Smartphone giá rẻ Trung Quốc bị ‘bao vây’
Mâu thuẫn địa chính trị, cạnh tranh thị trường và tranh chấp pháp lý đang đẩy các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc ra khỏi vị trí thỗng lĩnh phân khúc sơ cấp trên thị trường di động thế giới.
Dù vẫn chiếm thị phần lớn trong phân khúc thiết bị giá rẻ và giàu tính năng, nhưng doanh số của các thương hiệu smartphone Trung Quốc đang dần đình trệ, bởi hàng loạt cáo buộc vi phạm tài chính từ phía Ấn Độ và lệnh cấm bán thiết bị tiềm năng trên toàn châu Âu.
Oppo và OnePlus phải ngừng bán ở Đức
Bằng sáng chế và phí cấp phép đã trở thành điểm mấu chốt trong tranh chấp giữa các công ty công nghệ những năm qua. Trận chiến giữa hai nhà sản xuất smartphone Trung Quốc là OnePlus và Oppo với Nokia là ví dụ rõ ràng nhất.
OnePlus và Oppo mới đây phải đối mặt với lệnh cấm “ngột ngạt” ở Đức sau khi thua kiện về bằng sáng chế công nghệ với Nokia. Cả hai thương hiệu Trung Quốc đều không được bán smartphone ở Đức kể từ ngày 5.8, đồng thời sẽ phải trả 2,5 euro cho mỗi smartphone được bán dưới dạng phí bản quyền.
Video đang HOT
Ấn Độ đang đẩy các nhà sản xuất smartphone giá rẻ của Trung Quốc ra khỏi phân khúc sơ cấp
Theo người phát ngôn của Oppo, vấn đề bắt nguồn từ thỏa thuận cấp phép chéo 4G với Nokia, trong đó gã khổng lồ viễn thông Phần Lan đòi phí cấp phép gia hạn cao một cách vô lý và sẵn sàng khởi kiện khi thỏa thuận hết hạn. Dù lệnh cấm không ảnh hưởng đến phụ kiện di động, nhưng đủ để đánh sâu vào những chiếc OnePlus 10T vừa mới ra mắt.
Hiện Oppo đã xóa toàn bộ thông tin về smartphone khỏi trang web ở Đức. Tuy nhiên, công ty sẽ tiếp tục hỗ trợ phần mềm cho người dùng, đồng thời vẫn bán sản phẩm khác như tai nghe và các phụ kiện liên quan. Được biết, Oppo đang làm việc với tất cả các bên để giải quyết vấn đề. Công ty ước tính chiếm 10% thị phần trên thị trường smartphone Đức và xuất xưởng khoảng 2 triệu thiết bị di động mỗi năm trong khu vực. Cửa hàng OnePlus tại Đức cũng không còn đề cập thông tin về smartphone.
Không dừng lại ở Đức, Nokia còn mở rộng vụ kiện chống lại BBK Electronics ở Pháp, Phần Lan, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Anh và Hà Lan về tranh chấp bằng sáng chế. BBK là tập đoàn đa quốc gia Trung Quốc nắm quyền kiểm soát một loạt thương hiệu smartphone bao gồm Oppo, Vivo, Realme, OnePlus. Nếu tòa án lại đưa ra phán quyết có lợi cho Nokia, thì đây có thể là dấu chấm hết cho tất cả smartphone thuộc sở hữu của BBK trên khắp các quốc gia lớn ở châu Âu.
Cú đánh lớn của Ấn Độ
Ấn Độ đang đẩy các nhà sản xuất smartphone giá rẻ của Trung Quốc ra khỏi phân khúc sơ cấp để khởi động lại ngành thiết bị di động nội địa bị chững lại của mình, bằng cách cấm bán thiết bị có giá dưới 150 USD. Điều này trùng hợp với thông tin về việc thương hiệu smartphone Trung Quốc có khối lượng thiết bị lớn như Realme và Transsion đang cắt xén số lượng nhà sản xuất tại quốc gia Nam Á.
Oppo bị cấm bán smartphone ở Đức sau tranh chấp bằng sáng chế với Nokia
Theo công ty theo dõi thị trường Counterpoint, điện thoại thông minh dưới 150 USD đã đóng góp vào một phần ba doanh số bán hàng của Ấn Độ trong quý tính đến tháng 6.2022, trong đó các công ty Trung Quốc chiếm tới 80%. Nếu bị loại khỏi phân khúc sơ cấp ở Ấn Độ, thì đó sẽ là tổn hại lớn đối Xiaomi, Oppo và Vivo, vốn ngày càng phụ thuộc vào Ấn Độ để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt khi họ vẫn chưa gượng dậy được sau đợt suy giảm tiêu thụ kéo dài tại thị trường quê nhà, vì các đợt phong tỏa dịch Covid-19.
Theo Bloomberg, dù đứng đầu thị trường nhưng hầu hết các nhà sản xuất thiết bị di động Trung Quốc ở Ấn Độ đều phải chịu lỗ hằng năm, điều này càng làm tăng thêm những lời chỉ trích về cạnh tranh không lành mạnh.
Người tiêu dùng chuyển hướng từ smartphone tầm trung sang giá rẻ
Hãng phân tích Canalys vừa công bố một số dữ liệu thú vị cho thấy người tiêu dùng đang chuyển sự chú ý từ smartphone tầm trung sang giá rẻ.
Theo Neowin, xu hướng này xảy ra khi smartphone giá rẻ đang ngày càng trở nên tốt hơn, kết hợp với chi phí sinh hoạt tăng cao khiến khách hàng phải đánh giá lại những gì họ mua. Ngoại trừ Apple tập trung chủ yếu vào điện thoại cao cấp, các thương hiệu khác đều hoạt động ở nhiều phân khúc khác nhau.
Doanh số smartphone trên toàn cầu trong quý 2 đã giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái
Dữ liệu của Canalys cho thấy doanh số smartphone trên toàn cầu trong quý 2 đã giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, Samsung chiếm thị phần cao nhất với 21% nhờ dòng thiết bị Galaxy A cấp thấp, còn Apple ở vị trí thứ hai với 17% thị phần, với iPhone 13 vẫn có nhu cầu cao bất chấp mức giá cao. Các thương hiệu Xiaomi, Oppo và Vivo lần lượt ở vị trí tiếp theo, với mỗi hãng đều mất từ 1 - 3% thị phần so với cùng kỳ năm ngoái
Thương hiệu
Thị phần quý 2/2021
Thị phần quý 2/2022
Nhà phân tích Runar Bjrhovde tại Canalys nói sự sụt giảm doanh số bán hàng chủ yếu do vấn đề lạm phát tại các nền kinh tế trên thế giới, buộc các nhà sản xuất smartphone phải đánh giá lại danh mục thiết bị của họ. Ông mô tả thị trường smartphone tầm trung đang dư cung do người tiêu dùng đang chuyển hướng tập trung vào phân khúc giá rẻ.
Những laptop giá rẻ bán chạy đầu năm 2022 Với tầm giá khoảng từ 15 đến 18 triệu đồng, người dùng có thể chọn cho mình một số máy tính xách tay có sức mạnh phần cứng khá mạnh mẽ như danh sách dưới đây. MateBook D 14 Mặc dù được đặt mục tiêu nhằm vào đối tượng hạn chế ngân sách nhưng MateBook D 14 có kiểu dáng và thiết kế...