Slovenia thuê an ninh tư nhân để đối phó với… “dòng thác” nhập cư
Động thái này đưa ra sau khi mỗi ngày có đến hàng chục nghìn người muốn đi qua Slovenia để đến Bắc Âu.
Ngày 27/10, nhà chức trách Slovenia đã quyết định thuê các doanh nghiệp an ninh tư nhân để giúp quản lý dòng người nhập cư và tị nạn. Động thái này đưa ra sau khi mỗi ngày có đến hàng chục nghìn người muốn đi qua quốc gia nhỏ bé vùng Bancan này để đến Bắc Âu.
Dòng thác nhập cư đang đổ về quốc gia nhỏ bé Slovenia. Ảnh: Wochit
Đây là một trong những biện pháp mới nhất mà chính phủ Slovenia triển khai nhằm đẩy nhanh quá trình giúp người di cư hoàn tất các thủ tục xin tị nạn để giảm tải cho các lực lượng an ninh và chính quyền các vùng biên giới.
Ông Botjan efic, Thư ký Bộ Nội vụ Slovenia, cho biết khoảng 50 – 60 nhân viên an ninh tư nhân sẽ hỗ trợ cảnh sát ở những thời điểm cần thiết. Ngoài ra, một số biện pháp khác như giúp người di cư đăng ký tị nạn ngay trên các chuyến tàu đến từ Croatia, điều động các đơn vị hải quan tới các trung tâm tạm trú tị nạn và thuê thêm 200 người phục vụ tại các trung tâm này cũng sẽ sớm được áp dụng.
Các biện pháp khẩn cấp này được đưa ra trong bối cảnh trong 10 ngày qua hơn 76.000 người từ Croatia đã tới Slovenia – quốc gia nhỏ bé nhất trên tuyến đường di cư Bancan. Riêng ngày 26/10, đã có hơn 9.000 người đến Slovenia tìm đường sang Áo, trong khi dòng người từ Croatia và Serbia vẫn tiếp tục đổ đến Slovenia.
Video đang HOT
Thủ tướng Slovenia, Miro Cerar mô tả cuộc khủng hoảng người nhập cư là thách thức lớn nhất mà Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối phó lúc này. Ông cảnh báo nếu không tìm được một giải pháp chung cho cuộc khủng hoảng, khối liên minh này sẽ đổ vỡ.
Slovenia trước đó đã phải huy động cả quân đội để hỗ trợ cảnh sát xử lý vấn đề người di cư.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Áo Johanna Mikl-Leitner khi đến thăm khu vực biên giới gần Slovenia cho biết, cảnh sát nước này cũng đang đến “mức giới hạn” khi hàng ngày hàng ngàn người di cư tràn từ biên giới Slovenia vào nước này mỗi ngày.
“Tôi đã đề nghị tăng cường thêm 2.000 cảnh sát nữa, bởi vì các nhân viên cảnh sát ở khu vực biên giới đã làm việc vượt quá sức của họ trong nhiều tháng. Tôi đang có các cuộc thảo luận với Văn phòng Thủ tướng về vấn đề này”, ông Johanna Mikl-Leitner nói.
Trước tình hình người di cư đổ dồn về châu Âu, nhiều nước trong khu vực đã cam kết hỗ trợ các nước khu vực Bancan đối phó với dòng người di cư và tị nạn.
Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Séc Martin Stropnicky cho biết nước này đang xem xét cử một đội hỗ trợ y tế, các lán trại tạm, xe vận chuyển và các bếp ăn cơ động tới Slovenia và cử 50 cảnh sát tới Hungary làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới chung của khối Schengen.
Các nước Liên minh châu Âu khác cam kết gửi tổng cộng 400 cảnh sát đến Slovenia trong tuần này để giúp nước chủ nhà đối phó với dòng người di cư và tị nạn./.
Vũ Anh Tuấn
Theo_VOV
Chính phủ Pháp thuê máy bay tư nhân để giải tỏa người nhập cư
Trong những ngày qua, báo chí Pháp đã dồn dập trích dẫn thông tin được đăng trên trang mạng StreetPress ngày 19/10 theo đó chính phủ Pháp có thể đã thuê máy bay phản lực của công ty tư nhân Twin Jet từ sáu tháng qua để chở người nhập cư trái phép ở Calais (thuộc vùng Nord-Pas-de-Calais, phía Bắc nước Pháp), đến các trung tâm tạm giữ hành chính nằm rải rác trên khắp nước Pháp như Metz, Toulouse, Nmes hoặc Perpignan, nhằm giải tỏa điểm nóng nhập cư trái phép tại đây.
Toàn cảnh khu rừng Calais, nơi sinh sống của khoảng 6.000 người nhập cư. (Nguồn: Báo Libération)
Các chuyến bay này được thực hiện với sự giám sát của khoảng một chục cảnh sát biên giới có chi phí lên đến 1,5 triệu euro cho cả năm. Tổng cộng cho đến nay, 13 chuyến bay đã được thực hiện với mục đích nêu trên.
Theo trang mạng StreetPress, đây thực sự là những chi phí "tốn kém và không hiệu quả."
Tờ báo cũng trích dẫn một nguồn tin cảnh sát và cho biết thông qua việc này chính quyền muốn duy trì sức ép nhằm hạn chế dòng người nhập cư bất hợp pháp tại khu vực bờ biển phía Bắc, nơi hiện đang tập trung khoảng 6.000 người, sống trong các cánh rừng ở ngoại ô thành phố Calais với hy vọng có thể vượt qua eo biển Manche để sang Anh, nơi họ coi là miền đất hứa.
Tờ báo cũng cho rằng việc làm này của chính quyền chẳng khác gì việc "bắt cóc bỏ đĩa," vì người nhập cư được di chuyển về các trung tâm tạm giữ hành chính tại các thị trấn và thành phố cấp tỉnh sau đó lại được thả ra.
Chính vì vậy, phần lớn những người này lại nhanh chóng tìm cách quay lại Calais và rất có thể, một lần nữa họ lại bị ép buộc lên máy bay để chở đến một trung tâm tạm giữ khác.
Người phát ngôn viên của Liên đoàn cảnh sát biên giới (Unsa) Frédéric Hochart, cho biết lực lượng cảnh sát làm việc tại Calais cảm thấy vô cùng mệt mỏi trước những công việc nặng nề, nhàm chán mà họ phải đảm nhiệm hàng ngày.
Tuy nhiên, Pháp không phải là quốc gia duy nhất phải chấp nhận chi phí cao cho việc giải tỏa những khu vực tập trung dân nhập cư. Một điều tra do báo Anh Guardian vừa tiến hành cho biết Anh cũng đã phải chi gần 19 triệu euro cho việc thuê các máy bay tư trong 18 tháng qua để trục xuất người xin tị nạn.
Trước thông tin về việc làm của chính phủ Pháp, bà Marine Le Pen, Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận quốc gia (FN) đã cho rằng đây là "việc làm ngược đời" và nếu việc làm đó được xác nhận thì nó chỉ làm tăng sự bất bình trong xã hội mà thôi.
Trong một động thái liên quan, tờ báo cánh tả Libération cho biết nhiều hội đoàn ở Pháp đã tập hợp được 800 chữ ký đầu tiên của nghệ sĩ, nhà văn, nhà nghiên cứu, trí thức, nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong người dân về điều kiện sinh hoạt tồi tàn và vô cùng thiếu thốn của người nhập cư trong các lều trại tạm bợ giống như những khu nhà ổ chuột trong các cánh rừng ở Calais và kêu gọi mọi người những hành động thiết thực nhằm chung tay hỗ trợ người nhập cư tại đây./.
Theo Vietnam
Các nước châu Âu đồng loạt đóng cửa biên giới, người nhập cư mắc kẹt Việc các nước châu Âu đồng loạt đóng cửa biên giới vì số người nhập cư quá đông đã đẩy những người này vào tình thế mắc kẹt. Croatia ngày 18/9 đã đóng 7 trong số 8 cửa khẩu biên giới đường bộ với Serbia để đối phó với lượng người di cư khổng lồ. Như vậy, trong bối cảnh, Liên minh châu...