Sợ bị cấy chip gián điệp, các ông lớn công nghệ Mỹ tháo chạy khỏi Đại lục
Các nhà cung cấp linh kiện theo hợp đồng của Đài Loan bắt đầu di rời dây chuyền sản xuất ra khỏi Đại lục theo yêu cầu của một số đối tác Mỹ.
Ảnh minh họa: Fastcompany
Các công ty công nghệ Mỹ đang tỏ ra quan ngại về khả năng bị Trung Quốc cấy chip gián điệp và truy cập vào dữ liệu nhạy cảm. Theo nguồn tin của Nikkei Asia, các nhà cung cấp linh kiện theo hợp đồng Đài Loan bắt đầu di dời dây chuyền sản xuất ra khỏi Đại Lục, theo yêu cầu của một số đối tác Mỹ.
Cụ thể, Lite-On Technology – đối tác của 3 công ty Dell EMC, HP và IBM đang xây dựng nhà máy mới, chuyên sản xuất linh kiện nguồn và dây nguồn cho máy chủ tại Đài Loan. Ngoài ra, Quanta Computer – công ty lắp ráp máy chủ và thiết bị lưu trữ cho trung tâm dữ liệu của Google và Facebook, cũng đưa ra động thái tương tự.
Giám đốc điều hành Quanta Computer tiết lộ trên Nikkei Asia rằng “ an ninh mạng, thuế quan và rủi ro địa chính trị là 3 yếu tố quyết định”, thúc đẩy Quanta di rời dây chuyền sản xuất về Đài Loan và một số nơi khác.
Bất chấp chi phí sản xuất ngoài Trung Quốc cao hơn, các công ty công nghệ Mỹ vẫn quyết định tháo chạy khỏi Trung Quốc. Giám đốc điều hành Lite-On Technology lý giải: “Khác với nhiều nhà cung cấp Đài Loan khác đang đa dạng hóa môi trường sản xuất ngoài Trung Quốc để tránh thuế nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ, ưu tiên hàng đầu [của Lite-On] là giải quyết các mối lo ngại về an ninh của đối tác Mỹ”.
Video đang HOT
Đối với chuyên gia an ninh mạng, mối lo ngại gián điệp trên hệ thống máy chủ là hoàn toàn có cơ sở. Phó giám đốc Viện Công nghệ An ninh mạng Đài Bắc Tien-Chin-wei nhận định: “Hoàn toàn hợp lý khi các công ty Mỹ có mối lo ngại như vậy. Về mặt kỹ thuật, [cấy chip gián điệp] có thể thực hiện và không khó nếu tin tặc muốn sử dụng hệ thống nguồn hoặc dây nguồn để lấy dữ liệu được lưu trong máy chủ”.
Trên lý thuyết, máy chủ sử dụng trong các trung tâm dữ liệu có cấu trúc hệ thống nguồn điện phức tạp hơn thiết bị điện tử tiêu dùng thông thường như laptop hay smartphone. Điều này gây khó khăn trong việc phát hiện máy chủ có bị cấy chip vào nguồn cấp điện trong quá trình sản xuất hay không.
Chuyên gia bảo mật Philippe Lin của Trend Micro nói: “Nếu máy chủ bị xâm nhập và chip được cấy vào hệ thống nguồn được kích hoạt, các đường dây điện có thể đóng vai trò là kênh truyền dữ liệu”.
Ngoài các mục tiêu phổ biến như trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng viễn thông, hình thức tấn công mạng này cũng có thể áp dụng với thiết bị điện tử cá nhân. Đồng thời, chuyên gia Trend Micro cảnh báo dữ liệu cá nhân có thể bị đánh cắp nếu người dùng sạc smartphone tại các điểm công cộng.
Lite-On Technologgy là công ty chuyên cung cấp bộ phận nguồn và cấp điện cho nhiều loại thiết bị điện tử, từ smartphone hay laptop đến máy chủ sử dụng trong các trung tâm dữ liệu. Sau đó, các hệ thống và linh kiện nguồn này sẽ được chuyển tới cho các nhà sản xuất khác như Quanta, Wistron hoặc Iventec để lắp ráp thành sản phẩm hoàn thiện.
Năm ngoái, Bloomberg Business đã cáo buộc Bắc Kinh bí mật cấy chip gián điệp trên máy chủ của Apple và Amazon.
Giám đốc điều hành Lite-On Technology cho biết đối tác của Mỹ đã phát hoảng khi Bloomberg đăng tải báo cáo về việc Bắc Kinh cấy chip gián điệp siêu nhỏ vào máy chủ của các công ty công nghệ Mỹ, bao gồm Apple và Amazon.
Mặc dù, các nhà chức trách Mỹ vẫn chưa thể tìm ra bằng chứng xác thực, nhưng Giám đốc điều hành Lite-On cho biết: “Bất kể tính chính xác của báo cáo này như thế nào, các đối tác Mỹ vẫn muốn nâng cao tiêu chuẩn bảo mật và không muốn làm phật lòng chính quyền Trump”.
Hiện tại, Lite-On Technology đang đầu tư 10 tỷ TWD (tương đương 324 USD) để xây dựng trung tâm nghiên cứu và nhà máy mới ở thành phố Cao Hùng, phía Nam Đài Loan. Công ty tiết lộ rằng các cơ sở này sẽ tập trung giải quyết nhu cầu về linh kiện máy chủ cho các đối tác Mỹ. Dự kiến cả hai sẽ đi vào hoạt động vào tháng 6-2019.
Năm ngoái, các nhà cung cấp linh kiện máy chủ lớn như Quanta, Inventec và Wistron đã bắt đầu đưa dây chuyển sản xuất sang Đài Loan và một số quốc gia khác, chủ yếu để tránh hàng rào thuế quan của Washington. Nhưng giờ đây, mối lo ngại bảo mật đã bắt đầu cho một làn sóng tháo chạy khỏi Đại Lục.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia an ninh mạng, việc di dời dây chuyền sản xuất sang quốc gia khác sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro an ninh, vì luôn có cách thao túng quy trình sản xuất.
“Mọi liên kết giữ các linh kiện, hoặc giữa bo mạch chủ và nguồn điện có thể là lỗ hổng để cấy chip gián điệp”, Phó giám đốc Viện Công nghệ An ninh mạng Đài Bắc Tien-Chin-wei nói. “Bạn chỉ có thể giảm thiểu hoặc hạn chế rủi ro, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn các mối đe dọa”.
Theo Nikkei Asia Review
Đến lượt Amazon đòi Bloomberg gỡ bài chip gián điệp
Sau tuyên bố mạnh mẽ của CEO Apple - Tim Cook yêu cầu Bloomberg gỡ bỏ tin bài chip gián điệp siêu nhỏ, đến lượt Amazon cũng đưa ra yêu cầu tương tự.
Trang The Verge đăng tải thông tin liên quan đến vụ chip gián điệp siêu nhỏ được Bloomberg công bố có trong linh kiện dành cho hệ thống máy chủ của Apple và Amazon.
Theo đó, CEO Amazon Web Services, ông Andy Jassy chia sẻ về quyết định của CEO Apple - Tim Cook khi đưa ra yêu cầu Bloomberg gỡ bài. Andy Jassy cho rằng yêu cầu của Tim Cook là hoàn toàn đúng đắn, Bloomberg không chỉ đưa thông tin sai gây ảnh hưởng cho Apple mà còn gây thiệt hại cho cả Amazon bởi tin tức thiếu chính xác. Bloomberg không đưa ra được bằng chứng cho những thông tin tiêu cực trên và Amazon cho rằng phóng viên của hãng tin này đã quá lạm dụng tự do ngôn luận. Chính bởi vậy, Bloomberg cần phải gỡ những tin bài trên.
Trong một động thái cùng ngày, đối tượng trung tâm của vụ bê bối trên, Super Micro, đơn vị sản xuất những bo mạch chủ cho hệ thống máy chủ của Apple và Amazon cũng lên tiếng. CEO Super Micro Charles Liang cho rằng, những bài báo tiêu cực thiếu căn cứ của Bloomberg đã gây ra nhiều thiệt hại cho công ty này. Chính bởi vậy Super Micro cần Bloomberg phải hành động có trách nhiệm, gỡ bỏ tin bài và rút những cáo buộc như trên.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, những thông tin gây chấn động giới công nghệ thế giới những ngày qua sau bài báo điều tra của hãng tin Bloomberg về việc linh kiện của Super Micro cung cấp cho Apple và Amazon có chip gián điệp đang vấp phải những phản ứng quyết liệt.
Đầu tiên là việc Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã lên tiếng phủ nhận việc các máy chủ của Apple, Amazon bị gắn chip gián điệp. DHS cho rằng thông tin này không phù hợp và thiếu chính xác. Tuyên bố của DHS cũng tương đồng với phát ngôn của Trung tâm An ninh Quốc gia Vương quốc Anh về vụ việc chip gián điệp SuperMicro.
Việc Bộ An ninh Nội địa Mỹ phải lên tiếng chính thức về scandal chip gián điệp, dù là phản bác lại thông tin được hãng tin Bloomberg điều tra đưa ra cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ việc bởi rất hiếm khi DHS đưa ra tuyên bố hay phát ngôn chính thức về một vấn đề nào đó.
Theo Báo Mới
Tin tặc Trung Quốc bị tố tấn công mạng 27 trường đại học Ít nhất 27 đại học tại Mỹ, Canada và Đông Nam Á trở thành đối tượng mà tin tặc Trung Quốc nhắm đến hòng lấy cấp nghiên cứu công nghệ hàng hải sử dụng cho mục đích quân sự. Viện công nghệ Massachusetts (MIT) nằm trong số đại học bị tin tặc Trung Quốc nhắm đến - Ảnh: TIME Tờ The Wall Street...