Smartphone mất giá vùn vụt, người dùng “khóc dở mếu dở”
Những mẫu điện thoại cao cấp chạy Android sau 6 tháng sử dụng giá chỉ còn một nửa so với thời điểm mua ban đầu.
Khi được hỏi sản phẩm công nghệ nào mất giá nhanh nhất hiện nay, không ít người dùng nhanh chóng trả lời rằng đó là smartphone. Phải thừa nhận đây là một thực trạng đang xảy ra trên thị trường di động Việt. Trước đây, iPhone thường mất giá chậm hơn so với điện thoại Android. Tuy nhiên hiện tại, ngay cả dòng điện thoại độc tôn của Apple cũng phải chịu tốc độ mất giá nhanh hơn rất nhiều.
Anh Minh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ do muốn yên tâm vì trên thị trường hiện nay xuất hiện vô số hàng dựng của điện thoại iPhone nên anh đã quyết định chọn mua iPhone 4 chính hãng FPT với giá 8 triệu đồng. Chỉ sau chưa đầy một tháng sử dụng, vì cần tiền gấp nên anh buộc phải tìm đến một cửa hàng điện thoại để bán chiếc iPhone mới của mình. Tuy nhiên, mức giá mà cửa hàng đưa ra chỉ là 5,4 triệu đồng. Thất vọng, anh tìm cách rao bán trên nhiều diễn đàn mua bán hàng second hand uy tín, song rất chật vật mới có người trả 6,1 triệu đồng và anh buộc phải chịu lỗ tới 1,9 triệu đồng cho hơn 3 tuần sử dụng máy. Anh Minh ngao ngán thừa nhận: “Mua đồ chính hãng lúc bán chỉ có lỗ nặng”.
Hay như trường hợp của anh Tùng cũng gần tương tự: “Chiếc Optimus G mình mua hồi tháng 10 năm ngoái với giá 16,5 triệu đồng, dùng hơn một năm bây giờ bán chưa được một phần ba”. Qua đó chúng ta có thể thấy được, tốc độ trượt giá của điện thoại Android thậm chí còn khủng khiếp hơn. Và nhìn chung, mất giá là tình trạng chung của các dòng điện thoại Android, càng cao cấp, càng đắt tiền thì khi bán lại, càng lỗ nhiều. Đặc biệt, hiện nay một chiếc điện thoại hàng khủng như LG G2 xách tay Hàn Quốc được rao bán cũ chỉ trên dưới 8 triệu đồng.
Hàng cũ đã đành nhưng đời mới cũng chẳng hơn. Cách đây một vài tháng, phablet Xperia Z Ultra về Việt Nam được bán với giá 16 đến 18 triệu đồng, nhưng bây giờ bán mới chỉ còn hơn 11 triệu đồng (xách tay). Người nào bán lại, chắc chỉ được hơn 10 triệu đồng là may mắn. Không chỉ Xperia Z Ultra, các model ra mắt tại Việt Nam hồi đầu năm 2013 của Sony như Xperia Z, ZL, hay Optimus G Pro của LG đều đang tụt dốc không phanh.
Video đang HOT
Việc các dòng điện thoại Andoid có độ trượt giá mạnh có thể được lý giải bởi một số nguyên nhân sau đây. Thứ nhất là do cuộc “chạy đua vũ trang” của các hãng di động như Samsung, HTC, Sony hay LG, đồng thời còn chứng kiến sự góp mặt của các đại gia đến từ Trung Quốc khác là Huawei, Oppo… Mỗi năm, họ đều tung ra hàng chục model máy khác nhau trong đó mỗi hãng có không dưới 2 sản phẩm thuộc dòng cao cấp. Điều đó dẫn đến việc, khi sản phẩm mới ra mắt, sản phẩm đời trước trở thành “đồ cổ”. Tốc độ quay vòng một sản phẩm Android mới càng nhanh, tình trạng trượt giá càng diễn ra mạnh.
Thứ hai là do tính phân mảnh của hệ điều hành Android. Thông thường, một chiếc điện thoại Android chỉ được cập nhật 1, 2 bản nâng cấp lớn trong suốt vòng đời trừ các model hút khách, sau đó “tắc lại” khác với nền tảng iOS vốn được Apple hỗ trợ khả năng nâng cấp cho cả các sản phẩm cũ. Do đó, người dùng không hề lạ khi bắt gặp các mẫu máy Android của cùng một hãng gần như sở hữu phần cứng tương tự nhau và sự khác biệt chỉ là phiên bản hệ điều hành mà chúng sử dụng hoặc một vài tính năng nhỏ không đáng kể.
Không thể phủ nhận việc smartphone liên tục giảm giá góp phần mang đến cơ hội cho nhiều người tiêu dùng để thỏa sức mơ ước sở hữu những sản phẩm mà mình khao khát, đồng thời tạo thêm hấp lực thúc đẩy thị trường tăng trưởng. Tuy nhiên, đây thực sự là con dao 2 lưỡi khiến người dùng cần hết sức cân nhắc khi bỏ đồng tiền để chọn mua một chiếc điện thoại mới cho mình, dù đó là hàng chính hãng hay xách tay.
Không chỉ riêng người dùng, smartphone giảm giá quá nhanh cũng khiến nhiều cửa hàng kinh doanh điện thoại chịu cảnh điêu đứng. Điển hình như trường hợp của iPhone 5c hồi tháng 10 vừa qua. Những tưởng đó sẽ là một món hời giống như truyền thống các dòng iPhone trước đó, các cửa hàng nhanh tay nhập về một lượng lớn iPhone 5c, thậm chí với giá khá cao vì cho rằng đây sẽ là món hàng “hot” và họ có thể thổi giá nhằm ăn lời lớn. Tuy nhiên, chỉ trong một tháng, giá của iPhone 5c giảm phi mã từ mức “không tưởng” 16 triệu đồng xuống chỉ còn gần 12 triệu đồng. Lúc này, bí vốn để xoay vòng, cửa hàng đành chấp nhận bán giá gốc. Ngay cả iPhone 5s hiện nay, dưới sức ép cạnh tranh của hàng chính hãng, lời lãi của hàng xách tay cũng chẳng còn “đậm” như xưa nữa.
“Cái khó ló cái khôn” nhưng cái khôn ở đây lại là khôn lỏi là gian lận, nhiều cửa hàng quay ra bán trà trộn cả những chiếc điện thoại dựng với nguồn gốc từ Trung Quốc, tự in nhãn, đóng “seal” giả như thật để đánh lừa khách hàng. Hoặc với điện thoại iPhone, họ sẵn sàng đánh tráo phụ kiện máy bằng các loại sạc, cáp hay tai nghe lô với chất lượng kém để lấy phụ kiện chính hãng có giá bán lẻ tới 700 đến 800 nghìn đồng. Nếu không tỉnh táo, người dùng lại vô hình chung trở thành nạn nhân của cái bẫy “giá rẻ”. Đáng lẽ ra, smartphone giảm giá nhanh thì người dùng phải được lợi hơn cả nhưng với thực trạng thật giả lẫn lộn như hiện nay, không ít người đang lâm vào tình trạng dở khóc dở cười.
Theo VNE
Vì sao giá điện thoại xách tay tại Việt Nam ngày càng rẻ?
Các mẫu model mới về qua đường xách tay về Việt Nam có giá giảm rất nhanh chỉ sau khoảng một tháng.
Điểm lại thị trường điện thoại xách tay thời điểm đầu năm 2014, người dùng có thể tìm thấy hàng loạt những sản phẩm có giá bán rất hấp dẫn như LG Optimus G (5,6 triệu đồng), Samsung Galaxy Note 2 (8,2 triệu đồng), Nexus 5 (9,6 triệu đồng. Với Galaxy Note 2, model này vẫn được bán với giá xấp xỉ 10 triệu đồng cách đây khoảng 2 tháng nhưng đã nhanh chóng hạ xuống mức trên 8 triệu.
Trong khi đó, giá Nexus 5 xách tay tại Việt Nam thậm chí còn thấp hơn so với khá nhiều thị trường, chẳng hạn như Australia (giá khoảng 10 triệu đồng cho bản 16 GB). Riêng Optimus G xách tay hiện có giá bán chỉ ngang bằng với một model tầm trung bình thấp hàng chính hãng như chiếc Xperia M của Sony.
Cạnh tranh quyết liệt là lí do quan trọng nhất
Có khá nhiều lý do cho việc giá bán điện thoại xách tay đang ngày càng tốt lên tại thị trường Việt Nam, trong đó yếu tố cạnh tranh chính là điều được nhắc đến nhiều nhất. Hệ quả của việc các cửa hàng điện thoại xách tay mọc lên như nấm qua là việc, điện thoại liên tục giảm giá nhằm thu hút khách hàng, đặc biệt là các cửa hàng nhỏ.
Giá chào bán ban đầu của các mẫu điện thoại xách tay hiện không quá cao, đồng thời giá bán cũng liên tục hạ do sức ép cạnh tranh.
Anh Đặng Trung Trí - chủ cửa hàng XDA Mobile chia sẻ, kinh doanh điện thoại xách tay bây giờ khó khăn hơn nhiều so với thời điểm cách đây khoảng 2 năm. Hiện tại, mỗi khi nhập sản phẩm về hoặc phát giá, cửa hàng đều phải nhìn ngang liếc dọc rất nhiều trước khi bán ra nhằm đảm bảo yếu tố cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc nguồn hàng cung ngày càng nhiều giúp cửa hàng thoải mái chọn những đơn vị cung cấp sản phẩm giá tốt nhất cũng là một nguyên nhân khiến giá bán smartphone khi về nước thấp hơn so với trước đây.
Anh Nguyễn Anh Văn - chủ cửa hàng CellphoneS cũng thừa nhận, thị trường bây giờ đã thay đổi nhiều so với trước đây. Nếu như cách đây một vài năm, cứ mỗi khi iPhone, iPad mới về nước, nhiều cửa hàng sẵn sàng hét giá lên đến vài chục triệu đồng mỗi chiếc thì hiện tại, hiện tượng trên đã không còn.
Giá bán của iPhone 5S hay iPad Air xách tay tại Việt Nam thời điểm cuối năm 2013 được xem là tốt nhất từ trước đến nay. Lấy chiếc iPhone 5S làm ví dụ, chỉ mất hơn một tháng sau khi về Việt Nam, model này đã giảm xuống mức 16 triệu đồng. Cũng chỉ mất thêm khoảng hơn một tháng nữa để giá bán của sản phẩm này chạm mốc 15 triệu đồng.
Trong khi đó, giá bán của iPad Air thậm chí còn được đưa ra rất sát với "giá sàn" ngay từ thời điểm mới bán ra. Hiện tại, mức giá khoảng 11 triệu đồng cho bản 16 GB Wi-Fi và hơn 13 triệu đồng cho bản 16 GB 3G đã được xem là không thể thấp hơn.
Dạo một vòng quang phố Thái Hà - nơi được xem là phố điện thoại của thủ đô Hà Nội, người dùng dễ dàng nhận ra nhiều cửa hàng trước đây từng kinh doanh điện thoại đã chuyển sang kinh doanh một lĩnh vực khác. Theo anh Trí (XDA Mobile), thị trường điện thoại xách tay đang ở trong giai đoạn thanh lọc - cũng giống như nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Sau giai đoạn phát triển bùng nổ của các cửa hàng xách tay, xu thế tất yếu là tình trạng bão hòa, sau đó là một cuộc khủng hoảng thừa trên thị trường. Những cửa hàng nhỏ, làm ăn không có uy tín hoặc vốn mỏng sẽ có nguy cơ bị đào thải rất cao trong giai đoạn này.
Việc smartphone xách tay liên tục giảm giá giúp người dùng có cơ hội sở hữu các sản phẩm chất lượng với giá hấp dẫn. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến một hệ lụy là việc mất giá sản phẩm. Mang điện thoại ra khỏi cửa hàng, người dùng có nguy cơ bị mất một vài triệu khi muốn bán lại.
Theo VNE
Loạt smartphone giảm giá mạnh dịp Tết âm lịch 2014 Thời điểm gần Tết âm lịch 2014, các nhà phân phối đưa ra rất nhiều chương trình khuyến mãi nhằm tăng lượng mua sắm cuối năm cũng như là để xả hàng các mẫu smartphone model cũ. Chính vì vậy, đã có rất nhiều mẫu điện thoại giảm giá cực sốc và người tiêu dùng nên tận dụng thời điểm này để sắm...