Smartphone cháy hàng: Chiêu trò hay nhu cầu thực sự
Cháy hàng, không đủ nguồn cung dường như là điệp khúc các hãng luôn thông báo khi ra mắt sản phẩm mới, kéo theo nhiều hệ lụy như dời ngày bán ra, hay thậm chí gây thua lỗ.
Câu hỏi được đặt ra là vì sao các tên tuổi lớn vẫn để tình trạng này lặp đi lặp lại mà không có giải pháp hiệu quả.
Việc cháy hàng đã diễn ra từ rất lâu, Cnet từng đánh dấu “một mùa hè smartphone không đủ bán” từ 2010, khi mọi sản phẩm từ iPhone 4 đến những chiếc Android mới ra mắt thời điểm đó như HTC Evo hay Motorola Droid X không kịp có mặt trên kệ hàng để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Kể từ đó đến nay, việc cháy hàng trở thành thông lệ, iPhone 5 cũng phải dời nhiều đợt bán hàng khiến người dùng chờ đợi vì không kịp “cung ứng và lắp ráp”, theo Cnet. Lần lượt iPhone 6, iPhone SE về sau đều nhận được những thông báo tương tự. Dù chưa bán ra, đã có thông tin lo ngại iPhone 7 và 7 Plus khan hàng khi ra mắt, theo PhoneArena.
Các đời Samsung Galaxy S hay Note đều gặp hiện tượng này, chủ yếu ở các model có thiết kế đặc biệt, như phiên bản S6 edge mới ra mắt, hay Note 7 màu xanh san hô.
iPhone 6 và Galaxy S6, hai sản phẩm từng khan hiếm hàng ở thời điểm ra mắt. Ảnh: Android Authority.
Chuyện này cũng diễn ra với những tên tuổi mới lên, đầu năm nay, IBTcũng cho biết Xiaomi gặp tình trạng không đủ nguồn cung với chiếc Mi 5, bởi “nhu cầu cao hơn dự đoán”. Theo GizmoChina, tên tuổi Trung Quốc phải mất gần một tháng để giao hàng. PhoneArena đưa tin Nexus 6P không đủ cung cấp ở vài thị trường.
Nguyên nhân cháy hàng
Video đang HOT
Khi nói về nguyên nhân cháy hàng một sản phẩm, lý do thường được đưa ra nhiều nhất là nhu cầu sản phẩm cao hơn mong đợi, dẫn đến các chuỗi cung ứng không đáp ứng kịp đơn hàng.
Điều này là dễ hiểu ở thời kỳ smartphone bùng nổ vài năm trước, như 2010, nhu cầu smartphone toàn cầu tăng đột ngột lên 48%, theo thống kê từ Gartner.
Tuy vậy, lý do này dần không còn hợp lý khi thị trường bão hòa vài năm trở lại đây. Theo chính thống kê của Gartner, doanh số smartphone chỉ tăng khoảng 14,4% trong năm 2014, còn thống kê vào tháng 7/2016 củaIDC cho thấy đã 2 quý liên tiếp thị trường smartphone toàn cầu không có tăng trưởng.
Có thể thấy, sau thời kỳ tăng trưởng nóng, nhu cầu thay mới, mua mới smartphone dần giảm mạnh. Ngoại trừ các sản ph ẩm thực sự khác biệt, được mong đợi mới xảy ra tình trạng khan hiếm.
Tốc độ phát triển vũ bão của làng công nghệ khiến nhu cầu mua smartphone mới giảm mạnh so với vài năm trước. Ảnh: Tech In Asia.
Trường hợp điển hình nhất là bộ đôi iPhone 6, khi lượng hàng bán ra phá vỡ kỷ lục của Apple với 74,5 triệu máy.
Tuy vậy, có những trường hợp khó hiểu hơn, như iPhone SE, Localyticscho biết lượng iPhone SE bán ra trong tuần đầu tiên chỉ chiếm 0,1% số iPhone trên thị trường. Tương tự, nhà phân tích kỳ cựu Ming-Chi Kuo đặt nghi vấn về con số 3,4 triệu chiếc SE được đặt hàng trước tại Trung Quốc. Khảo sát nhanh của Reuters tại vài thị trường châu Á cho thấy, đa số nhà bán lẻ không đồng tình rằng iPhone SE đang bán tốt.
Vài ngày trước CNBC tại tiếp tục đưa tin Note 7 sẽ dời lịch giao hàng ở vài khu vực bởi lượng đặt hàng trước “cao hơn dự kiến”, nhưng cũng khẳng định sẽ không ảnh hưởng về lâu dài.
Tại Việt Nam, vài nhà bán lẻ xác nhận tình trạng khan hàng của Note 7, nhất là ở phiên bản màu xanh hiện vẫn chưa bán chính hãng.
Đã có ý kiến cho rằng đây chỉ là chiến lược của các hãng để kích cầu một sản phẩm không có nhiều thay đổi như trường hợp iPhone SE, hoặc tăng độ hứng thú cho người dùng với tính năng mới như trường hợp Samsung. Tuyên bố khan hiếm hàng chính là để ngầm khẳng định sản phẩm, thay đổi của hãng đang được người dùng đón nhận.
Những phiên bản độc, hoặc mang công nghệ mới dễ bị khan hiếm vì các hãng không đánh giá được nhu cầu thực sự của người dùng. Ảnh: Quốc Huy.
Nhưng nguyên nhân cũng đơn giản có thể đến từ khả năng dự đoán chưa tốt của các hãng về nhu cầu người dùng, nhất là khi họ chưa tự tin với những thay đổi của mình.
Việc đoán trước thị trường là rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến chiến lược phân bổ nguồn lực sản xuất các linh kiện cho toàn bộ hệ thống cung ứng, vốn có thể đến từ nhiều nơi, nhiều nguồn khác nhau.
Dự đoán sai có thể gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện, khi các nhà máy sản xuất linh kiện hiện tại đang phải kham đơn hàng từ nhiều thương hiệu khác nhau. Samsung từng mất 267 triệu USD lợi nhuận vì dự đoán sai nhu cầu với S6 edge, cái giá quá đắt để nghĩ đây là chiêu trò quảng cáo.
Lê Phát
Theo Zing
Cuộc đua tốc độ trên smartphone cao cấp không còn ý nghĩa
Một số trang công nghệ cho rằng, tốc độ là yếu tố mà người dùng luôn quan tâm nhưng việc tìm ra điện thoại này nhanh hơn điện thoại kia không còn quan trọng như trước.
Đầu tuần này, trang PhoneBuff thực hiện video đo tốc độ giữa Galaxy Note 7 và iPhone 6s. Hai điện thoại phải khởi động và mở lại lần lượt 14 ứng dụng, trò chơi để đo khả năng chạy đa nhiệm. Kết quả là thiết bị của Apple chiến thắng đối thủ đến từ Samsung.
Ảnh: iPhonehacks
Tuy nhiên, ngay sau đó, một số trang công nghệ khác cho rằng việc so sánh này là khập khiễng, không phản ánh đúng tình hình sử dụng trên thực tế bởi hai sản phẩm sử dụng chip và hệ điều hành khác nhau. TheoMashable, đến giờ này, còn mấy ai ngồi cả ngày chỉ để đo điện thoại này truy cập ứng dụng nhanh hơn điện thoại kia vài tích tắc.
"Smartphone hiện nay hoạt động đủ nhanh để thực hiện các tác vụ thông thường như duyệt web, nhắn tin, e-mail, phát nhạc, chụp ảnh, chơi game... Các bài kiểm tra tốc độ chỉ phản ánh được một phần nhỏ và không còn mang nhiều ý nghĩa", biên tập viên Raymond Wong nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, so sánh iOS với Android giống như so táo với cam. Chúng đều là smartphone với màn hình cảm ứng nhưng bên trong lại khác nhau. Một lợi thế của iOS là có thể tối ưu hiệu năng điện thoại mà không cần cấu hình mạnh. iPhone 6S chỉ có RAM 2 GB nhưng vẫn hoạt động mượt, không cần đến RAM 3-4 GB như nhiều smartphone Android. Trong khi đó, Galaxy Note 7 sử dụng màn hình QHD với nhiều điểm ảnh hơn nên có thể ảnh hưởng đến tốc độ của máy.
Tốc độ là thứ mà người dùng luôn quan tâm, dù vậy, sự chênh lệch không đáng kể bởi thời gian mở ứng dụng trên cả hai máy thuộc phân khúc cao cấp này vốn đã rất nhanh và người dùng sẽ không thể nhận ra sự khác biệt trong quá trình sử dụng hàng ngày.
Chuyên gia Lance Ulanoff cho rằng có nhiều yếu tố khác để đánh giá và chọn mua một chiếc điện thoại. Như với Galaxy Note 7, khả năng chống nước, sạc không dây, sạc nhanh, thẻ nhớ mở rộng, bút S Pen, tạo ảnh GIF, truy cập nhanh ứng dụng từ màn hình cong... nằm trong số các điểm cộng với người dùng khi mua smartphone.
Minh Minh
Theo VNE
'Note 7 thể hiện thay đổi trong chiến lược của Samsung' Các đại diện của Samsung khẳng định, Note 7 đã thể hiện những thay đổi chiến lược của hãng, dù họ không tiết lộ các kế hoạch tương lai của dòng sản phẩm này. Samsung vừa tổ chức sự kiện Galaxy Studio dành cho báo giới Đông Nam Á tại Singapore. Tại đây, các đại diện từ hãng đã chia sẻ về quá...