Smartphone cao cấp ngày càng đắt
Giá bán trung bình của smartphone từ 400 USD trở lên đã tăng 8%, đạt mức kỷ lục 780 USD vào quý II.
Theo hãng nghiên cứu Counterpoint, giá bán trung bình của smartphone cao cấp (từ 400 USD trở lên) tăng lên 780 USD. Đặc biệt, phân khúc thiết bị giá trên 1.000 USD ghi nhận tăng trưởng 94% so với một năm trước. Lý do hàng đầu khiến giá smartphone ngày một đắt hơn được Counterpoint chỉ ra là sự tiến bộ của 5G trở thành động lực để mọi người nâng cấp. Điều đáng chú ý là phân khúc cao cấp liên tục đánh bại thị trường chung về tăng trưởng.
Thị phần các nhà sản xuất smartphone cao cấp trong quý II so với quý I/2021. (Ảnh: Counterpoint)
Không bất ngờ khi Apple chi phối thị trường điện thoại cao cấp với thị phần 57%. Đối với phân khúc trên 1.000 USD, hãng công nghệ Mỹ chiếm tới 78% thị phần, đạt mức tăng trưởng ấn tượng 114%. Samsung đứng thứ hai với 19% thị phần, tăng trưởng 2% nhờ Galaxy S22 Ultra. Thị phần của các hãng Trung Quốc như Oppo, Xiaomi, Huawei thấp nhất kể từ quý IV/2012. Vivo với doanh số tăng 59% đã vượt qua OPPO trở thành thương hiệu smartphone cao cấp thứ ba thế giới.
Bất chấp ảnh hưởng của lạm phát, những khách hàng cao cấp dường như không bị tác động của suy thoái. Do đó, phân khúc này tiếp tục tăng trưởng bền vững, ngay cả khi thị trường nói chung đang gặp rủi ro.
Video đang HOT
Trong những tháng cuối năm, hàng loạt smartphone cao cấp mới lên kệ, bao gồm Galaxy Fold mới của Samsung và iPhone 14 của Apple. Các thương hiệu Trung Quốc cũng tung ra smartphone gập trên thị trường toàn cầu, mở rộng danh mục. Theo Counterpoint, những yếu tố như chi phí vật liệu thô, lạm phát, biến động trong tỷ giá hối đoái sẽ gây áp lực lên các nhà sản xuất, phản ánh trong giá bán trung bình tiếp tục tăng.
Hướng dẫn mở đa nhiệm trên Z Fold4 bằng Taskbar
Người dùng có thể mở 2 ứng dụng cùng lúc, hoặc nhiều hơn, trên Galaxy Z Fold4 bằng Taskbar và ghép cặp cho những lần dùng sau nếu muốn.
Galaxy Z Fold là dòng điện thoại cao cấp của Samsung với màn hình gập theo bản lề trục dọc. Khi mở hết cỡ, Galaxy Z Fold giống như được ghép lại bởi 2 chiếc điện thoại. Với màn hình lớn như vậy, Galaxy Z Fold rất có ưu thế khi chạy đa nhiệm.
Người dùng có thể mở 2 ứng dụng cùng lúc, hoặc nhiều hơn, trên Galaxy Z Fold và ghép cặp cho những lần dùng sau nếu muốn. Đáng chú ý là với Galaxy Z Fold4 mới ra mắt, người dùng có thể mở đa nhiệm bằng Taskbar, thay vì chỉ có "Edge panel".
Trong khi "Edge panel" là cột ứng dụng ẩn một bên cạnh máy, thì Taskbar là thanh tác vụ nằm dưới đáy màn hình.
Cách sử dụng Z Fold4 đa nhiệm
Trước hết người dùng Galaxy Z Fold4 cần đảm bảo đã bật Taskbar hoạt động trong mục "Settings" => "Display".
"Display".">
Người dùng cần đảm bảo đã bật Taskbar hoạt động trong mục "Settings" => "Display".
Ngoài màn hình chính, người dùng có thể kéo thả để thêm ứng dụng vào Taskbar phía dưới cùng.
Ngoài màn hình chính, người dùng có thể kéo thả để thêm ứng dụng vào Taskbar phía dưới cùng.
Bây giờ khi đang mở một ứng dụng nào đó, người dùng có thể kéo lên một ứng dụng khác từ Taskbar để về một bên màn hình.
Khi đang mở một ứng dụng nào đó, người dùng có thể kéo lên một ứng dụng khác từ Taskbar để về một bên màn hình.
Khi đã mở 2 ứng dụng cùng lúc, người dùng bấm vào dấu 3 chấm dọc ở đường ranh giới giữa sẽ được lựa chọn 3 chức năng lần lượt là: đổi sang chia màn hình trên dưới, đổi chỗ 2 ứng dụng, và lưu cặp ứng dụng cho lần dùng sau.
Người dùng bấm vào dấu 3 chấm dọc ở đường ranh giới giữa sẽ được lựa chọn 3 chức năng: đổi sang chia màn hình trên dưới, đổi chỗ 2 ứng dụng, và lưu cặp ứng dụng cho lần dùng sau (hình sao).
10 công ty trên thế giới cho phép bạn làm việc từ xa toàn thời gian, không cần lên văn phòng Cách chúng ta làm việc ngày càng linh hoạt. Quan trọng là chọn cho mình cách phù hợp nhất với lối sống của bản thân. Ngay cả khi nhiều công ty dần trở lại làm việc toàn thời gian ở văn phòng thì làm việc từ xa hay kết hợp vừa làm ở nhà, vừa ở công ty tiếp tục là lựa chọn...