Smartphone Nokia mới là ý tưởng tồi
Smartphone Nokia sẽ là ý tưởng không ổn ở hiện tại, họ không còn đủ nguồn lực để xông vào thị trường ngày càng bão hòa.
Sau khi hết hạn hợp đồng ràng buộc với Microsoft, nhiều người đã le lói một tia hy vọng về sự trở lại của cựu hoàng Nokia, theo Android Authority.
Nhìn lại số liệu của Nokia những năm qua, dòng Lumia không thể gọi là thành công, phần cứng khá khập khiễng cộng với kho ứng dụng nghèo nàn của Windows Phone đã khiến họ đánh mất thị phần.
Ngay cả camera xuất sắc trên vài sản phẩm cao cấp cũng không đủ để thu hút số đông người dùng và đẩy họ xuống dần các bậc thang thị trường. Trong khi Nokia đẩy mạnh Windows Phone và nhất quyết cho rằng thiết bị của họ vẫn dẫn đầu, Samsung và Apple ngày càng hoàn thiện sản phẩm và thâu tóm thị trường.
Nokia thực tế gặp nhiều khó khăn trước khi họ bán mảng di động và mất đi nhiều nhân viên then chốt. Thị trường ngày càng bão hòa khiến khiến các hãng ngưng đột phá, tập trung hoàn thiện những gì họ tạo ra và tiến tới tối đa hóa doanh số. Cố gắng đẩy mạnh một sản phẩm ở thời điểm hiện tại gần như là không thể, ngay cả với các ông lớn.
Chông gai với con đường phía trước
Nhiều tin đồn cho rằng, Nokia sẽ quay lại với thiết bị bí ẩn mang tên Nokia C1. Tính xác thực của những lời đồn này vẫn chưa rõ ràng, nhưng khó nhận rằng, Nokia sẽ gặp nhiều khó khăn trên mặt trận Android.
Trước hết, dù Nokia đã thống trị Windows Phone một vài năm, Android là một chiến trường hoàn toàn khác, nơi họ không có chút kinh nghiệm nào và hàng loạt kẻ thù đang chờ đợi.
Video đang HOT
Những sản phẩm Android đầu tiên của Nokia không tạo được dấu ấn tốt. Ảnh: Android Authority.
Nokia có thể đã tự thử thách triết lý thiết kế phần mềm và các tính năng trên thiết bị mới của họ, làm tăng thêm giá thành sản phẩm. Nếu muốn C1 thành công, Nokia cần đầu tư vào các phần mềm, dù là tạo ra màu sắc, giao diện mới hoặc đơn giản chỉ là các tính năng phần mềm tăng giá trị cho người dùng.
Thử thách của họ về phần mềm không chỉ là tạo ra giao diện tùy biến, mà còn là những ứng dụng thực sự hữu dụng.
Lấy ví dụ, TouchWiz từ Samsung đã được đón nhận tốt bởi phần lớn người dùng, và sẽ được duy trì đến các thế hệ tiếp theo. Điều khiến Samsung trở nên độc đáo là toàn bộ bộ tính năng được gắn hẳn vào từng chiếc điện thoại. Samsung đã nâng cấp Android theo nhiều cách, điều mà Nokia cần làm theo để tạo được một phiên bản Android đáng dùng cho riêng họ.
Những công ty khác có thể kể đến là HTC với Sense UI, LG với UX, đều đã dành nhiều thời giờ hoàn thiện giao diện, và cũng trải qua nhiều thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu người dùng.
Cuộc chiến khó khăn
Một thử thách nữa là các đối thủ đang lên như Huawei hay Motorola, những kẻ đang đẩy mạnh nhóm phổ thông nhưng vẫn tìm cách len vào nhóm cao cấp ở các thị trường khó tính. Huawei đã bắt đầu giao hàng ở thị trường Mỹ, liên kết với Google để tạo ra Nexus 6P. Motorola cũng có tiếng vang nhất định với dòng Moto X, G và E.
Android không an toàn như sân chơi Windows Phones. Ảnh: Android Authority.
Để tạo dấu ấn trong thế giới smartphone và làm gián đoạn bước tiến của Huawei hay Motorola, Nokia cần đổ tiền để tạo ra các sản phẩm có cấu hình cao, nhưng vẫn đạt giá cạnh tranh. Nhiều công ty mới sẽ có khả năng làm điều này, nhưng Nokia không ở trong tư thế đủ sức cắt giảm chi phí và vẫn kiếm lời với C1.
Phân khúc cao cấp đang rất khó để len vào, nhưng thành công ở phân khúc phổ thông thậm chí còn gian nan hơn.
Năm 2015, Samsung tung ra cùng lúc 4 sản phẩm S6, S6 edge, Note 5 và S6 edge , các sản phẩm được đánh giá “đáng tiền” cho nhãn giá. Họ tiếp tục chiến lược đó với S7/S7 edge; Samsung dường như đi mọi nước cờ chính xác, và là một trong những nhà sản xuất có lợi nhuận đều đặn vài năm trở lại đây.
Nhưng nếu ngay cả một gã tiền tấn như Samsung cũng chật vật để kiếm lợi nhuận, các công ty như Nokia sẽ càng khó khăn hơn. Tất nhiên, Nokia vẫn còn giá trị thương hiệu và niềm tin của người dùng, chủ yếu là những kỷ niệm tốt đẹp trong quá khứ. Nhưng hãy nhìn BlackBerry, hoài cảm cũng có giới hạn của nó.
Con đường nào cho Nokia?
Sau tất cả, Nokia thực sự nên tập trung thời gian công sức vào phần mềm và những nỗ lực khác bên cạnh phần cứng, thậm chí giành bản quyền thương hiệu như dòng tablet N1, thay vì cố gắng lao vào những hành trình khiến họ càng mất hút trên thị trường.
Kỷ niệm nào cũng đẹp, nhưng không phải kỷ niệm nào cũng mang lại lợi nhuận. Ảnh: Android Authority.
Nokia có những lý do chính đáng khi bán mảng di động cho Microsoft vào năm 2013, và họ không nên suy xét lại vào lúc này. Quyết định đó đã giúp Nokia vượt qua phần nào khó khăn, có thêm thời gian và nguồn lực để cải thiện sản phẩm mới.
Có vẻ họ nên tránh khỏi con đường nhiều dấu chân và nhường cuộc đua cho những đối thủ khác, trong lúc đó, Nokia hãy dành dụm tiền bạc và công sức cho những ngày gió mưa sắp tới.
Lê Phát
Theo Zing
Nokia sắp trở lại với smartphone chạy Android
Thương hiệu Phần Lan sắp kết thúc thời hạn cho Microsoft mượn thương hiệu và có thể trở lại thị trường điện thoại di động ngay năm nay với smartphone chạy Android.
Dù đã bán mảng điện thoại di động cho Microsoft vào 2014 với số tiền hơn 7 tỷ USD, thương hiệu điện thoại Phần Lan vẫn có thể trở lại thị trường điện thoại di động sắp tới vì theo thoả thuận, Microsoft chỉ được sử dụng thương hiệu Nokia tới quý IV/2016 và sau đó phải trả lại cho công ty Phần Lan. Thực tế, các mẫu Windows Phone mới nhất của Microsoft đều chỉ dùng thương hiệu Lumia và bỏ tên Nokia.
Hình ảnh được cho là smartphone Android tầm trung A1 của Nokia, có màn hình Full HD 5,5 inch và dùng chip Snapdragon 652.
Việc Nokia trở lại thị trường điện thoại được dự báo sớm thành hiện thực khi gần đây, thông tin về smartphone mới của Nokia xuất hiện ngày càng nhiều. Thậm chí, trang công nghệ Android Authority còn vừa tung ra hình ảnh về mẫu smartphone chạy Android đầu tiên của hãng Phần Lan mang tên A1. Một sản phẩm tầm trung với màn hình lớn, sử dụng hệ điều hành của Google và dùng giao diện Z Launcher do chính Nokia phát triển.
Tuy nhiên, thay vì tự sản xuất tại các nhà máy của mình như trước kia, Nokia được cho sẽ sử dụng các đối tác để làm ra smartphone Android A1, giống như Apple đang làm với iPhone. Trước đó, sau thương vụ mua bán với Microsoft, hãng Phần Lan từng hợp tác với Foxconn để sản xuất và đưa ra thị trường tablet Android Nokia N1.
Mỹ Anh
Theo VNE
Hành trình 'cá chép hóa rồng' của Microsoft Chính quyết định giữ lại DOS - tiền thân của nền tảng Windows - đã giúp Microsoft trở thành một trong những gã khổng lồ công nghệ của thế giới. Năm 1980, Bill Gates đưa ra quyết định được cho là quan trọng và sáng suốt nhất đời mình khi từ chối bán bản quyền hệ điều hành đầu tiên cho gã khổng...