SmartFarm giành giải cao nhất tại cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL
Vượt qua hàng trăm đối thủ đến từ các tỉnh thành khác nhau của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dự án SmartFarm của nhóm thí sinh HiTech Mekong của Cần Thơ vào ngày 14-12 đã đoạt giải Nhì, cũng là giải cao nhất cho mảng dự án của Cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL 2018.
Dự án SmartFarm sẽ nhận giải thưởng trị giá 25 triệu đồng, bao gồm 15 triệu đồng tiền mặt và một khóa đào tạo Giám đốc điều hành trị giá 10 triệu đồng.
Các dự án vào vòng chung kết Cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL 2018.
SmartFarm là giải pháp công nghệ thông tin hỗ trợ các hộ nông dân, nông trại hoặc hợp tác xã nông nghiệp trong hoạt động tưới tiêu, pha và phun thuốc bảo vệ thực vật; đồng thời ứng dụng trí thông minh nhân tạo (AI) vào hoạt động quản lý sự tăng trưởng của cây trồng dưới sự tác động của ánh sáng, độ ẩm, mưa và nhiệt.
Cuộc thi nói trên, do VCCI Cần Thơ chủ trì và thực hiện với sự phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh thành vùng ĐBSCL và thành viên Mạng lưới khởi nghiệp ĐBSCL, với vòng chung kết diễn ra giữa 6 nhóm dự án và 7 nhóm ý tưởng, nhằm tìm kiếm những ý tưởng mới có tính sáng tạo, khơi tinh thần khởi nghiệp và quyết tâm thành lập doanh nghiệp của giới trẻ ĐBSCL. Theo Ban tổ chức, đây còn là hoạt động kết nối những ý tưởng sáng tạo, khả thi với các nhà đầu tư, doanh nghiệp đang có nhu cầu phát triển kinh doanh, qua đó đẩy mạnh công tác khởi nghiệp và tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp chung của vùng.
Sau hơn 2 tháng triển khai từ tháng 6 đến tháng 8-2018, ban tổ chức đã nhận được tổng cộng 210 hồ sơ (124 ý tưởng và 86 dự án) với hơn 550 thí sinh từ các tỉnh thành khu vực ĐBSCL tham dự. Trong đó, lĩnh vực giải pháp kinh doanh có 97 hồ sơ (chiếm 46%); nông nghiệp có 55 hồ sơ tham gia (chiếm 26%); chế biến thực phẩm có 46 hồ sơ (chiếm 22%) và công nghệ ứng dụng có 6 hồ sơ (chiếm 6%). Nếu phân chia theo địa bàn: có 96 hồ sơ đến từ Sóc Trăng, 26 hồ sơ đến từ Đồng Tháp, 25 hồ sơ đến từ Hậu Giang, 23 hồ sơ đếm từ Vĩnh Long, 14 hồ sơ đến từ Tiền Giang, 12 hồ sơ đến từ Cần Thơ, 6 hồ sơ đến từ Trà Vinh, 4 hồ sơ đến từ Bến Tre và 4 hồ sơ đến từ An Giang.
Ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc phụ trách VCCI Cần Thơ, nhận xét về các dự án, ý tưởng vào vòng chung kết Cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL 2018
Video đang HOT
Ban tổ chức cho biết đã xây dựng các tiêu chí xét chọn và thành lập Hội đồng giám khảo là giảng viên từ trường Đại học Cần Thơ, các doanh nhân khởi nghiệp thành công, lãnh đạo các đơn vị ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động khởi nghiệp tại khu vực ĐBSCL và TPHCM.
“Sau 2 lần tổ chức từ năm 2016, cuộc thi năm nay thu hút sự quan tâm của các nhóm khởi nghiệp có tiềm năng, tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng thương mại hóa cao ở tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực: Công nghệ ứng dụng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm và giải pháp kinh doanh. Điều đáng mừng là hầu hết các dự án, ý tưởng khởi nghiệp năm nay đều bắt nguồn từ tài nguyên bản địa, lợi thế nông nghiệp đặt thù của vùng và có tinh thần trách nhiệm xã hội rất tốt”, ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc phụ trách VCCI Cần Thơ, nhận xét.
Trải qua ba vòng sơ tuyển, bán kết và thuyết trình, Ban tổ chức đã chọn ra được 13 ý tưởng và dự án xuất sắc nhất tham gia tranh tài trong vòng chung kết diễn ra vào ngày 14-12. Sau 2 lần tổ chức từ năm 2016, cuộc thi năm nay thu hút sự quan tâm của các nhóm khởi nghiệp có tiềm năng, tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng thương mại hóa cao ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Ở mảng ý tưởng, giải Nhì (không có giải Nhất) thuộc về ý tưởng làm dịch vụ ăn uống kết hợp hướng dẫn làm sản phẩm thủ công (Vĩnh Long) và ý tưởng về dây chuyền phân cỡ, đếm trứng và xếp trứng vô khay (Sóc Trăng). Giải Ba thuộc về ý tưởng trứng vịt muối ngâm thuốc bắc Thanh Long (Đồng Tháp), QuaTi – kinh doanh sản phẩm phát hiện và điều chỉnh tư thế ngồi làm việc (Cần Thơ). Các ý tưởng đạt giải Khuyến khích gồm: thành lập trại lươn giống Quốc Anh (Sóc Trăng); phở Hà Thành (Đồng Tháp); mô hình cà phê công tác xã hội (Sóc Trăng).
Theo Báo Mới
Khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo: Startup cần làm chủ kiến thức, công nghệ
PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài cho rằng bản thân các startup muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cần có sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức và công nghệ.
Khởi nghiệp trong lĩnh vực AI chưa nhiều
Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Tổng Thư kí tòa soạn báo Tiền Phong, trong vài năm trở lại đây, cụm từ cách mạng 4.0 là từ khóa xuất hiện với tuần suất cao trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Một trong những lĩnh vực chủ chốt của CM 4.0 là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Tại Việt Nam, AI được manh nha nhiều năm, đạt được những thành tựu bước đầu. Thời gian gần đây, cùng với làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ trên cả nước, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực AI được thành lập. Nhiều ý tưởng, sản phẩm AI được nghiên cứu, phát triển, giải quyết những vấn đề thiết thực trong cuộc sống.
Tuy nhiên, ông Hùng cũng như nhiều chuyên gia khác đánh giá, ứng dụng AI ở Việt Nam mới dừng ở bước đầu, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực AI chưa nhiều, chưa có thành tựu đột phá, ứng dụng AI giải quyết các vấn đề cuộc sống còn kiêm tốn. Trong khi đó, tiềm năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt trong các lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp, Giao thông.
Ông Nguyễn Xuân Hoài, Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo cho rằng hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ tại Việt Nam hiện còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Ảnh: Tiền phong
Ông Nguyễn Xuân Hoài, Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo cho rằng, một khó khăn và cũng là bài toán lớn ở Việt Nam hiện nay là làm sao đưa được AI vào chuyên ngành. Đồng thời, câu hỏi đặt ra là Nhà nước ta sẽ có khung pháp lý nào để sử dụng và bảo vệ nguồn dữ liệu?
"Cũng có những khó khăn khác như việc các dự án AI rủi ro hơn rất nhiều dự án công nghệ thông tin bình thường. Dự án AI không có giải pháp đảm bảo chính xác 100%. Các dự án AI lớn luôn cần phải qua thử nghiệm, từ đó các bên phải cùng nhau chịu rủi ro.
Ngoài việc đưa dữ liệu vào chuyên ngành, người làm AI cũng phải kết nối được với kiến thức chuyên ngành. Người làm AI mà không hiểu rõ chuyên ngành, thì giải pháp đưa ra không mang lại hiệu quả thực tế", ông Hoài nói.
Đề cập thêm về những khó khăn của các starup trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc điều hành của Công ty TNHH Công nghệ LC Việt Nam cho hay, làm trí tuệ nhân tạo thì yếu tố đầu tiên cần là dữ liệu. Bên cạnh đó, cần có đội ngũ thẩm tra, dán nhãn dữ liệu, tinh gọn dữ liệu. Tuy nhiên, ở Việt Nam gần như không có đội ngũ đó cũng như không có nguồn dữ liệu lớn.
"Ngoài ra, để phát triển trí tuệ nhân tạo cần hệ thống siêu máy tính. Đa phần người làm trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam phải tự sắm cáp màn hình để tự trải nghiệm. Như chúng ta đã biết, dữ liệu bản thân nó sinh ra liên quan tới từng cá nhân và số hóa. Người Việt nam gần như không có dữ liệu để phát triển trí tuệ nhân tạo. Về nhân lực đa phần là người du học ở nước ngoài, và đội ngũ này còn khá hạn chế. Phần lớn người Việt Nam chỉ học lý thuyết, không có dữ liệu, không có hạ tầng để phát triển trí tuệ nhân tạo", ông Nguyễn Thành Công trăn trở.
Startup cần biết cách làm chủ cuộc chơi
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định, để hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực AI phát triển trong tương lai, cần có chính sách mở để dễ dàng tiếp cận trong nghiên cứu ứng dụng sản phẩm AI cho người dân, cộng đồng. Ngoài doanh nghiệp thì chính quyền, nhà trường... cũng cần ứng dụng AI.
"Hiện nay, rất nhiều startup cũng đặt vấn đề nhưng liệu rằng có người dùng không? Từng có ứng dụng đặt giờ hẹn khám bệnh tại các bệnh viện ở Việt Nam nhưng thất bại bởi bệnh viện công từ chối tiếp nhận trong khi bệnh viện tư thì số lượng quá ít", ông Quất nêu vấn đề.
Cùng chung ý kiến về vấn đề môi trường, pháp luật và chính hỗ trợ của chính phủ cho startup lĩnh vực AI, ông Lê Công Thành, Chủ tịch HĐQT Infore Technology cho biết việc đầu tiên cần làm là nhìn nhận rõ cơ hội và bài toán trong việc tự làm startup lĩnh vực AI. Nếu như startup có cơ hội liên kết với Nhà nước, giải quyết bài toán của cơ quan quản lý đặt ra thì rất tốt. Tuy nhiên hiện giờ chưa có điều này.
Thứ hai, về nguồn vốn. Có một số đề tài, dự án của cơ quan quản lý Nhà nước nhưng mới ở giai đoạn bắt đầu với nguồn vốn ít, chưa có các nguồn đầu tư vào cho startup, trong đó là lĩnh vực AI. Thứ ba, cần truyền thông để mọi người phân biệt rõ giữa startup và khởi nghiệp trong bối cảnh hai hình thái này dễ bị đánh đồng.
"Người ta nói startup có 10 người thì có thể có đến 9 người nhưng khởi nghiệp thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Tôi đọc có những nghiên cứu những người khởi nghiệp tỷ lệ thất bại chỉ khoảng 30%. Khi chúng ta hiểu không đúng thì những phản biện xã hội không được chính xác", Chủ tịch HĐQT Infore Technology cho hay.
Muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, các starup cần có đủ kiến thức và biết làm chủ công nghệ.
Cũng theo vị này, các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm tạo cơ chế chính sách điều kiện cho các lĩnh vực mới. Ví dụ có thể không áp dụng ở Việt Nam nhưng nghiên cứu để áp dụng ở nước ngoài.
Đứng ở góc độ nghiên cứu và đào tạo, PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài cho rằng bản thân các startup muốn khởi nghiệp cần có sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức và công nghệ nếu muốn làm về AI. Làm AI đòi hỏi phải chuyên nghiệp vì đó là lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ. Chủ startup vẫn có thể tận dụng nguồn tri thức từ bên ngoài, nhưng người này vẫn phải có khả năng hấp thụ, tiếp nhận nguồn tri thức. Nếu startup chưa có chuẩn bị kỹ lưỡng, khó có thể làm về lĩnh vực AI được.
"Đương nhiên, muốn startup cần nhiều yếu tố khác nhau như tư duy kỹ thuật, tìm kiếm thị trường... Nhưng đứng trên góc độ nghiên cứu và đào tại, kiến thức sâu rộng về lĩnh vực AI là quan trọng nhất", ông Hoài nhận định thêm.
Theo Báo Mới
Khám phá cách tự vệ trước tin tặc của các sếp công nghệ Hệ thống nông nghiệp thông minh, thiết bị bay siêu nhẹ dành cho trang trại, app chăm sóc sức khỏe, thiết bị thực tế ảo là những ý tưởng khởi nghiệp công nghệ đáng chú ý tại Techfest Vietnam 2018. Dự án thiết bị bay siêu nhẹ ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao. Đây là dự án do các kĩ sư...