Smartphone Trung Quốc vật lộn trước suy thoái kinh tế
Nhiều nhà máy gia công và sản xuất điện thoại ở Trung Quốc đã đóng cửa, giảm sản lượng hay sa thải bớt nhân công do tình hình kinh doanh đi xuống.
Công ty điện tử G.Credit, nhà sản xuất có trụ sở tại Hong Kong với hơn 2.500 lao động, đã đóng cửa nhà máy ở Thâm Quyến. Đây là đơn vị mới nhất trong số các nhà sản xuất điện tử đặt tại đồng bằng Châu Giang ngừng hoạt động trong tháng vừa qua, trước nỗi lo nền kinh tế đi xuống và nhu cầu tiêu dùng sụt giảm.
Nền kinh tế suy thoái và dư thừa sản lượng đã khiến ngành sản xuất điện thoại ở Trung Quốc đứng trước nhiều thách thức. Ảnh: AFP.
Xuất khẩu giảm mạnh trong khi chi phí vận hành nhà máy tăng cao, đã khiến các công ty Hong Kong, Đài Loan và nhiều khu vực khác rút đầu tư vào Quảng Đông (Trung Quốc) để chuyển sang các nước hấp dẫn hơn.
Được thành lập năm 2009, G.Credit từng là nhà cung cấp cho các thương hiệu điện thoại như Samsung, Huawei, ZTE và công ty khởi nghiệp Smartisan. Ở thời kỳ đỉnh cao, công ty này có trên 4.000 công nhân làm việc tại nhà máy Thâm Quyến.
Một số tin đồn cho biết, OnePlus, công ty start-up trong lĩnh vực smartphone nổi tiếng với các sản phẩm cấu hình cao trong tầm giá, đã cho nghỉ việc nhiều nhân viên. Các thương hiệu smartphone hàng đầu của Trung Quốc như Xiaomi, Lenovo, Huawei hay ZTE, đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những nhà sản xuất nhỏ khác như Smartisan, OnePlus, IUNI và Oppo, tại cả thị trường trong nước và quốc tế.
Video đang HOT
Các công ty điện tử Trung Quốc đang phải vật lộn tại thị trường trong và ngoài nước. Ảnh: SCMP.
Nền kinh tế suy thoái và dư thừa sản lượng là nguyên nhân khiến tình hình kinh doanh smartphone tại Trung Quốc đi xuống. Mặc dù vậy theo phân tích của IDC, doanh số bán smartphone tại thị trường đông dân nhất thế giới trong năm nay tiếp tục tăng, đạt 424 triệu máy so với 420 triệu đơn vị trong năm ngoái.
Trong tháng 12/2015, giới truyền thông Trung Quốc cho biết một số nhà máy ở Châu Giang bao gồm Jingchi Plastics đã bị đóng cửa sau kỳ nghỉ kéo dài một tuần. Trước sự kiện trên một ngày, hơn 4.000 công nhân và đối tác đã tập trung trước cửa công ty công nghệ điện tử Fu Chang, đơn vị cung cấp linh kiện viễn thông cho ZTE và Huawei, để phản đối việc công ty này đóng cửa đột ngột.
Bảo Anh
Theo VNE
5 điện thoại Trung Quốc là bản sao lỗi của iPhone
Những chiếc điện thoại này "vay mượn" kiểu dáng điện thoại của Apple nhưng chắp vá không hoàn hảo, kết quả là cho ra sản phẩm khôi hài.
Trên thị trường, không ít smartphone có kiểu dáng "hao hao" iPhone, thậm chí các nhà sản xuất Trung Quốc không ngần ngại sao chép y nguyên thiết kế của Apple. Bên cạnh đó, một vài điện thoại lấy đường nét của "Táo Khuyết", chắp vá để mang lên sản phẩm của mình. Nó tạo ra những "bản sao lỗi" của iPhone đầy khôi hài.
E-boda T300
Chiếc điện thoại này lấy cảm hứng từ iPhone 6, 6s của Apple. Máy sao chép mặt sau với các vạch phân cách, cụm camera và đèn flash LED. Trong khi đó, mặt trước E-boda T300 có phím điều hướng làm giống nút Home tích hợp cảm biến vân tay trên iPhone.
E-boda T200
Bản sao này lại phát triển dựa trên iPhone 5s phiên bản màu vàng. E-boda T200 làm kiểu vuông vức, nắp lưng chia làm ba vùng giống smartphone của Apple. Đáng chú ý là mẫu điện thoại cơ bản trên với bàn phím số, màn hình 2,4 inch được bán rộng rãi ở Đông Âu.
iPhone nano
Năm 2011, tin đồn nói rằng Apple có thể phát hành phiên bản rút gọn của iPhone với tên gọi iPhone mini. Thực tế chứng minh sản phẩm này không có mặt trên thị trường, song hàng nhái "ăn theo" vẫn xuất hiện. Sản phẩm trong hình được đặt là iPhone mini, kích thước nhỏ hơn cả mẫu điện thoại 3,5 inch của Apple.
iPhnoe
Bạn có nghĩ rằng đây là lỗi đánh máy? Không, tên gọi của thiết bị trong hình đúng là iPhnoe và nó có mặt sau giống hệt iPhone 4, 4S. Bản sao đến từ Trung Quốc này sở hữu bàn phím ở cạnh trái, màn hình cảm ứng điện trở và mặt trước còn có nút nhận, từ chối cuộc gọi.
Mobile Phone
Chiếc điện thoại này được đặt tên đơn giản là Mobile Phone và bán rộng rãi tại Malaysia hay Trung Quốc. Máy dùng màn hình cảm ứng điện trở với kích thước khá nhỏ, mặt trước còn thêm các phím vật lý. Trong khi đó, nắp lưng có biểu tượng quả táo nhưng khác logo của Apple ở chi tiết chiếc lá. Mobile Phone dùng pin tháo rời, hỗ trợ 2 sim.
Bảo Anh
Theo VNE
Năm 2015, Trung Quốc sản xuất ra lượng điện thoại kỷ lục Trung Quốc đã sản xuất được 1,6 tỷ điện thoại di động trong 11 tháng năm nay, gần bằng lượng điện thoại bán ra trên toàn cầu năm 2014. Công nhân tại nhà máy sản xuất điện thoại di dộng ở Trung Quốc. Theo số liệu mới được Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) công bố, sản lượng...