SMBC hối thúc Eximbank tổ chức Đại hội đồng Cổ đông bất thường năm 2019 lần thứ 2
Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) thêm một lần nữa phải bày tỏ quan điểm để quyền cổ đông của mình tại Eximbank được tôn trọng.
“Liên hoàn” ĐHĐCĐ của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – Mã CK: EIB) hôm 30/6 đã “vỡ” cả 2 phiên – ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 (buổi sáng) và ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 (buổi chiều). Đều chung một lý do: không đủ túc số để tiến hành.
Là bên đề nghị và nhiều lần đốc thúc HĐQT Eximbank tổ chức phiên họp ĐHĐCĐ bất thường, giới lãnh đạo chóp bu của Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) thêm một lần nữa phải bày tỏ quan điểm, cũng như quyết tâm “thanh lọc” HĐQT Eximbank của mình.
Cả 2 phiên họp ĐHĐCĐ mà Eximbank tổ chức hôm 30/6 đều dùng chung “backdrop”.
Ngày 10/7, đại diện của SMBC đã có văn bản gửi HĐQT Eximbank liên quan đến việc triệu tập phiên họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 lần 2.
Văn bản cũng được gửi tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Lê Minh Hưng và Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng – NHNN.
Theo quan điểm của SMBC, việc triệu tập một cuộc họp ĐHĐCĐ theo quy định tại Điều 33.2 của Điều lệ Eximbank cũng được áp dụng cho một cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường.
Cụ thể, trong trường hợp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành do không đủ túc số thì được triệu tập họp lần 2 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định tổ chức cuộc họp lần thứ nhất.
Do đó, SMBC yêu cầu HĐQT Eximbank quyết định và thông báo cho các cổ đông kế hoạch chi tiết cho việc triệu tập ĐHĐCĐ bất thường lần 2 trong thời gian sớm nhất có thể theo các điều khoản và điều lệ của Eximbank.
Video đang HOT
“Liên quan đến việc này, một điểm quan trọng cần lưu ý lại là cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường nhằm giải quyết các vấn đề thuộc về năm tài chính 2019, nhưng chưa được giải quyết vì bị trì hoãn thời gian dài.
Do đó, cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường cần phải được tiến hành trước để giải quyết xong tất cả các vấn đề của năm tài chính 2019, trước khi chuyển qua xem xét các vấn đề của năm tài chính 2020 và nhiệm kỳ 2020 – 2025″ – văn bản được Giám đốc Điều hành Cấp cao của SMBC ký, nêu rõ.
“Các vấn đề thuộc về năm tài chính 2019″ mà SMBC đề cập nhiều khả năng chính là những nội dung mà họ đã nhiều lần đề xuất khi đề nghị tổ chức phiên họp ĐHĐCĐ bất thường từ năm 2019. Đó là việc xem xét bãi nhiệm ông Yasuhiro Saitoh, bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên HĐQT và cắt giảm quy mô HĐQT.
Cách đây vài tháng, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng (NHNN) đã phải ra văn bản kết luận việc HĐQT Eximbank không triệu tập ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 được xem như là sự vi phạm của Thành viên HĐQT. Các thành viên HĐQT không đồng ý tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường đã bị lập biên bản xử phạt hành chính cá nhân.
Nghị trình ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 rất được các cổ đông của Eximbank quan tâm. Ngày 30/6, đại hội này đã thu hút được sự tham dự của 129 cổ đông, đại diện cho 51,92% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết – cao hơn so với con số 17,54% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết “check-in” ở phiên ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 diễn ra buổi sáng.
Dù số chưa đủ túc số để tiến hành vào hôm đó, nhưng theo quy định tại Điều lệ Eximbank: trong trường hợp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành do không đủ túc số thì được triệu tập họp lần 2 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định tổ chức cuộc họp lần thứ nhất.
Phiên ĐHĐCĐ lần 2 này sẽ được tiến hành với túc số yêu cầu chỉ là 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Với 51,92% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đã “check-in” ở phiên 30/6, rõ ràng ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 lần 2 của Eximbank sẽ có cửa rất sáng để tiến hành.
Vướng nợ xấu, nhiều ngân hàng không thể chia cổ tức
Dù lợi nhuận giữ lại lên đến hàng nghìn tỷ đồng, song nhiều ngân hàng không thể chia cổ tức cho cổ đông do vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu.
Sacombank chưa thể chia cổ tức cho cổ đông, cho dù có tới 4.000 - 4.500 tỷ đồng lợi nhuận giữ lại.
Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) ngày 5/6 vừa qua, nhiều cổ đông Sacombank tỏ ra bức xúc vì trong nhiều năm liền không nhận được đồng lợi tức nào.
Một cổ đông cho biết, ông đã chờ đợi trong nhiều năm và không biết khi nào mới nhận được cổ tức của Sacombank, trong khi nhiều ngân hàng khác chia cổ tức ở mức cao, từ 30-50%.
Theo vị này, nếu không chia ở mức cao như một số ngân hàng khác thì Sacombank cũng nên chia cổ tức ở tỷ lệ từ 2-5% để an ủi cổ đông.
Trả lời thắc mắc của cổ đông, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, với nguồn lợi nhuận giữ lại hiện lên đến 4.000-4.500 tỷ đồng và Ngân hàng rất muốn chia cổ tức, nhưng không thể.
Lý do bởi Sacombank vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu kể từ khi sáp nhập thêm SouthernBank từ năm 2015 đến nay, nên theo quy định và yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là phải tập trung nguồn lực để tái cơ cấu, không được chia cổ tức.
"Kỳ vọng trong 1-2 năm tới, Ngân hàng sẽ hoàn tất tái cơ cấu để được chia cổ tức", Chủ tịch HĐQT Sacombank nói.
Còn tại SCB, sau khi hợp nhất với Ficombank và TinNghiaBank từ năm 2011 đến nay, nhà băng này phải tập trung nguồn lực để tái cơ cấu. Mới đây, đầu tháng 3/2020, NHNN đã chính thức duyệt phương án tái cơ cấu SCB giai đoạn 2.
Vì thế, SCB chưa thể chia cổ tức cho cổ đông, cho dù đang có hơn 1.234 tỷ đồng lợi tức giữ lại (trong đó, quỹ bổ sung vốn điều lệ là 521 tỷ đồng và lợi nhuận để lại là hơn 700 tỷ đồng).
Theo đại diện SCB, Ngân hàng rất thấu hiểu nỗi niềm của cổ đông trong nhiều năm qua không nhận cổ tức, nhưng nếu chia là làm trái quy định. SCB đang thực hiện tái cơ cấu và chưa xử lý xong nợ xấu (trái phiếu VAMC) nên không được chia cổ tức.
"Hiện tại, SCB còn nắm giữ hơn 20.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC, song đã trích dự phòng hơn 40%. Quỹ dự phòng của SCB hiện đạt khoảng 11.000 tỷ đồng, nên Ngân hàng vẫn đang nỗ lực xử lý nợ xấu để sớm được hoàn nhập dự phòng. Sau tái cấu trúc, cổ đông sẽ nhận được cổ tức", vị này thông tin.
Tại ĐHCĐ thường niên 2020 diễn ra giữa tháng 5/2020, nhiều cổ đông MSB thắc mắc về khoản lợi nhuận còn lại của năm 2019 là gần 900 tỷ đồng có thể chia cổ tức tỷ lệ 5% được hay không.
Trả lời cổ đông, ông Huỳnh Bửu Quang, Phó chủ tịch HĐQT MSB cho biết, việc chia cổ tức là không thể khi MSB xử lý xong nợ xấu tại VAMC và chia sẻ thêm, nợ xấu của MSB hiện tương đương với khoản lợi nhuận giữ lại, đến quý III/2020 sẽ xử lý xong, khi đó việc chia cổ tức sẽ thuận lợi.
Tại Eximbank, lượng trái phiếu VAMC nắm giữ tính đến hết năm 2019 còn khoảng 3.200 tỷ đồng và đã trích dự phòng được gần 2.100 tỷ đồng.
Như vậy, Eximbank cần xử lý tiếp hơn 1.100 tỷ đồng nữa là hoàn tất kế hoạch tất toán trái phiếu VAMC. Khi đó, Eximbank mới có thể chia cổ tức cho cổ đông, sau nhiều năm nói không.
Hiện tại, bên cạnh những ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu không được chia cổ tức, NHNN còn yêu cầu các ngân hàng không được chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm lãi suất cho khách hàng mùa dịch (Chỉ thị 02).
Chính sách này được đánh giá là phù hợp với bối cảnh khó khăn hiện nay, khi vừa đảm bảo trả cổ tức cho cổ đông, đáp ứng quy định của NHNN, vừa có thể tăng được vốn, nâng cao năng lực tài chính theo chuẩn Basel II.
Theo đó, nhiều ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu ở mức cao như HDBank chia ở tỷ lệ 50%, ACB là 30%, OCB là 25-27%...
Qúy I/2020: Biến động nhân sự cấp cao tại một loạt ngân hàng Còn vài ngày mới hết quý 1/2020 nhưng nhiều ngân hàng đã có sự biến động nhân sự cấp cao từ vị trí Giám đốc đến Tổng giám đốc. MSB liên tiếp có biến động nhân sự cấp cao Giữa tháng 1/2020, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) bất ngờ có thay đổi nhân sự cấp cao khi quyết định bổ...