Smatphone bình dân sẽ là xu hướng tất yếu
Thị trường điện thoại thông minh (smartphone) tại Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu ngoại, tưởng như đã đến ngưỡng “ bão hòa”, thế nhưng, vẫn còn trên 70% người tiêu dùng Việt chưa dùng smartphone.
Báo cáo của nhiều công ty nghiên cứu thị trường cho biết, Việt Nam hiện có hơn 17 triệu người đang sử dụng điện thoại smartphone, chiếm trên 20% dân số. Đây chính là lí do khiến nhiều hãng sản xuất điện thoại nhìn nhận Việt Nam vẫn là thị trường lớn và nhiều tiềm năng.
Nhắm vào tầm trung
Các hãng điện thoại lớn như Samsung, Nokia, HTC, Sony… mặc dù chưa khai phá và “nhảy” vào phân khúc smartphone bình dân nhưng đã và đang từng bước “đặt chân” vào dòng smartphone tầm trung, với giá trung bình từ 4 – 7 triệu đồng để gia tăng thị phần và doanh số cho mình.
Hãng Samsung với Galaxy Trend (3,99 triệu đồng), Galaxy Ace 3 (4,39 triệu đồng), HTC Desire 500 (7,5 triệu đồng), Nokia Lumia 620 (4,79 triệu đồng), hãng Sony với Xperia M (5,2 triệu đồng), Xperia E Dual (3,5 triệu đồng),…
Nokia là một trong những nhà sản xuất đầu tiên nhảy vào phân khúc tầm trung và gặt hái được nhiều thành quả nhất. Trong khi những sản phẩm như Lumia 920, … vẫn kém cạnh các đối thủ cạnh tranh trên phân khúc smartphone cao cấp thì Lumia 520 lại bán chạy nhất trong dòng smartphone tầm trung.
Trên hệ thống siêu thị Thế giới di động, Lumia 520 được giới thiệu là smartphone tầm trung bán chạy nhất.
Việc đầu tư vào phân khúc smartphone tầm trung không chỉ giúp các nhà sản xuất mở rộng lượng khách hàng, đồng thời còn là phương án lấy lượng bù chất cho việc chuyển hướng từ cao cấp sang các phân khúc thấp hơn.
Tại thị trường Việt Nam, tuy thị trường điện thoai smartphone tầm trung đang ngày càng phong phú, đa dạng và cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sản xuất, tuy nhiên, dòng sản phẩm này mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, những người có thu nhập trung bình hoặc một bộ phận giới trẻ có khả năng mua sắm, còn phần lớn tầng lớp có thu nhập thấp, đặc biệt ở các tỉnh lẻ… sản phẩm smartphone tầm trung trên vẫn chưa tới tay người tiêu dùng do giá vẫn còn cao.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, nhiều lần cho rằng, chỉ khi nào mỗi chiếc smartphone giá dưới 20 USD thì ai (người tiêu dùng Việt Nam) cũng có thể mua. Vị này vẫn kì vọng, năm 2014, Việt Nam có thể sản xuất được smartphone với mức giá bán 30-35 USD/chiếc.
Thị trường smartphone bình dân còn quá lớn
Năm 2012, hãng điện thoại “thương hiệu Việt” Q-mobile đã tung ra các dòng sản phẩm điện thoại smartphone cảm ứng đa điểm, đầy đủ tính năng giải trí và mức giá từ 1,5 triệu – 3 triệu đồng. Hay, dòng điện thoại smartphone của Tập đoàn Viettel V8404 sử dụng hệ điều hành Android, với giá 1,5 triệu đồng; Tập đoàn VNPT cũng tung ra smartphone Vivas Lotus S1 với giá “bình dân” 3,9 triệu đồng…
Ngay như “thương hiệu Việt” HKPhone từng gây ồn ào trên thị trường thời gian qua, nhưng giá sản phẩm của HKPhone cũng tương đối cao, với giá trung bình từ 3 đến hơn 6 triệu đồng/chiếc.
Video đang HOT
Mặc dù giá HKPhone không hề “bình dân” (4-6 triệu đồng), nhưng trên nhiều diễn đàn, trang tin công nghệ như Tinhte, GenK… khá nhiều người tiều dùng cho rằng, mua sản phẩm này khá rủi ro, vì nhiều lỗi như pin sụt nhanh, vào mạng chậm, chất lượng camera kém…
Lí do các sản phẩm trên khá im ắng và chưa tạo ra làn sóng smartphone giá rẻ trên thị trường một phần vì giá còn cao, phần nhiều do chất lượng máy, thiết kế, thương hiệu chưa như mong muốn của người dùng.
Ông Đỗ Giang Vinh, Trưởng đại diện Haier Mobile tại Việt Nam – công ty mới đây cũng đưa một loạt sản phẩm điện thoại smartphone “bình dân” với giá từ hơn 1 triệu – 3 triệu đồng, cho rằng, tiềm năng thị trường điện thoại smartphone bình dân tại Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu.
Ông Vinh kể, sau khi tập đoàn Haier – tập đoàn chuyên về đồ gia dụng, điện tử quay ra đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất điện thoại thông minh, ông đã sang đàm phán đối tác để đưa dòng điện thoại này về Việt Nam vì… nhìn thấy cơ hội thị trường smartphone còn quá lớn.
“Hiện vẫn còn khoảng trên 70% người dùng tại Việt Nam sử dụng điện thoại thông thường, với tính năng nghe, gọi, nhắn tin là chủ yếu. Điện thoại smatphone bình dân sẽ là xu hướng tất yếu và phân khúc này sẽ bùng nổ khi nhu cầu lướt web, Facebook, chơi game trên điện thoại ngày càng nở rộ” ông Vinh phân tích.
Giới kinh doanh điện thoại cho rằng, chỉ khi nào các hãng điện thoại cùng cung cấp ra thị trường sản ph ẩm thực sự có chất lượng và có giá bình dân, hợp lí thì khi đó thị trường smatphone bình dẫn tại Việt Nam sẽ bùng nổ.
Theo VnEconomy
Những diễn viên mang dòng máu Việt nổi tiếng thế giới
Nếu lấy "dòng máu Việt" ra để tìm niềm tự hào trên thế giới trong lĩnh vực điện ảnh - cụ thể là diễn viên, không khó để chỉ ra nhiều gương mặt, đủ cả tài, lẫn sắc.
Những tài tử mang dòng máu Việt
Nếu gọi tên nam tài tử gốc Việt sớm thành danh ở ngoài biên giới Việt Nam hẳn phải quay ngược lại những năm 1930 để gọi tên một loạt những gương mặt như Kỳ Duyên, Lê Văn Kim, Lương Văn Yên... trong nhiều bộ phim của điện ảnh Pháp. Cùng với bà Hoàng Thị Thế, Phụng San, Phùng Thị Nghiệp, đây được coi là lứa tài tử đầu tiên của Việt Nam thành danh ở nước ngoài. Nổi bật nhất là diễn viên Kỳ Duyên, tên thật là Phạm Ngọc Thạch, sinh ngày 20/07/1910 tại Việt Nam. Ông đến với diễn xuất bằng bộ phim La Lettre của đạo diễn Louis Mercanton năm 1930 và có một sự nghiệp đáng tôn trọng với gần 40 vai diễn trong các bộ phim của Pháp, Ý và Trung Quốc. Trong đó, có khá nhiều phim nổi bật như L'homme à la cagoule noire (1936), Méfiez-vous des blondes (1950) hay Le mouton à cinq pattes (1954) từng được đề cử Oscar năm 1956. Bộ phim cuối cùng của ông là Une manche et la belle năm 1957.
Nam diễn viên Kỳ Duyên trong phim L'homme à la cagoule noire.
Thời điểm sau này, liên quan đến Việt - Pháp có thể kể tên nam diễn viên James Duval. Anh chàng diễn viên điển trai, sinh năm 1972 này có bà là người gốc Sài Gòn. Tham gia phim ảnh từ năm 1993, James Duval cũng có trong tay gần 40 vai diễn chủ yếu tại Mỹ với các dự án phim độc lập, nổi tiếng nhất trong đó là bộ ba tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Gregg Araki là Totally Fucked Up, The Doom Generation và Nowhere.
Quan Kế Huy vai cậu bé trợ thủ của Harrison Ford trong phần 2 Indiana Jones And The Temple Of Doom.
Hollywood cùng là nơi mà một số tài tử có dòng máu Việt tìm được chỗ đứng trong cộng đồng châu Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình. Jonathan Ke Quan (hay còn gọi là Quan Kế Huy), Cung Lê và Dustin Nguyễn là một trong số ít đó.
Quan Kế Huy sinh năm 1971, bắt đầu đóng phim từ năm 12 tuổi với vai cậu bé trợ thủ của Harrison Ford trong phần hai Indiana Jones And The Temple Of Doom. Năm 1985, Quan Kế Huy tiếp tục gây chú ý với bộ phim The Goonies. Sau một loạt vai diễn trong phim truyền hình, Quan Kế Huy lui về với công việc thiết kế bối cảnh và chỉ đạo võ thuật. Hai bộ phim đình đám mà anh cộng tác là X- Men và The One.
Cung Lê và Jean-Claude Van Damme trên poster phim Dragon Eyes.
Cung Lê - với lợi thế là một võ sư kickboxing và võ tự do đã bước chân vào Hollywood với một loạt dự án đình đám như Fighting (đóng cùng Channing Tatum), Pandorum (với Dennis Quaid và Ben Foster),Bodyguards And Assassins (cùng Chân Tử Đan) hay Dragon Eyes (với Jean-Claude Van Damme và Peter Weller)... Còn Dustin Nguyễn, trước khi trở về Việt Nam làm phim, anh đã có 14 bộ phim trên đất Mỹ, trong đó nổi bật nhất là Little Fish đóng cặp cùng Cate Blanchett hay series phim truyền hình 21th Jump Street kéo dài suốt 5 năm.
Nam diễn viên gốc Việt Lữ Lương Vỹ.
Một gương mặt khác nổi tiếng trong lĩnh vực phim ảnh ở khu vực châu Á là Lữ Lương Vỹ. Nam diễn viên gạo cội này sinh năm 1955 ở Việt Nam. Năm 12 tuổi, Lữ Lương Vỹ cùng gia đình sang Hong Kong. Năm 1980, anh bắt đầu sự nghiệp đóng phim cho đài TVB. Gương mặt đẹp, diễn xuất tuyệt vời, Lữ Lương Vỹ là cái tên nổi tiếng vượt ra ngoài phạm vi châu Á với gia tài khoảng 60 bộ phim nổi tiếng. Nhắc đến Lữ Lương Vỹ là nhắc đến Bến Thượng Hải hay Tuyết Sơn phi hồ đình đám một thời.
Những bóng hồng nổi tiếng thế giới
Nếu kể tên những "bóng hồng" thời kỳ đầu phải nhắc đến bà Hoàng Thị Thế hay Phụng San ở Pháp những năm 1930. Nếu như bà Hoàng Thị Thế (con gái thủ lĩnh Yên Thế Đề Thám với bà ba) được coi là nữ diễn viên đầu tiên người Việt khi tham gia phim La Lettre của đạo diễn Louis Mercanton năm 1930 (cùng hai phim nữa là La donna bianca năm 1930 và Le secret de l'émeraude năm 1935) thì sự nghiệp nữ diễn viên Phụng San rực rỡ hơn rất nhiều.
Nữ diễn viên Phụng San trên bìa tạp chí Ciné - mondial của Pháp.
Sinh năm 1915 ở Giáp Bát (Hà Nội), bắt đầu với những vai diễn nhỏ trong La Garconne (1935) hay Samson, Les Loups entre eux (1936)... đến năm 1943, bà đã được tạp chí Ciné - mondial của Pháp mời lên bìa sau vai chính trong bộ phim La Collection Ménard. Gần 30 năm làm nghề, Phụng San là gương mặt nổi tiếng ở Pháp. Cùng thời với bà còn có nữ diễn viên Phùng Thị Nghiệp hay sau năm 1954 là nữ diễn viên Thiên Hương cũng rất nổi tiếng.
Phạm Linh Đan trong bộ phim Đông Dương năm 1992.
Hai gương mặt nữ diễn viên ở Pháp có mối liên hệ máu mủ với mảnh đất Việt Nam là Phạm Linh Đan và Trần Nữ Yên Khê. Nếu như Trần Nữ Yên Khê là gương mặt chỉ gắn liền với các tác phẩm của chồng, đạo diễn Trần Anh Hùng, như Mùi đu đủ xanh Xích lô, Mùa hè chiều thẳng đứng,thì Linh Đan là cái tên được biết đến rộng rãi hơn trên toàn thế giới.
Cô diễn viên gốc Việt sinh năm 1974 này được biết đến nhiều nhất qua bộ phim Đông Dương (Indochine, 1992 - Oscar Phim nước ngoài hay nhất năm 1993) và giành được giải Ce'sar cho Nữ diễn viên triển vọngtrong phim De battre mon cur s'est arrêté năm 2006. Sau khi về Việt Nam giới thiệu bộ phim Pars vite et reviens tard năm 2007, Linh Đan đã nhận lời đạo diễn Bùi Thạc Chuyên tham gia bộ phim Chơi vơi (2009) với mong muốn "trở thành một phần của điện ảnh Việt Nam".
Biểu tượng sắc đẹp Chung Lệ Đề.
Hai gương mặt được coi là biểu tượng về sắc đẹp là mỹ nhân Chung Lệ Đề và Lý Mỹ Kỳ (Maggie Q). Có cha là một người Việt gốc Hoa, còn mẹ là một phụ nữ người Việt, Chung Lệ Đề - người phụ nữ gợi cảm nhất châu Á năm 2000, sinh trưởng ở Canada nhưng lại chọn Hong Kong làm nơi lập nghiệp.
Vẻ đẹp trời phú cộng với giải thưởng Hoa hậu TVB năm 1993 đã mở tung cánh cửa cho Chung Lệ Đề đến với màn ảnh. Thành công với Bạch phát ma nữ phần 2, Chung Lệ Đề là gương mặt quen thuộc với màn ảnh Hong Kong, đóng cặp với hầu hết nam tài tử nổi tiếng như Lưu Đức Hoa, Châu Tinh Trì, Lý Liên Kiệt. Không chỉ đẹp, những vai diễn của cô cũng để lại ấn tượng mạnh với khán giả như Khang Mẫn trong Thiên long bát bộ (2003) hay người mẹ kế trong Samsara (2003).
Lý Mỹ Kỳ nóng bỏng trong series Nikita.
Lý Mỹ Kỳ, xuất thân là người mẫu, sau thành công với Sống còn năm 2002 ở Hong Kong, cô quay về Mỹ tham gia vào nhiều dự án điện ảnh, trong đó, đình đám như Mission Impossible với Tom Cruise và Live Free Or Die Hard với Bruce Willis hay Deception với Ewan McGregor và Hugh Jackman. Nhưng bộ phim nổi bật nhất của Lý Mỹ Kỳ phải nhắc tới là series phim Nikita, trong đó cô đảm nhiệm vai chính - một sát thủ gợi cảm.
Người đẹp gốc H'Mông Brenda Song.
Không thể không nhắc tới cái tên Brenda Song, cô gái mang dòng máu H'Mông - nàng tiểu thư giàu có đỏng đảnh trong The Suite Life Of Zack And Cody - bộ phim "chiếm sóng" trên kênh Disney Chanel. Là một diễn viên, người mẫu, MC và là ca sĩ, Brenda Song còn gây bất ngờ khi không chỉ diễn xuất chính mà còn đồng sản xuất bộ phim Wendy Wu: Homcoming Warrior về một nữ chiến binh giỏi kungfu với sứ mạng cứu thế giới. Sinh năm 1988, là ca sĩ tuổi teen với nhiều ca khúc đình đám, cát-xê đạt mức 3,5 triệu USD, từng được bình chọn là một trong 25 ngôi sao "hot" nhất dưới 25 tuổi... Brenda Song thực sự khiến người Việt tự hào khi luôn nhắc về nguồn gốc H'Mông.
Còn khá nhiều gương mặt diễn viên mang dòng máu Việt đang khẳng định mình ở lĩnh vực diễn xuất như Minh Khai (Đức), Lance Krall, Tila Nguyen, Junie Hoang, Crystal Hoàng, Kathy Uyên hay thậm chí Bảo Hòa (Mỹ). Cùng làn sóng đạo diễn Việt Kiều về nước, nhiều diễn viên cũng đã tìm về Việt Nam như Ngô Thanh Vân, Kathy Uyên, Dustin Nguyễn hay trước đó là Trần Nữ Yên Khê, Phạm Linh Đan...
Theo Thế giới điện ảnh
Đinh Ngọc Diệp hóa cô dâu kiêu sa giữa lòng New York Trong chuyến đi công tác tại Mỹ vừa qua, Đinh Ngọc Diệp đã thực hiện bộ ảnh ấn tượng ngay giữa đường phố Broadway khi hóa thân thành một cô dâu xinh đẹp với tâm trạng đầy cảm xúc. Sở hữu lợi thế diễn xuất của một diễn viên, Đinh Ngọc Diệp đã thể hiện những khoảnh khắc nhân vật qua từng shoot...