Smart TV ruột bo mạch chủ Raspberry Pi
Cho rằng chiếc TV của mình chưa được thông minh, Carnivore, thành viên quản trị diễn đàn Droidbuild đã quyết định “lên đời” nhờ bo mạch chủ tý hon Raspberry Pi và sự sáng tạo của mình.
Toàn bộ quá trình “lên đời” một chiếc Smart TV 40″ Hisense của Carnivore được chia làm 2 giai đoạn chính với nhiều công đoạn từ đơn giản đến phức tạp. Thành phần chủ yếu để “độ” lại chiếc smart TV này chính là bo mạch chủ Raspberry Pi model B được tích hợp sẵn 2 cổng USB, cổng Ethernet và cài đặt hệ điều hành Raspbmc.
Chiếc TV 40″ khởi động với biểu tượng của hệ điều hành Raspbmc. Ảnh: Droidbuild.
Trong giai đoạn đầu thử nghiệm, Carnivore sử dụng nguồn điện 5V DC (500 mA) từ cổng USB sẵn có trên bo mạch TV để cấp nguồn cho bo mạch chủ tý hon. Tuy nhiên, ngay sau khi chạy thử thành công, anh đã sớm phát hiện ra rằng bo mạch chủ sẽ mất điện một khi tắt TV và điều này có thể làm hư hỏng các dữ liệu lưu trên thẻ nhớ. Vì thế, anh đã quyết định dò tìm trên bo mạch chính của TV một đường điện 5V DC không hề “tắt” khác, trừ khi tháo phích điện TV ra khỏi ổ.
Ngoài thành phần chính là bo mạch Raspberry Pi model B, Carnivore còn sử dụng bộ nhận sóng tín hiệu điều khiển không dây USB-UIRT để có thể điều khiển TV từ xa, máy in 3D để chế tạo mặt nạ cho các cổng giao tiếp chính của bo mạch chủ trông khá thẩm mỹ.
Một số hình ảnh trong quá trình độ bo mạch Raspberry cho TV
Bo mạch bên trong chiếc TV 40″ của Carnivore.
Video đang HOT
Nguồn điện 5V DC đầu tiên được lấy từ cổng USB tích hợp trên TV.
Bo mạch chủ Raspberry Pi khi thử nghiệm chạy nguồn điện từ cổng USB đã có thể hoạt động bình thường.
Mặt nạ loa tích hợp trên TV được phá bỏ, nhường chỗ cho bo mạch chủ Raspberry Pi.
Carnivore còn sử dụng cả máy in 3D để chế tạo mặt nạ che vị trí mặt nạ loa của TV.
Mặt nạ sau khi được chế tạo từ máy in 3D.
Thử ráp vào khoang chứa loa trên TV.
Carnivore đã sử dụng một đường 5V DC khác để tránh tình trạng tắt máy (Raspberry Pi) khi tắt TV.
Bộ thu tín hiệu điều khiển không dây USB-UIRT được gắn ở cạnh dưới TV.
Thử nghiệm sản phẩm cho kết quả tốt.
Theo VNE
Đối thủ cạnh tranh mới của bo mạch tý hon Raspberry Pi
Bo mạch chủ PC tý hon BeagleBone Black sở hữu cấu hình mạnh, kết nối đa dạng và có giá thành khoảng 45 USD.
BeagleBone Black là bo mạch chủ PC tý hon có kích thước nhỏ gọn như một chiếc thẻ tín dụng tựa như model Raspberry Pi từng xuất hiện trên thị trường. BeagleBone Black là thành quả nghiên cứu của 2 kỹ sư Texas Instruments.
BeagleBone Black có kích thước chỉ cỡ một chiếc thẻ tín dụng. Ảnh: BeagleBoard.
Về đặc tả kỹ thuật, bo mạch chủ kích thước 8,6 x 5,3 cm này được trang bị bộ xử lý ARM Cortex-A8 tốc độ 1GHz (Texas Instruments sản xuất) hỗ trợ tăng tốc đồ họa, đầu cắm 46 chân cho các kết nối ngoại vi, 2GB bộ nhớ flash tích hợp và bộ nhớ DDR3 dung lượng 512MB. BeagleBone Black cũng được trang bị cổng USB, kết nối Ethernet và HDMI hỗ trợ độ phân giải 1280 x 1024 pixel.
BeagleBone Black sử dụng nguồn điện vào 5V DC có thể cấp từ cổng USB (cáp USB đi kèm) hay kết nối với các adaptor có mức điện áp tương ứng.
BeagleBone Black có thể chạy hệ điều hành Android hay Ubuntu Linux. Thiết bị được cài đặt sẵn ngstrm distro (một bản phân phối của hệ điều hành Linux) cho phép khởi động chỉ trong vòng chưa đầy 10 giây. Với BeagleBone Black, người dùng còn nhận được sự hỗ trợ từ các cộng đồng trực tuyến cũng như sử dụng miễn phí các tài liệu, kernel hay mã code về hệ điều hành Ubuntu, Android hay Fedora.
Dự kiến, BeagleBone Black sẽ sớm được lên kệ vào cuối tháng 5/2013 này với mức giá khoảng 950.000 đồng.
Theo VNE
Camera 5 'chấm' cho bo mạch Raspberry Pi Hãng sản xuất bo mạch máy tính Raspberry Pi vừa cho hay sẽ chính thức tung ra thị trường bo mạch camera mới dành cho những máy tính tý hon của mình. Tháng 5/2012, Raspberry Pi đã tuyên bố sẽ chế tạo một bo mạch camera độ phân giải 14 megapixel dành cho các bo mạch máy tính của mình. Tuy nhiên, hiện...