc sống.
Cụ bà đã già nhưng phải mưu sinh vì con không ai chăm sóc. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok Cardina Memories)
Thế nhưng khi về già, phân phát hết cho các con cụ lại rơi vào cảnh vô gia cư. Thậm chí nhiều lúc gặp mẹ trên đường, các con chẳng thèm nhận người quen. Vì sợ con xấu hổ nên cụ chỉ còn cách im lặng rồi lủi thủi rời đi.
Mỗi lần nhắc tới con cụ đều bật khóc. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok Cardina Memories)
Cụ sợ con xấu hổ nên không dám đến nói chuyện. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok Cardina Memories)
Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng dù khó khăn đến mức nào đi chăng nữa cũng hãy cố gắng làm tròn đạo hiếu với bậc sinh thành. Điều bố mẹ cần nhất khi về già đó chính là có con cái ở bên quan tâm, chăm sóc chu đáo.
Chữ hiếu là truyền thống bao đời nay, luôn được đều cao trong cuộc sống. Hiếu thuận, báo đáp công ơn với bố mẹ là điều cực kỳ quan trọng mà mỗi người con cần phải làm. Không ít người lầm tưởng phải giàu có, thật thành đạt mới là báo hiếu. Nhưng trên thực tế, điều bố mẹ cần nhất là con cái được sống vui vẻ, hạnh phúc và ngoan ngoãn. Khi về già, họ chẳng còn sức sẽ được con yêu thương, thay nhau quan tâm, chăm sóc tận tình.
Rưng rưng trước những lời nhắn tay đơn giản nhưng ngập yêu thương của bố mẹ Những dòng chữ viết vội nhưng chứa đầy tình cảm của người bố, mẹ luôn lo lắng và muốn dành điều tốt nhất cho con. Dù thịt có cháy nhưng chắc chắn vị ngon hơn bất kỳ miếng thịt nào ngoài hàng mà con từng ăn. Lời nhắn vừa cảm động vừa "cảm lạnh" mà bố dành cho con gái có tật hay...