‘Số bệnh nhân COVID-19 tiên lượng không qua khỏi ở Đà Nẵng khá nhiều’
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa cho biết, hiện số lượng bệnh nhân tiên lượng không qua khỏi tại Đà Nẵng khá nhiều.
Đội Điều trị do Bộ Y tế cử tới với 30 thành viên do Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa (Bộ Y tế) làm đội trưởng liên tục làm việc để duy trì sự sống cho các bệnh nhân mắc COVID-19.
Ông Khoa cho rằng Đà Nẵng có năng lực y tế tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu chung trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, điều lo ngại nhất chính là ổ dịch xuất hiện đầu tiên ở các khoa có bệnh nhân nặng, bệnh nhân nhiều bệnh nền như Hồi sức cấp cứu, Nội thận tiết liệu, Nội tổng hợp.
Đây là khoa từ trước đã điều trị cho bệnh nhân nặng. “Có người suy thận mạn, người có nhiều bệnh nền đang hồi sức, cấp cứu và tiên lượng tử vong cao nên số bệnh nhân COVID-19 nặng gia tăng rất nhanh. Hiện số ca tiên lượng không qua khỏi tại Đà Nẵng khá nhiều“, ông Khoa nói.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa (Bộ Y tế). (Ảnh: Bộ Y tế)
Video đang HOT
Ở Vĩnh Phúc, Bình Thuận trước đây hầu hết ca nhiễm là từ nước ngoài về, người không có bệnh nền nên tỷ lệ ca nặng rất ít so với đợt này. Nhưng đợt dịch lần này số ca nặng rất nhiều. Điều đó đòi hỏi huy động tổng lực chuyên gia về lĩnh vực hồi sức-cấp cứu, cũng như rất nhiều phương tiện vật tư liên quan.
Bộ Y tế đã huy động nhân lực giỏi từ rất nhiều nguồn mới có đủ khả năng cứu chữa những trường hợp nặng. Các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm được điều đến từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế và một số nơi khác như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM… Đây là lực lượng thuộc loại tinh nhuệ nhất của ngành Y tế.
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, ưu tiên lúc này là vừa phải tập trung lực lượng cứu chữa bệnh nhân, vừa đồng thời giải tỏa được những bệnh nhân nặng đang nằm ở Bệnh viện Đà Nẵng, chia sẻ gánh nặng cho các cơ sở khác.
Đội ngũ y bác sĩ nỗ lực chữa trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Đà Nẵng. (Ảnh: Sở Y tế Đà Nẵng)
Riêng bệnh nhân mắc COVID-19 nặng được đưa về Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng (điều trị tại đơn vị điều trị tích cực mới được thiết lập ở đây) và đưa về Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang.
“ Chúng tôi giao Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Bạch Mai phụ trách Trung tâm Y tế Hòa Vang. Tại trung tâm này cũng thiết lập đơn vị lọc máu để chạy thận cho những người mắc COVID-19 đang suy thận mạn“, bác sỹ Khoa nói và cho biết bình thường việc thiết lập những đơn vị như vậy mất rất nhiều thời gian, nhưng trong bối cảnh chống dịch thì chỉ một tuần tất cả những đơn vị này đều hoàn thành.
Đà Nẵng không ghi nhận thêm trường hợp cách ly để theo dõi Covid-19
Trong ngày 19/3, Đà Nẵng không ghi nhận trường hợp cách ly để theo dõi Covid-19 nào, đồng thời cho ra viện 16 trường hợp.
Ảnh minh họa
Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, từ 8h đến 13h30 ngày 19/3, trên địa bàn không ghi nhận trường hợp cách ly để theo doi Covid-19; đồng thời cho ra viện 16 trường hợp (13 người Việt Nam và 3 người Singapore).
Hiện các bệnh viện trên địa bàn Đà Nẵng đang có 92 trương hơp cách ly để theo dõi Covid-19 (74 người Việt, 18 nước ngoài).
Cập nhật trường hợp cách ly theo dõi Covid-19 tại Đà Nẵng đến ngày 19/3.
Tổng cộng đến nay, Đà Nẵng có 679 mẫu xét nghiệm âm tính, 4 mẫu xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại sức khỏe các trường hợp đều tạm ổn và đang được theo dõi chặt chẽ.
Các trường hợp tiếp xúc gần với những bệnh nhân Covid-19 có 126 người đang được theo dõi hàng ngày. Cộng dồn đến nay là 164 người được theo dõi (gồm những người đã kết thúc). Trong đó đã lấy mẫu 154 người và đều cho kết quả âm tính.
Trong ngày 19/3, Đà Nẵng có 204 người kết thúc cách ly tập trung. Đến nay chỉ còn 165 người cách ly tập trung.
Các trường hợp cách ly tại nhà là 224 người. Các trường hợp đang được cách ly tại nơi lưu trú là 33 người. Ngoài ra, Đà Nẵng đang theo dõi tại cộng đồng 107 trường hợp.
Theo kinhtedothi.vn
Bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch rưng rưng với chai nước cam Hơn 2.000 chai nước cam được trao tận tay những người ở tuyến đầu chống dịch như lời động viên, chung sức với các chiến sĩ trên mặt trận chống dịch COVID-19. Y bác sĩ của một ca trực nhận nước cam từ tấm lòng các bạn trẻ - Ảnh: BẢO NGUYÊN Càng ý nghĩa hơn khi số cam được các bạn thu...