Smartphone khoá mạng lên ngôi tại Việt Nam
Từ iPhone 5C giá 3,5 triệu cho đến các mẫu Xperia hay Galaxy của nhà mạng AU, Docomo, thị trường di động xách tay trong nước đang bị thống trị bởi các sản phẩm khoá mạng.
Điện thoại khoá mạng lên ngôi
Không phải đến 2015, smartphone khoá mạng mới được yêu thích tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây là thời điểm máy quốc tế thất thế toàn diện trước hàng khoá mạng.
Dạo quanh thị trường di động xách tay, ngoại trừ iPhone 6, 6 Plus, máy khoá mạng đang là nguồn sống của các cửa hàng. Đầu tháng 4, thị trường sôi sục bởi iPhone khoá mạng Nhật giá 3,5 triệu đồng kèm SIM ghép. Một năm trước, iPhone 5C xách tay có giá xấp xỉ 10 triệu đồng.
iPhone 5C khoá mạng – sản phẩm gây bão thị trường thời gian qua. Ảnh: Tuấn Anh.
Trước khi iPhone 5C gây bão, nhiều máy khoá mạng khác vẫn đóng vai trò tâm điểm thị trường. Người dùng Android chủ yếu chọn những sản phẩm như Galaxy S5 AU giá xấp xỉ 6,5 triệu đồng, hay Sony Xperia Z3 (AU, Docomo, Softbank) giá khoảng 10 triệu đồng.
Ngay với iPhone 6, 6 Plus, không ít người cũng chọn máy khoá mạng để tiết kiệm một khoản tiền lớn (thông thường khoảng 2 triệu đồng).
Video đang HOT
Lý giải cho việc máy khoá mạng phát triển bùng nổ, anh Trung Trí – kỹ thuật viên một cửa hàng di động trên phố Trần Đăng Ninh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, giá rẻ là yếu tố đầu tiên khiến người dùng quan tâm đến dòng sản phẩm này. Cùng một model, máy khoá mạng rẻ hơn 1,5 đến 3 triệu đồng so với bản quốc tế. Chẳng hạn, Sony Xperia Z3 quốc tế có giá 12 triệu đồng, trong khi bản khoá mạng chỉ hơn 10 triệu.
Một nguyên nhân quan trọng khác khiến người dùng yêu thích máy khoá mạng, theo anh Trí, là chất lượng máy. Anh này cho biết, trước đây, máy khoá mạng khiến người dùng nghi ngờ về chất lượng sóng, cập nhật phần mềm khó khăn, nhiều lỗi vặt. Hiện tại, máy khoá mạng gần như không khác biệt so với bản quốc tế.
Chẳng hạn, SIM ghép cho iPhone 5C khoá mạng khắc phục được hầu hết lỗi thường gặp, chỉ còn 2 điểm khó chịu là người dùng buộc phải lưu danh bạ đầu 849xxx và không gọi *101# để kiểm tra tài khoản. Về danh bạ, người dùng cần cài một ứng dụng để chuyển đổi đầu số, trong khi việc kiểm tra tài khoản người dùng có nhiều cách khác để làm.
Với các dòng máy Android, công nghệ bẻ khoá tinh vi bằng phần mềm, số lượng bản ROM phong phú khiến cho người dùng đôi khi không phân biệt được giữa máy quốc tế và máy khoá mạng. Giá rẻ, chất lượng ổn, máy khoá mạng dễ chiếm cảm tình của người dùng.
Máy quốc tế đi về đâu?
Anh Nguyễn Tuấn Anh – đại diện một hệ thống kinh doanh smartphone xách tay trên đường Cầu Giấy nhận định, dù gặp khó, máy quốc tế vẫn có chỗ đứng nhất định. “Thông thường khi một sản phẩm mới ra mắt, máy quốc tế sẽ sớm về nước. Trong khi đó, máy khoá mạng buộc phải đợi người ta tìm cách mở khoá. Những người muốn sớm trải nghiệm các siêu phẩm di động sẽ chọn máy quốc tế, tránh tình trạng chờ đợi”, anh này cho hay.
Bên cạnh đó, lợi thế lớn nhất của máy quốc tế là khả năng cập nhật phần mềm. Người dùng máy khoá mạng Android không thể cập nhật hệ điều hành chính thống mà phải dựa vào các bản ROM để trải nghiệm tính năng mới. Các bản ROM này hiện có số lượng nhiều, chất lượng cũng tốt nhưng không ổn định như bản cập nhật chính thức.
Trường hợp của iPhone hơi khác biệt hơn. Trong một số trường hợp, người dùng iPhone khoá mạng (dùng SIM ghép) vẫn có thể cập nhật bản iOS mới. Chẳng hạn iPhone 5C khoá mạng mới đây có thể cập nhật lên iOS 8.3, nhưng với bản cập nhật lớn (chẳng hạn từ iOS 8 lên iOS 9), mọi chuyện không dễ dàng như vậy.
Bên cạnh đó, không phải sản phẩm nào cửa hàng cũng nhập được các bản khoá mạng giá rẻ từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Khi đó, máy quốc tế sẽ là lựa chọn duy nhất của người dùng.
Thành Duy
Theo Zing
iPhone khoá mạng giá rẻ có nhiều hạn chế
Dù giá bán rẻ bằng một nửa so với bản quốc tế, người dùng iPhone khoá mạng (lock) phải đối mặt với tình trạng sóng kém, một số tính năng không ổn định như hàng quốc tế.
Thị trường điện thoại xách tay đang chứng kiến cơn sốt nhẹ về iPhone 5C khoá mạng giá chỉ hơn 3 triệu đồng. Mức giá rẻ tới một nửa so với hàng quốc tế khiến cho dòng sản phẩm này bán chạy và khan hàng tại nhiều nơi trong vòng một tuần trở lại đây. Tuy nhiên, iPhone 5C hay bất kỳ một chiếc iPhone khoá mạng nào đều có những hạn chế và khi dùng sẽ gặp những lỗi nhỏ so với hàng quốc tế.
Anh Đoàn Nhật Huy, một người chuyên bán iPhone cho hay, iPhone lock là điện thoại bị khoá bởi nhà mạng phân phối sản phẩm ra thị trường. Loại hàng iPhone khoá mạng mà giá rẻ thường là những hàng phải dùng đến SIM ghép, không mua được mã (code) để trở thành bản quốc tế. SIM ghép giúp cho người dùng có thể sử dụng được các nhà mạng khác nhau nhưng mỗi lần đổi SIM phải thêm các thao tác kích hoạt.
iPhone lock phải lắp thêm một miếng SIM ghép để có sóng cũng như phải mất thêm một vài thao tác kích hoạt.
Việc phải sử dụng đến SIM ghép cũng khiến cho iPhone khoá mạng gặp những lỗi vặt. Ví dụ, người dùng sẽ không kiểm tra được tài khoản bằng lệnh *101# như thông thường, thay vào đó phải gọi 900 lên tổng đài nhà mạng, hay phải mở chế độ Roaming để có kết nối dữ liệu 3G, khi vào khu vực chỉ có sóng 2G (Edge) thì iPhone sẽ gặp tình trạng mất sóng.
Tuy nhiên, theo anh Huy, những lỗi trên chủ yếu là về phần mềm và nếu bẻ khoá (Jailbreak) được thì sẽ hết. Hầu hết những chiếc iPhone 5C khoá mạng giá rẻ đang được bán ra trên thị trường đang chạy iOS 8.1.3 và chưa Jailbreak được, chỉ có một số ít mới chạy hệ điều hành iOS 8.1.2. Vì vậy, khách hàng tìm đến với iPhone khoá mạng hầu hết là người rành công nghệ, biết và có kinh nghiệm sử dụng hệ điều hành iOS. Chỉ có iPhone 5C khoá mạng với giá quá rẻ nên mới thu hút nhiều khách hàng thông thường.
Xuân Vinh, một dân chơi công nghệ cho rằng người mua cần cân nhắc nhu cầu sử dụng của bản thân trước khi quyết định mua iPhone lock dù giá có rẻ hơn nhiều so với bản quốc tế. Nếu là người thường xuyên nghe gọi điện thoại thông thường, việc sóng kém sẽ khiến người dùng bỏ lỡ nhiều cuộc gọi, và việc phải nạp thẻ, nạp tiền cho số điện thoại trả trước cũng rắc rối hơn vì không dùng được lệnh USSD như *101# hay *100#.
Nhưng nếu là người cần một chiếc iPhone giá tốt và thường xuyên sử dụng điện thoại để vào Internet, nghe nhạc chơi game hay sử dụng ứng dụng, những chiếc iPhone khoá mạng đáp ứng tốt. Chúng vẫn vào được 3G với tốc độ như bình thường, thậm chí các dịch vụ gọi điện, nhắn tin miễn phí như Facetime, iMessage hay Viber, Facebook vẫn chạy mượt, anh Vinh chia sẻ.
iPhone khoá mạng giá rẻ hầu hết không phải là hàng mới, mà đã qua sử dụng.
Anh Tuấn, quản lý một cửa hàng trên Cầu Giấy cho hay hầu hết các dòng iPhone khoá mạng đang bán ra ở Việt Nam là loại hàng đã qua sử dụng, còn hàng mới 100% số ít là những model đời mới như iPhone 6 hay 6 Plus hoặc là iPhone được người nhà sống ở nước ngoài đem về cho người thân ở Việt Nam sử dụng. Còn với những dòng máy như iPhone 5C khoá mạng đang được bán ra chỉ hơn 3 triệu đồng, nguồn hàng chung của hầu hết các cửa hàng trong nước đều là từ những "đầu nậu" ở Trung Quốc và Hong Kong. Những "đầu nậu" này lại nhập hàng từ nhà mạng Docomo của Nhật.
Để có được mức giá rẻ nhất, các "đầu nậu" cũng tách riêng máy và phụ kiện để bán. Thông thường những chiếc iPhone 5C giá rẻ về Việt Nam chỉ có duy nhất máy, các phụ kiện như tai nghe, cáp và sạc đều là hàng ngoài không phải loại đi kèm máy. Để kiểm tra thông tin về iPhone, người dùng vẫn có thể sử dụng số IMEI hay Serial in ở lưng thông qua trang web: selfsolve.apple.com
Tuấn Anh
Theo VNE
Nguồn gốc iPhone 5C khoá mạng giá 3,5 triệu ở Việt Nam iPhone 5C khóa mạng đang gây sốt chủ yếu là máy Nhật, được các đầu nậu Hong Kong nhập số lượng lớn, sau đó đưa về Việt Nam. Hai tuần sau khi iPhone 5C khóa mạng giá xấp xỉ 3,5 triệu về nước, sản phẩm này đã trở thành món hàng bán chạy trên thị trường di động xách tay. Nguồn gốc từ...