Sợ bị qua mặt, Mỹ bổ sung quy định với Huawei
Chính quyền Tổng thống Trump hôm 17/8 cho biết sẽ thắt chặt hơn nữa các quy định đối với Huawei do lo ngại công ty này lách luật nhờ vào bên thứ ba.
Nguồn tin Reuters cho biết Mỹ sẽ bổ sung 38 chi nhánh của Huawei tại 21 quốc gia vào “danh sách đen”, nâng tổng số lên 152 kể từ “hình phạt” lần đầu tiên vào tháng 5/2019.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tố cáo Huawei đã thông qua bên thứ 3 nhằm né tránh các quy định của Mỹ. Đồng thời, ông nhấn mạnh quy tắc mới yêu cầu bất kỳ công ty nào sử dụng phần mềm hay thiết bị chế tạo của Mỹ đều bị cấm hoặc phải được Mỹ cho phép.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng cho rằng việc thay đổi quy tắc trên sẽ ngăn chặn khả năng Huawei lách luật của Mỹ trong việc sản xuất chip nhớ.
Huawei hiện chưa đưa ra phản hồi về vấn đề này.
Các nhà chức trách Mỹ cho biết việc thắt chặt quy định trên sẽ ngăn chặn Huawei lách luật thông qua bên thứ ba.
Trong khi mối quan hệ Mỹ – Trung đang ở trạng thái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, Washington đã liên tục kêu gọi chính phủ các nước tẩy chay công ty viễn thông Trung Quốc do lo ngại về an ninh quốc gia và âm mưu gián điệp.
Một quan chức thuộc Bộ Thương mại Mỹ cho biết quy định này sẽ giúp các công ty Mỹ bảo toàn được sản phẩm trí tuệ sắp được tung ra thị trường, trong khi Huawei có thể đang tìm cách mua chúng từ bên thứ ba.
Bộ này cũng cho biết sẽ không gia hạn giấy phép đã hết hạn vào tuần trước cho người dùng thiết bị Huawei và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Các bên phải nộp đơn đăng ký cấp phép cho các giao dịch đã được ủy quyền trước đó.
Quy định mới tại Hàn Quốc khiến nhiều YouTuber, idol Kpop 'lao đao'
Quy định có hiệu lực từ tháng 9 tới đây được đưa ra bởi Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc có thể sẽ khiến nhiều YouTuber, idol Kpop gặp khó.
Yonhap News đưa tin, bắt đầu từ tháng 9 tới, Hàn Quốc sẽ cấm những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội như ca sĩ, diễn viên, YouTuber nổi tiếng,... quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trên kênh của mình mà không tiết lộ mối quan hệ với nhãn hàng tài trợ.
Đây là phương thức quảng cáo được không ít KOL (Key Opinion Leader: Người có tầm ảnh hưởng) tại Hàn Quốc ưa chuộng. Tuy nhiên, quy định mới này có thể khiến nhiều người gặp khó.
YouTuber là một nghề 'ăn nên làm ra' tại Hàn Quốc. Trong ảnh là Dona (), người YouTuber thu nhập 2,846 tỉ won (hơn 55 tỉ đồng) mỗi tháng, the Pann.
Tuy nhiên, quy định có hiệu lực từ tháng 9 tới đây được đưa ra bởi Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc có thể khiến nhiều YouTuber, idol gặp khó.
Cụ thể, Ủy ban Thương mại Công bằng (FTC) Hàn Quốc đã ra quyết định bắt đầu thực thi dự thảo sửa đổi "Hướng dẫn thẩm định quảng cáo" từ ngày 1/9/2020, trong đó có đề cập đến việc cấm các "quảng cáo ngầm".
Quy định mới của FTC Hàn Quốc yêu cầu các KOL trên các nền tảng như YouTube, Facebook, Instagram... tại nước này phải rõ ràng trong quảng cáo - nếu được trả tiền để giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ thì KOL phải nói rõ điều đó trong bài đăng hoặc video của mình.
Từ tháng 9 tới, Hàn Quốc sẽ cấm những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội như idol, YouTuber nổi tiếng,... quảng cáo 'ngầm' sản phẩm.
Dự thảo sửa đổi có ghi rõ, người có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội nếu đăng tải các nội dung như đánh giá sản phẩm để đổi lấy lợi ích kinh tế thì coi như đã nhận tài trợ, nội dung đăng tải được coi là quảng cáo.
Nếu muốn đăng tải, chủ nhân bài đăng phải ghi rõ đã được tài trợ, đặt ở vị trí dễ nhìn với người xem, kích cỡ chữ và màu sắc phải thích hợp.
YouTuber, idol Kpop,... phải ghi rõ đã được tài trợ (nếu có), và đặt ở vị trí dễ nhìn với người xem, kích cỡ chữ cùng màu sắc phải thích hợp.
Với nội dung đăng tải trên YouTube, điều này phải được đề cập ở phần đề mục, hoặc đầu và cuối video, đồng thời liên tục lặp lại điều đó ở giữa video để đảm bảo khán giả xem hiểu rõ.
Với bài đăng trên Instagram, thông báo được tài trợ phải được ghi trên bức ảnh đăng tải. Nếu nội dung bài viết cũng có liên quan tới bức ảnh, các KOL phải ghi thông báo vào hashtag đầu tiên trong phần nội dung đăng tải.
Nếu vi phạm, "đơn vị" thực hiện quảng cáo và cả KOL sẽ bị xử phạt tuỳ theo mức độ.
Nếu vi phạm, "đơn vị" thực hiện quảng cáo sai phạm sẽ bị xử phạt hành chính tối đa 2% doanh thu từ quảng cáo đó, hoặc tối đa 500 triệu won (khoảng 9,8 tỷ đồng); trong trường hợp bị Viện Kiểm sát khởi tố thì có thể bị xử tối đa 2 năm tù giam hoặc phạt hành chính 150 triệu won (khoảng 2,9 tỷ đồng).
Trong đó, "đơn vị" được đề cập có nghĩa là chủ quảng cáo, doanh nghiệp đứng ra ủy thác quảng cáo. Bên cạnh đó, các KOL thu được nhiều lợi nhuận từ những quảng cáo vi phạm cũng thuộc đối tượng bị xử phạt.
FTC Hàn Quốc cho biết sẽ áp dụng thời gian hướng dẫn thực hiện nội dung sửa đổi, chưa xử phạt ngay.
FTC Hàn Quốc cho biết sẽ áp dụng thời gian hướng dẫn thực hiện nội dung sửa đổi, và chưa xử phạt ngay, do xét thấy nhiều cá nhân vi phạm vì chưa hiểu rõ luật. Đồng thời, sẽ tích cực giới thiệu nội dung sửa đổi với các KOL để khuyến khích thực hiện đúng pháp luật.
Động thái của FTC Hàn Quốc được đưa ra sau những tranh cãi liên quan tới việc nhiều KOL tại nước này có hành vi quảng cáo trá hình.
YouTuber ẩm thực nổi tiếng tại Hàn - Eat with Boki () - gần đây đã lên tiếng xin lỗi khán giả vì từng nhận tiền để đăng tải video nhưng không nói rõ.
Theo đó, một YouTuber ẩm thực nổi tiếng tại Hàn Quốc - Eat with Boki () - đã lên tiếng xin lỗi khán giả vì từng nhận tiền để đăng tải video, nhưng không nói rõ đó là quảng cáo. Một YouTuber khác là Tzuyang với kênh YouTube có đến 2,6 triệu lượt theo dõi cũng tuyên bố khoá tài khoản sau những tranh cãi vì 'quảng cáo trá hình'.
Không chỉ các YouTuber, những người nổi tiếng trong các lĩnh vực khác tại Hàn Quốc như nhà tạo mẫu Han Hye Yeon và nữ ca sĩ Kang Min Kyung gần đây cũng đã lên tiếng xin lỗi vì đăng video với các sản phẩm được tài trợ mà không thông báo rõ.
Nữ ca sĩ nổi tiếng Kang Min Kyung (Davichi) gần đây cũng đã lên tiếng xin lỗi vì đăng video với các sản phẩm được tài trợ mà không thông báo rõ.
Một nghiên cứu được Cơ quan Tiêu dùng Hàn Quốc thực hiện từ tháng 10 đến tháng 11 năm ngoái chỉ ra rằng, trong số 582 quảng cáo đăng trên 60 tài khoản phổ biến nhất, chỉ có 30% thừa nhận là được tài trợ.
Theo FTC Hàn Quốc, quy định quảng cáo mới dành này nhằm ngăn ngừa thiệt hại và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi phải tiếp nhận các video như thế này.
Huawei vượt Qualcomm, trở thành nhà cung cấp chip số một Trung Quốc Đây là lần đầu tiên HiSilicon, đơn vị thiết kế bán dẫn của Huawei, vượt qua Qualcomm về số lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường Trung Quốc trong quý đầu năm nay. Ông Richard Yu, Giám đốc kinh doanh tiêu dùng của Huawei, phát biểu trong buổi giới thiệu chip Kirin 990 5G tại hội trợ công nghệ IFA ở Berlin...