Số Bitcoin ‘ngủ quên’ giá 4 USD đã trở thành 3,1 triệu USD sau 11 năm
Lượng Bitcoin này khi được “đào” chỉ có giá 4 USD ở thời điểm năm 2010, trước cả kỳ halving (giảm thưởng) đầu tiên. Do đó, chúng được gọi là những đồng “ Bitcoin ngủ quên”.
Ngày 22/10, một ví của thợ đào đã bán 50 Bitcoin (tương đương 3 triệu USD). Theo dữ liệu ghi lại trên chuỗi khối, số Bitcoin này được đào vào tháng 5/2010, tức là đã nằm im trong ví hơn 11 năm.
Theo Bitcoin.com , giá trị của 50 Bitcoin vào thời điểm đó chỉ khoảng 4 USD. Đến nay, sau 11 năm và 5 tháng, Bitcoin đã tăng giá khoảng hơn 775.000 lần.
Những “thợ đào” Bitcoin thời kỳ đầu có thể thu về 50 Bitcoin mỗi khi hoàn thành một khối. Con số này hiện nay đã giảm xuống còn 6,25 Bitcoin.
Chỉ vài ngày sau, đến 24/10 thêm 50 Bitcoin được bán ra. Số Bitcoin lần này được đào vào ngày 18/7/2010, tức là chủ nhân cũng chờ đợi tới hơn 11 năm để bán.
Những đồng Bitcoin được khai thác cách đây hơn 10 năm, trước lần cắt thưởng đầu tiên thường được gọi là “Bitcoin ngủ quên”. Kể từ năm 2010 đến nay, Bitcoin đã trải qua nhiều đợt tăng giá mạnh, đạt những mốc quan trọng như 100 USD, 1.000 USD, và gần đây nhất là mức đỉnh trên 66.000 USD. Do đó, những đồng Bitcoin nằm im trong ví tới hơn 10 năm thường hiếm gặp.
Video đang HOT
Trường hợp phổ biến nhất khiến Bitcoin nằm im trong ví, không được giao dịch là chủ nhân của chúng đã đánh mất mật mã lưu trữ. Khi đó, Bitcoin coi như mất đi mãi mãi. Theo thống kê của Chainalysis vào đầu năm 2021, có khoảng 20% số Bitcoin đã bị đánh mất.
Điểm đặc biệt của những đồng “Bitcoin ngủ quên” là chúng nằm im trong ví của chủ nhân từ khi được khai thác, chứ không hề được giao dịch một lần nào. Do mọi dữ liệu được ghi lại trên chuỗi khối, có thể tìm kiếm được những ví chứa Bitcoin ngủ quên mới trở lại giao dịch gần đây.
Với lượng Bitcoin lớn thu về từ thời kỳ đầu, những thợ đào này trở thành các “cá voi”, sở hữu hàng nghìn Bitcoin.
Bitcoin.com đã thực hiện một nghiên cứu và nhận thấy từ đầu năm 2021, đã có rất nhiều Bitcoin được giữ từ năm 2010 bán ra thị trường. Theo thống kê, đến cuối tháng 9 đã có 7.600 Bitcoin, tương đương khoảng gần 300 triệu USD vào thời điểm đó, được khai thác từ năm 2010 và bán ra trong năm nay.
Nghiên cứu này được thực hiện sau khi Bitcoin.com phát hiện một “cá voi” thường xuyên giao dịch khối lượng 1.000 BTC, tương đương phần thưởng của 20 khối được tính toán vào năm 2010. Thời điểm đó, mỗi khi “giải” được một khối, thợ đào sẽ được thưởng 50 BTC. Con số này bị giảm đi một nửa vào cuối năm 2012. Đây được gọi là lần cắt thưởng (halving) đầu tiên.
“Cá voi” bí ẩn nói trên đã giao dịch lượng Bitcoin ngủ quên của mình liên tục trong tháng 1, sau đó thưa dần trong tháng 2, 3 và 6. Từ sau ngày 9/6, người này chưa thực hiện giao dịch nào mới.
Theo Bitcoin.com , không thể xác định những thợ đào này là ai, nhưng họ rõ ràng đã đào được rất nhiều Bitcoin ở thời kỳ đầu. Lượng Bitcoin bán ra cũng không chắc chắn là để thu về tiền mặt, bởi không thể xác định thợ đào bán Bitcoin trên sàn giao dịch hay không.
Các bang của Mỹ thu hút thợ đào Bitcoin
Nhiều bang ở Mỹ đang có những động thái thu hút thợ đào Bitcoin, nhất là ở New York, Kentucky, Georgia và Texas.
Theo Foundry, nhóm khai thác tiền số lớn thứ 5 thế giới và lớn nhất Bắc Mỹ, chỉ số năng lực khai thác Bitcoin của Mỹ đang tăng tại các bang. Trong đó, New York đạt mức cao nhất với 19,9%, tiếp đến là Kentucky 18,7%, Georgia 17,3% và Texas 14%.
Tại sự kiện về blockchain ở Texas hôm 9/10, Nick Carter, đồng sáng lập Castle Island Ventures - đơn vị đứng sau Foundry, cho biết thống kê này giúp xác định khu vực nào tại Mỹ đang tập trung nhiều nhà máy khai thác tiền số.
New York dẫn đầu chỉ số năng lực khai thác Bitcoin tại Mỹ với gần 20%.
Theo CNBC , dữ liệu thể hiện sự định hình lại các khu vực khai thác tiền điện tử, nhất là sau khi Trung Quốc "đàn áp" thợ đào, cũng như cho thấy việc thu hút các nhà máy Bitcoin đang âm thầm diễn ra tại các bang của Mỹ ra sao.
Theo Foundry, các bang thu hút nhiều nhà máy đào tiền số nhất cũng là nơi có nguồn điện từ năng lượng tái tạo nhiều nhất. Trước đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác Bitcoin là lý do khiến nhiều nơi cấm máy đào, trong đó có Trung Quốc.
Số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, hiện 1/3 nguồn điện từ New York được sản xuất từ năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, khí hậu lạnh của New York cũng phù hợp đặt các giàn khai thác Bitcoin, vốn tỏa nhiệt rất nhiều khi hoạt động.
Năm nay, New York từng cân nhắc cấm khai thác Bitcoin trong ba năm để đánh giá tác hại đến môi trường. Tuy nhiên, phần lớn quan chức bang này được cho là đã suy nghĩ lại. "Đào Bitcoin tại New York có cường độ phát thải carbon thấp nhất, vì ở đây chủ yếu dùng năng lượng tái tạo. Nếu bị cấm, những bang khác vốn dùng điện từ nhiên liệu hóa thạch có thể tăng năng lực khai thác, từ đó gây ô nhiễm nhiều hơn nếu xét về tổng thể", Carter đánh giá.
Một hệ thống khai thác Bitcoin tại New York.
Trong khi đó, bang Kentucky và Georgia ủng hộ việc khai thác Bitcoin nhất. Thống đốc bang Kentucky đã thông qua luật cho phép miễn một số loại thuế nhất định đối với hoạt động khai thác tiền điện tử. Cả hai bang cũng là nơi có nhiều nguồn điện từ thủy điện và năng lượng gió.
Texas hiện xếp thứ 4 về chỉ số hashrate và là nơi có nhiều ưu đãi cho thợ đào nhất. Một số tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực khai thác Bitcoin đã lập chi nhánh hoặc cửa hàng bán "trâu cày", như Riot Blockchain, Bitdeer hay ASIC.
Sự hấp dẫn của Texas có nhiều nguyên nhân: Các nhà lập pháp thân thiện với tiền điện tử, năng lượng dồi dào và giá rẻ, nguồn máy đào có sẵn hơn so với các nơi khác. "Đó là môi trường hấp dẫn để các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ một lượng vốn lớn", chuyên gia Alex Brammer của công ty khai thác tiền điện tử Luxor Mining, nhận xét.
Theo Carter, tiềm năng của Texas còn thể hiện ở chỗ khu vực này có nhiều khí đốt tự nhiên chưa khai thác. Nếu tận dụng lợi thế thành công, Texas có thể cung cấp năng lượng cho 34% mạng lưới Bitcoin trên khắp nước Mỹ, biến nơi đây dẫn đầu về năng lực khai thác không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn cầu trong tương lai.
Thợ đào Bitcoin ở Trung Quốc đang bị săn lùng Chính quyền Bắc Kinh đang truy quét những thợ đào vẫn còn hoạt động dưới vỏ bọc nhà nghiên cứu dữ liệu. Trong tháng 9, chiến dịch săn thợ đào được tăng cường ở nhiều tỉnh trên khắp Trung Quốc, nhắm vào các đại học, viện nghiên cứu và trung tâm dữ liệu. Theo Bloomberg , nhân chứng có liên quan cho rằng...