Snowden – bóng ma trong sân bay
Hàng chục phóng viên, lỉnh kỉnh với micro và máy quay, mệt mỏi vì những ngày dài chầu chực ở sân bay để rình Snowden, bỗng trở nên nhốn nháo. Họ xúm lại, chỉ là để giáp mặt những người sẽ đi gặp anh ta ở một nơi bí mật.
Hàng chục phóng viên đang cố gắng lấy tin tức về Snowden từ nhóm các nhà hoạt động nhân quyền và luật sư ở sân bay Sheremetyevo, Moscow. Ảnh: FP
Trong sân bay, một người phụ nữ tóc vàng nhỏ nhắn hỏi phóng viên của Foreign Policy đầy thảng thốt: “Chuyện gì đang xảy ra thế, anh có biết không?”, cô chỉ vào đám đông gồm vài chục phóng viên đang tay xách nách mang micro, máy quay phim, thang nhôm, và la ló cảnh sát. Họ đang tụ tập cạnh một bức tường ở nhà ga F của sân bay quốc tế Sheremetyevo, Moscow.
Sau ba tuần ẩn náu trong khu vực quá cảnh sân bay này, Edward Snowden, cựu nhân viên tình báo bị Mỹ truy nã với cáo buộc gián điệp, đã mời một nhóm gồm các nhà hoạt động nhân quyền và luật sư đến thảo luận về khả năng tị nạn chính trị ở Nga. Vào thời điểm các phóng viên nhốn nháo, các nhà hoạt động được mời đã đi qua một cửa ở phía bên kia của đám đông,
Người phụ nữ trên không biết Snowden là ai hay tại sao sao anh ta lại sống ở khu vực quá cảnh của sân bay ba tuần nay. “Hoàn toàn điên rồ”, cô lẩm bẩm. Đúng là điên rồ.
Các phóng viên bủa vây là một nhóm các nhà hoạt động, những người sắp bước vào cuộc trao đổi với Snowden. “Cô nghĩ anh ta sẽ nói gì?”, một phóng viên hỏi Tatyana Lokshina, thuộc văn phòng tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Moscow.
Video đang HOT
“Tôi không biết. Tôi không phải là thầy bói”, Lokshina đáp.
Lokshina có vẻ mệt mỏi. Cô đã trả lời mãi một câu hỏi cả ngày không ngừng nghỉ, trên cả hai điện thoại di động, trước ống kính camera và vào các micro lông lá đang thi nhau chĩa vào mặt cô.
Các phóng viên đã săn đuổi bóng ma của Snowden nhiều ngày nay xung quanh sân bay. Một số người chôn chân bên ngoài Burger King, ngắm mọi người ra vào mua bánh mỳ kẹp thịt. Những người khác lo xa hơn còn mua sẵn vé máy bay sang Cuba, với hy vọng phỏng vấn được Snowden trên máy bay.
Và cuối cùng, hôm 12/7, thời cơ cũng đã đến. Snowden gửi mail đến những người bảo vệ nhân quyền Nga, các luật sư và thậm chí phó chủ tịch Hạ viện. Chưa rõ ai là người cung cấp danh sách này cho anh ta. Địa chỉ email mà Snowden sử dụng, cũng như nội dung của bức thư, đã được công bố ngay sau đó và đăng lại trên Facebook. Hàng chục phóng viên đã cố gắng để có được câu trả lời từ Snowden nhưng anh vẫn chưa sẵn sàng để gặp họ.
Ít phút trước cuộc gặp dự kiến diễn ra vào lúc 17h, một người đàn ông mặc áo khoác xanh sẫm xuất hiện. Ông lặng lẽ đưa lên một mảnh giấy có chữ “G-9″ đầy bí ẩn. “G-9″ dường như không phải là chữ viết tắt của thứ gì. Đó là một mã số nhằm báo hiệu cho những người được mời.
Các nhà hoạt động và các luật sư được chọn để gặp Snowden cùng đi theo người đàn ông này, giống như một nhóm khách du lịch hoặc trẻ mẫu giáo, hiên ngang chen vào giữa đám đông phóng viên để đi. Cảnh tượng như trong phim.
Sau ít phút, sân bay trở lại ồn ã như thường, tiếp tục công việc kinh doanh thường ngày. Các hành khách đi qua đám đông phóng viên mồ hôi nhễ nhại, đang kiên nhẫn chờ đợi những vị khách mời của Snowden quay ra để hỏi xem anh ta đã nói gì. Cuối cùng thì họ cũng trở lại.
“Snowden trông xanh xao và lo lắng về sự an toàn của bản thân”, Sergei Nikitin, giám đốc văn phòng tại Moscow của tổ chức Ân xá Quốc tế nói. “Anh ta không muốn chúng tôi chụp ảnh. Nhưng tôi không cho rằng anh ta đang bị tình báo Nga gây áp lực”.
Một số phóng viên đã quyết định ở lại sân bay cho đến 1 giờ sáng, hy vọng Snowden sẽ trả lời các email và gặp họ ở một góc nào đó yên tĩnh trong sân bay.
Không rõ anh ta dự định ở sân bay đến bao giờ, nhưng như ông Nikitin nhận xét, thì Snowden “không thấy phiền với tiếng loa oang oang ở sân bay. Đến giờ, anh hẳn đã phải quen với thứ âm thanh đó rồi”.
Theo VNE
Nga - Mỹ vờn nhau trong vụ Snowden
Các quan chức Mỹ đã thôi thúc ép Nga dẫn độ Edward Snowden, người tiết lộ chương trình theo dõi bí mật của Mỹ và đang trú ngụ ở khu quá cảnh sân bay của Nga, và cả hai bên đang giữ thái độ chờ xem.
AFP dẫn tin hãng thông tấn Nga trích lời một nguồn tin hiểu biết tình hình cho hay: "Không như giai đoạn đầu... người Mỹ đã thôi đưa ra các yêu cầu này khác với người Nga".
"Mấy ngày nay không còn bất cứ yêu cầu nào dù qua kênh chính thức hay phi chính thức", nguồn tin cho biết thêm. "Tất cả các bên liên quan đều đi đến trạng thái chờ - và xem thế nào".
Theo Wikileaks, Edward Snowden nộp đơn xin tị nạn tới 27 quốc gia. Ảnh: AFP
Nguồn tin trên nhận xét rằng cả đôi bên Nga và Mỹ đều muốn nhanh chóng thoát khỏi tình huống phức tạp và bế tắc này, mà không bị mất mặt.
Snowden được cho là đang tá túc tại khu quá cảnh sân bay Sheremetyevo kể từ ngày 23/6, sau một chuyến bay đến từ Hong Kong. Anh này đã gửi đơn xin tị nạn đến 27 quốc gia nhằm tránh bị đưa về Mỹ và xét xử với tội danh vi phạm Luật chống Gián điệp. Snowden là người đã tiết lộ chương trình giám sát thông tin rộng khắp của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) với toàn thế giới.
Phóng viên Mỹ Glenn Greenwald, người được cho là vẫn giữ liên lạc với Snowden trong những ngày qua cho biết anh ta "lo lắng về bước đi tiếp theo, nhưng hài lòng với cuộc tranh luận mà anh đã khơi lên".
Trong khi đó tờ Times của Anh đưa tin chuyến bay thường lệ của Aeroflot từ Moscow tới Havana ngày 11/7 dường như có sự thay đổi lộ trình bay, làm dấy lên nghi ngờ rằng Snowden có mặt trên đó. Nếu muốn tới Venezuela để tị nạn theo lời mời của tổng thống nước này, Snowden có cách khả thi là quá cảnh qua Cuba rồi sau đó đến Venezue.
Theo Khampha
Cuộc săn lùng Snowden ở sân bay Nga Ai cũng muốn tìm kiếm Snowden: Mỹ muốn tóm gọn; nữ điêp viên sexy muốn kêt hôn, trong khi các phóng viên khát khao được phỏng vấn. Nhưng tại sân bay Sheremetyevo, nơi Snowden được cho là đang ẩn náu, không có dấu vết của anh. Sảnh làm thủ tục xuất cảnh ở sân bay Sheremetyevo. Ảnh: Wikipedia Sân bay Sheremetyevo ở Moscow...