Smartphone Trung Quốc đang có kiểu dáng ngày càng đẹp
Điện thoại đến từ Trung Quốc có thể không chứa nhiều đột phá, nhưng cũng cho thấy các nhà sản xuất đã nghiêm túc hơn về mặt thiết kế và phát triển các tính năng.
Nhiều người vốn không có cảm tình với smartphone mang thương hiệu Trung Quốc. Nhưng không thể phủ nhận đây là thị trường béo bở mà hầu như hãng điện thoại nào cũng muốn góp mặt.
Vậy làm cách nào các thương hiệu Trung Quốc đánh bật được các nhà sản xuất lớn?
Các chuyên gia phân tích cho rằng trong khi những hãng đi đầu về sáng tạo như Apple và Samsung thiên về phục vụ nhóm khách hàng cao cấp, họ đã bỏ ngỏ phân khúc tầm trung và giá rẻ. Lúc này, các công ty Trung Quốc đã nhanh chân tăng thị phần toàn cầu bằng những mẫu điện thoại kiểu dáng đẹp, tính năng phong phú nhưng giá vừa phải. Giới công nghệ nhận định, smartphone đến từ quốc gia đông dân nhất thế giới đang có kiểu dáng ngày một hấp dẫn hơn, không còn tạo cảm giác nhái lộ liễu thiết kế của Apple hay Samsung như trước.
Smartphone Trung Quốc hội tụ đủ các yếu tố để chinh phục người dùng bình dân. Ảnh: Androidpit
Video đang HOT
Thống kê mới nhất của DigiTimes cho thấy sản lượng smartphone tại Trung Quốc tăng 14,9% trong quý II/2016 so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, mức tăng trưởng này không xuất phát từ các hãng lớn như Apple hay Samsung. Thay vào đó, các mẫu điện thoại giá rẻ, tầm trung của một số công ty nội địa lại chiếm đa số. Cụ thể, Huawei đứng đầu danh sách khi đạt 14% thị phần, thứ hai là Oppo với 12,7%, tiếp đến là Vivo và Xiaomi với tỷ lệ lần lượt 11,2% và 10.4%.
Apple đứng thứ năm với thị phần chưa được hai con số dù trong quý I/2016, họ chiếm 10,8%. Với sự đi xuống đó, Apple buộc phải mở rộng sang những mảnh đất mới như Ấn Độ.
Theo thống kê của hãng nghiên cứu Gartner, doanh số smartphone sẽ tiếp tục tăng, dự kiến đến cuối năm nay, dòng sản phẩm này chiếm tới 82% trong tổng số điện thoại được xuất xưởng toàn cầu. Đáng chú ý, các công ty Trung Quốc góp mặt tới 3 trong số 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
“Chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ từ điện thoại cơ bản sang điện thoại thông minh với mức giá hấp dẫn”, Roberta Cozza, Giám đốc nghiên cứu tại Gartner cho hay. Trong xu thế ấy, Huawei, Xiaomi, Oppo đã đảm bảo vị trí của mình là một trong những thương hiệu smartphone hàng đầu. Đứng trên họ chỉ có Samsung và Apple. Các gương mặt mới như Vivo, Meizu, Coolpad hay One Plus cũng đang quyết liệt để tìm đường vươn ra thị trường toàn cầu.
Châu An
Theo VNE
Smartphone Trung Quốc về Việt Nam ngày càng nhiều
Chỉ trong một năm, số thương hiệu điện thoại Trung Quốc về Việt Nam đã tăng lên gấp đôi, giờ đã có tới khoảng 15 hãng đang được phân phối ở thị trường trong nước.
Smartphone Trung Quốc tràn ngập cả thị trường xách tay lẫn chính hãng.
Nửa cuối 2015 chứng kiến màn đổ bộ của những thương hiệu Trung Quốc mới như ZTE, Coolpad, Vivo hay Meizu... Trong khi đó, những thương hiệu xuất hiện lâu hơn như Oppo, Huawei cũng đánh mạnh vào việc tăng cường quảng bá, nâng số lượng dòng sản phẩm. Theo số liệu từ GfK, trong ba hãng chiếm thị phần lớn nhất ở thị trường smartphone Việt Nam năm 2015 đã có một nhà sản xuất Trung Quốc.
Ở thị trường xách tay, điện thoại Trung Quốc đang trở thành món hàng được nhiều nhiều người quan tâm. Sau trào lưu điện thoại xách tay Nhật, Hàn Quốc hay xách tay Mỹ, những mẫu smartphone giá rẻ đời mới của Xiaomi cũng tạo ra trào lưu điện thoại mới.
Phùng Tuấn Anh, một vlogger chuyên đánh giá đồ công nghệ trên mạng cho rằng một số smartphone Trung Quốc Việt Nam giờ có độ "hot" chả thua kém iPhone hay những smartphone Android cao cấp như Galaxy S, Galaxy Note hay HTC One. Như với Mi 5 cuối tuần trước hay Redmi Note 3 thời điểm trước Tết, nhiều cửa hàng xách tay" ở Hà Nội cũng chạy đua để đưa những model đầu tiên về thị trường. Những model này trong vài ngày đầu cũng bị đội giá từ vài trăm đến cả triệu đồng, do nguồn hàng về ít không đáp ứng đủ nhu cầu.
Giá rẻ cấu hình cao là đặc điểm của nhiều smartphone Trung Quốc.
Minh chứng nữa cho thấy sự vươn lên của smartphone Trung Quốc khi thị trường "xách tay" giờ tràn ngập sản phẩm của Xiaomi, Meizu...Một năm trước, tại Hà Nội mới chỉ có vài ba cửa hàng dè dặt bán những dòng smartphone Trung Quốc nội địa thì nay, hầu hết các cửa hàng, hệ thống lớn bé đều nhảy vào kinh doanh.
Hà Mạnh Tuấn, quản lý một cửa hàng ở phố Huế, cho rằng, smartphone Trung Quốc ngày càng được nhiều người mua. Như thời điểm trước Tết, nếu chỉ tính hàng "xách tay", mỗi ngày cửa hàng bán ra được khoảng 20 mẫu Xiaomi. Model "ăn khách" như Redmi Note 3 có thời điểm còn cháy hàng và không đủ đáp ứng.
Tuy ngày càng phổ biến, smartphone Trung Quốc được giới kinh doanh dự đoán khó tiếp cận được phân khúc cao cấp ở Việt Nam. Trên thị trường, đạt được doanh số tiêu thụ cao nhưng Oppo hay Lenovo vẫn bỏ ngỏ dòng sản phẩm cao cấp trên 10 triệu đồng. Những model phân phối chính hãng hầu hết là ở phân khúc phổ thông hoặc tầm trung từ 8 triệu đồng đổ xuống. Còn ở thị trường "xách tay", các model bán ra được nhiều như Redmi Note 3, Mi 4 hay M2 Note, K3 Note... cũng chỉ có giá dưới 5 triệu đồng.
Quang Trung, đại diện một nhà phân phối ở Hà Nội cho biết theo thống kê, lớp khách hàng của những thương hiệu Trung Quốc chủ yếu là người trẻ, thích công nghệ nên muốn trải nghiệm những sản phẩm mới lạ cũng như chuộng smartphone cấu hình cao giá rẻ. Còn tâm lý chung của phần đông, khi bỏ ra nhiều tiền hơn và chỉ cần khoảng gần 10 triệu đồng là họ đã muốn chuyển sang các thương hiệu khác, dù cấu hình hay tính năng có thể thấp hơn.
Tuấn Anh
Theo VNE
Cuộc chiến của các tên tuổi smartphone mới tại Việt Nam Những tên tuổi mới thường không đủ nguồn lực lẫn sức mạnh thương hiệu để cạnh tranh với các ông lớn. Do đó, họ hướng đến những ngách nhỏ, với các nguồn khách hàng mới. Phân khúc điện thoại giá rẻ vẫn đang sôi động, dù nhiều ông lớn đã bỏ cuộc, để lại miếng bánh thị phần khổng lồ cho Samsung và...