Smartphone nào mất giá mạnh nhất trong năm 2012?
Giảm giá là chuyện bình thường, nhất là sau khi nhà sản xuất ra mắt mẫu sản phẩm thế hệ mới. Tuy nhiên, giảm giá lớn bất thường sau khoảng thời gian bán ra thị trường không lâu có thể báo hiệu mức độ tiêu thụ sản phẩm không tốt. Điều đó khiến sản phẩm của những người mua đầu tiên trở nên mất giá nhiều hơn bình thường.
2012 là năm sôi động của thị trường smartphone. Điều này cũng đồng nghĩa thị trường smartphone có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn, sản phẩm không thu hút sẽ phải nhanh chóng giảm giá để nhường nhỗ cho các phiên bản kế tiếp. Vậy trong năm qua, những smartphone nào mất giá mạnh nhất ở Việt Nam?
Dưới đây là những sản phẩm chính hãng giảm giá mạnh trong năm 2012 của các thương hiệu quen thuộc trong lĩnh vực smartphone gồm Samsung, Nokia, HTC, Sony và LG. Thông tin về giá được liệt kê trong bài viết là giá niêm yết chính hãng, còn thực tế nhiều cửa hàng chấp nhận ăn lời ít hơn và bán rẻ hơn giá niêm yết của hãng từ vài trăm tới vài triệu đồng để thu hút khách hàng.
1. HTCHồi đầu năm, HTC tuyên bố hãng này sẽ ra ít sản phẩm trong năm 2012, chỉ tập trung vào một số sản phẩm quan trọng. Tuy vậy tại Việt Nam, HTC cũng bán ra tới 9 mẫu trong năm vừa qua, trong đó có 4 chiếc dòng One ( One X, X , S và V), ba mẫu Desire tầm trung ( Desire X, V và S) và hai chiếc điện thoại Windows Phone 8X, 8S vừa bán mới đây.
Ngoại trừ hai mẫu Windows Phone 8 và chiếc HTC One X mới bán ra thị trường, các điện thoại khác của HTC đều được nhà sản xuất giảm giá sau một thời gian bán ra, trong đó các mẫu dòng One (trừ One X ) và chiếc Desire V được giảm giá mạnh nhất.
HTC One X.
>> HTC One X có giá 16,5 triệu đồng thời điểm bán vào tháng Tư (kèm tai nghe Beats Solo trị giá 4 triệu đồng và gói cước ưu đãi của Viettel trị giá 3,7 triệu đồng) và 15,3 triệu đồng không tặng kèm tai nghe. Sau 8 tháng kể từ ngày ra mắt, HTC One X đã có vài lần giảm giá và hiện có giá chính hãng còn 13,59 triệu đồng, giảm 1,7 triệu đồng so với lúc bán ra.
>> HTC One S là smartphone thứ hai thuộc dòng HTC One với cấu hình và kích cỡ màn hình khiêm tốn hơn một chút so với One X. One S chính thức bán ra thị trường Việt Nam từ cuối tháng Sáu với giá 13 triệu đồng và 14,2 triệu đồng kèm tai nghe urBeats. Sau 6 tháng kể từ ngày ra mắt, điện thoại này hiện có giá niêm yết chính hãng 12 triệu đồng, giảm 1 triệu đồng so với thời điểm bán ra.
>> HTC One V là smartphone cấp thấp nhất trong dòng One. One V được bán chính hãng ở Việt Nam cùng thời điểm One X vào tháng Tư với giá 7,5 triệu đồng. Hiện tại, giá niêm yết chính hãng là 6,29 triệu đồng, giảm 1,2 triệu đồng.
>> HTC Desire V là smartphone hai SIM duy nhất của HTC năm nay. Máy được bán ra thị trường vào tháng Bảy với giá 8,6 triệu đồng. Hiện tại, giá niêm yết của hãng giảm giá còn 7 triệu đồng, giảm 1,6 triệu đồng sau 5 tháng có mặt trên thị trường.
2. SamsungTrong năm 2012, Samsung tung ra thị trường Việt Nam 8 mẫu smartphone Galaxy mới (Galaxy S III Mini, Galaxy Ace Duos, Galaxy S Duos, Galaxy S III, Galaxy Beam, Galaxy Ace 2, Galaxy Mini II và Galaxy Note II). Trong đó, có hai mẫu được giảm giá mạnh nhất là Galaxy S III và Galaxy Beam.
>> Samsung Galaxy S III ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng Sáu với giá niêm yết chính hãng 15,9 triệu đồng. Sau 7 tháng bán ra trên thị trường, Galaxy S III giảm giá 1,4 triệu đồng xuống còn 14,5 triệu đồng kèm theo quà tặng máy nghe nhạc Samsung trị giá 1,5 triệu đồng.
>> Samsung Galaxy Beam là smartphone đầu tiên của Samsung tích hợp máy chiếu. Máy được bán ra tại thị trường Việt Nam từ tháng Bảy với giá 12,5 triệu đồng và hiện tại giảm giá xuống còn 9 triệu đồng, giảm 3,5 triệu đồng sau nửa năm.
3. LG
Video đang HOT
Năm 2012, LG bán ra thị trường Việt Nam 10 mẫu smartphone mới, gồm 5 mẫu dòng L-series (L3, L5, L7 và hai chiếc hai SIM L5 Dual và L3 Dual), chiếc smartphone thời trang Prada 3.0, smartphone lai máy tính bảng Optimus Vu và các mẫu Optimus 4X HD, Optimus 3D Max. Trong đó, ba mẫu giảm giá mạnh nhất là Optimus L7, Prada 3.0 và Optimus 3D Max.
>> LG Optimus L7 bán ra thị trường Việt Nam từ tháng 6/2012 với giá 7,89 triệu đồng. Hiện nay, giá chính hãng giảm còn 5,89 triệu đồng, giảm 2 triệu đồng so với lúc ra mắt.
>> LG Prada 3.0 là smartphone thời trang bán ra vào tháng Ba với giá 14,2 triệu đồng. Sau 9 tháng, Prada 3.0 hiện chỉ còn 7,9 triệu đồng, giảm 6,3 triệu đồng so với lúc ra mắt.
>> LG Optimus 3D Max là smartphone 3D không kính thế hệ thứ hai do LG sản xuất. Máy có một số cải tiến về cấu hình với chiếc Optimus 3D đầu. Điện thoại này được bán chính thức tại Việt Nam từ đầu tháng Sáu với giá 12,5 triệu đồng, hiện giảm còn 11,5 triệu đồng nhưng một số cửa hàng bán rẻ hơn rất nhiều, 7,5 triệu đồng với máy chính hãng.
4. Nokia
Trong năm 2012, Nokia chủ yếu bán ra smartphone chạy hệ điều hành Windows Phone, tổng cộng 7 chiếc gồm 4 chiếc chạy Windows Phone 7.5 (Lumia 900, 800, 710 và 610) bán ra vào khoảng tháng Tư đến tháng Năm và 3 chiếc Windows Phone 8 (Lumia 920, 820) mới bán cuối tháng 12 vừa qua. Ngoài các điện thoại Windows Phone, Nokia cũng đưa ra thị trường chiếc PureView chạy hệ điều hành Symbian.
Do không được cập nhật lên hệ điều hành Windows Phone 8 mới, các mẫu Windows Phone 7.5 của Nokia giảm giá khá mạnh trong thời gian cuối năm.
>> Nokia Lumia 800 là smartphone chạy Windows Phone 7.5 được Nokia bán ra tại Việt Nam vào tháng Tư với giá chính hãng 10,6 triệu đồng. Sau 8 ra mắt, Lumia 800 đã trải qua vài lần giảm giá và hiện còn 8 triệu đồng, giảm 2,6 triệu đồng so với lúc bán ra.
>> Nokia Lumia 710 là smartphone chạy Windows Phone 7.5 tầm trung cũng bán ra vào tháng Tư cùng với Lumia 800. Giá của máy lúc bán ra là 6,3 triệu đồng, hiện còn 5,6 triệu đồng, giảm 0,7 triệu đồng. Một số cửa hàng có thể mua ở mức giá rẻ hơn, khoảng 5 triệu đồng.
>> Nokia Lumia 610 cũng là điện thoại Windows Phone 7.5 được bán ra vào tháng Năm với giá 5 triệu đồng. Hiện tại, giá chính hãng của điện thoại này là 4 triệu đồng, giảm 1 triệu đồng so với thời điểm ra mắt.
5. Sony
Năm vừa qua, Sony là hãng bán ra thị trường Việt Nam nhiều mẫu smartphone mới nhất, tổng cộng 11 sản phẩm dòng Xperia từ trung cấp đến cao cấp (gồm Xperia Tipo, Miro, J, U, S, P, Tipo Dual, GO, Ion, Acro S, SL và Neo L). Trong số đó, có mẫu giảm giá mạnh hơn cả là Xperia P, Xperia S và Xperia Ion.
>> Sony Xperia P ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 5 với giá 12 triệu đồng. Sau nhiều lần giảm giá mạnh, Xperia P hiện có giá 9 triệu đồng, giảm 3 triệu đồng so với lúc ra mắt.
>> Sony Xperia S bán ra thị trường Việt Nam từ giữa tháng Ba với giá chính hãng 14 triệu đồng, hiện giảm 2 triệu còn 12 triệu đồng nhưng một số cửa hàng bán với giá rẻ hơn nhiều, 10,5 triệu đồng với hàng chính hãng.
>> Sony Xperia Ion là smartphone cao cấp bán ra vào đầu tháng Bảy với giá 14 triệu đồng, hiện giảm còn 11 triệu đồng.
>> Sony Xperia Acro S là smartphone chống nước bán chính hãng từ đầu tháng 9 với giá 14 triệu đồng, hiện giảm giá xuống 11,5 triệu đồng.
Theo Genk
2013: Những việc cần làm ngay của các hãng công nghệ
Năm 2013 đã bắt đầu và cuộc chiến giữa các nhà sản xuất smartphone vẫn đang gay cấn hơn bao giờ hết.
Có thể nói ngành công nghiệp điện thoại di động đang diễn ra như một vở kịch với những cung bậc cảm xúc khác nhau dành cho khán giả là những người dùng trung thành.
- Apple cần tạo ra một hệ điều hành di động hoàn toàn mới, bỏ đi thiết kế skeuomorphic.
- HTC nên quyết tâm để biến những ý tưởng trong đầu thành sự thật và tập trung nhiều hơn vào dòng điện thoại cao cấp.
- Có lẽ Nokia nên bắt đầu những việc cần làm bằng cách sản xuất một thiết bị khác thay vì smartphone?
- Samsung cũng tiếp tục sản xuất TV và các hệ thống giải trí gia đình khác.
- Nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của RIM là cố gắng để "sống còn" và thực hiện lời hứa của mình với người hâm mộ.
Mặc dù Apple và Samsung đã trải qua một năm "sóng gió" với những vụ kiện liên miên, hai "đại gia" này vẫn "chễm chệ" ngồi trên vị trí cao nhất của làng di động với thị phần khá ổn định và lớn mạnh. Trong khi đó, HTC vẫn đang cố gắng để thu hút người dùng với một chân trong thế giới Android và chiếc còn lại trong cộng đồng Windows Phone.
RIM và Nokia thì vẫn đang "hì hục" trên con đường tìm lại vinh quang của mình với một tương lai không chắc chắn. Bên cạnh đó, không thể không kể đến hai "người chơi" mới là Huawei và ZTE, chậm rãi và ổn định, hai công ty mới nổi này đang từ từ "gặm nhấm" thị phần Android vốn đã quá phát triển. Nhân vật sau cùng, Motorola Mobility, dường như mục tiêu của họ chỉ là muốn mọi người vẫn còn nhớ tới mình.
Mỗi nhà sản xuất đều đang xác định rõ vị trí đứng của mình trong thế giới công nghệ. Câu hỏi đặt ra là họ cần làm những gì để tiếp tục phát triển và cạnh tranh với những đối thủ của mình?
1. Apple
"Táo khuyết" đã có một nguồn lợi nhuận khổng lồ trong năm 2012. Tuy nhiên một số nhà phân tích thị trường đã tránh việc đầu tư cho cổ phiếu của tập đoàn này. Lí do được đưa ra rằng Apple đã không phát triển một cách nhanh chóng như dự kiến. Thậm chí hình ảnh của Apple đối với công chúng đã bị suy giảm trầm trọng sau sự cố ứng dụng Maps trên iOS 6 vừa qua.
Tim Cook của Apple đã tuyên bố rằng vai trò của ông tại tập đoàn này không phải là để giải quyết những tranh chấp kiện cáo của hãng, mà là để đưa những công nghệ của "táo khuyết" tới một tầm cao mới. Trưởng bộ phận thiết kế của Apple, Jony Ive, cần tạo ra một hệ điều hành di động hoàn toàn mới, bỏ đi thiết kế skeuomorphic. Thêm nữa, Apple cần dành thêm nhiều nguồn lực hơn để định vị thương hiệu của họ trên toàn cầu.
2. HTC
CEO Peter Chou của HTC đang phải đối mặt với một bài toán khá nan giải. Trong một khoảng thời gian dài, HTC được biết tới như một thương hiệu nổi tiếng với những sản phẩm di động tầm trung đã đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho tập đoàn này. Cho đến nay, HTC đã bắt đầu chuyển mình và nhắm tới đối tượng khách hàng cao cấp với những sản phẩm "anh hùng" như One X hay Windows Phone 8X. Tuy nhiên công ty này vẫn đang chỉ chiếm một lượng thị phần không như mong muốn. Vậy vấn đề của HTC là gì?
HTC nên quyết tâm để biến những ý tưởng trong đầu thành sự thật và tập trung nhiều hơn vào dòng điện thoại cao cấp. Tập đoàn này nên sản xuất ra nhiều mẫu điện thoại hơn để cạnh tranh với các dòng sản phẩm như Samsung Galaxy hay Nokia Lumia. Không chỉ có vậy, HTC cần tạo ra những chiếc tablet Android và Windows Phone đủ để "ăn mòn" doanh số của Samsung.
3. Nokia
Nokia cần làm hết sức mình mới có thể cạnh tranh với iOS hay Android, và tránh cho việc để hệ điều hành nổi tiếng một thời Symbian của họ trở về dĩ vãng. "Người hùng một thời" có đặt cược vào Windows Phone với sản phẩm Lumia của mình, Nokia đang làm tất cả có thể để cắt lỗ và mang lại lợi nhuận cho công ty.
Vấn đề là Windows Phone chưa đủ hấp dẫn để lôi kéo được người dùng từ những đối thủ khác. Giám đốc điều hành của Nokia, Stephen Elop, đã tuyên bố rằng kế hoạch B của tập đoàn này là làm cho kế hoạch A trở nên "cực kì thành công". Vậy chúng ta có thể suy nghĩ về một tương lai của Nokia với nền tảng Android có mặt trên một trong những sản phẩm của họ không?
Trong lĩnh vực của mình, có những thứ Nokia đã làm rất tốt như bản đồ và máy ảnh. Có lẽ Stephen Elop nên bắt đầu những việc cần làm trong năm mới bằng cách sản xuất một thiết bị khác thay vì smartphone? Phó chủ tịch thiết kế của Nokia, Marko Ahtisaari, đã úp mở rằng thời gian đang được chi tiêu vào việc thiết kế một chiếc tablet chạy trên nền Windows. Những người hâm mộ Nokia hoàn toàn có thể hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho tập đoàn này.
4. Samsung
Samsung đã có một năm quá thành công với việc giành được một lượng thị phần khá lớn trong năm 2012 và vượt qua "người hùng một thời" Nokia để trở thành hãng điện thoại số một thế giới vào thời điểm hiện tại. Tập đoàn này thậm chí còn hướng tới thị trường nhiếp ảnh với một sản phẩm độc đáo mang tên Galaxy Camera, là chiếc máy ảnh đầu tiên trên thế giới được trang bị hỗ trợ chạy trên nền Android như một chiếc smartphone.
Samsung cũng nên tiếp tục sản xuất TV và các hệ thống giải trí gia đình khác. Bên cạnh đó, nhà sản xuất đến từ xứ sở Kim Chi cũng nên tạo ra một đợt marketing lớn cho thiết bị kích hoạt Miracast. Đó chính là cách đặt cược tốt nhất để tiếp tục củng cố vị trí vững chắc của tập đoàn này.
5. RIM
RIM đã quá nhiều lần "lỡ hẹn" với người hâm mộ trong năm 2012 vừa qua. Và tập đoàn này đã cố gắng làm dịu bớt nghi ngờ bằng cách hứa hẹn những điều to tát đến từ hệ điều hành BB10 sắp được ra mắt trong thời gian tới. Trong năm 2013 này, rõ ràng nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của RIM là cố gắng để "sống còn" và thực hiện lời hứa của mình với người hâm mộ.
Nếu tập đoàn này có thể làm tốt điều đó, một cuộc chiến trong tầm tay RIM sẽ xảy ra đối với Windows Phone để cạnh tranh vị trí thứ 3 sau iOS và Android.trong thế giới của những nhà sản xuất smartphone.
Theo Genk
HTC 8X: Nhật ký những ngày trở gió cùng WP8 Vậy là Hà Nội đã bắt đầu những ngày đông, cái thời tiết miêu tả rõ ràng nhất vẻ đẹp của đất Hà Thành, với những cơn gió lạnh cắt da, những cơn mưa phùn rả rích, cộng thêm màn sương trắng xóa vào mỗi buổi sớm trên con đường Thanh Niên. Cũng không phải tự nhiên mà những người yêu Hà Nội...