Slovakia bán lại Sputnik V cho Nga
Slovakia bán hầu hết số liều Sputnik V họ đã mua hồi tháng ba về nước xuất xứ, vì người dân thờ ơ với vaccine chưa được EU phê duyệt.
Slovakia vận chuyển trở lại 160.000 trong số 200.000 liều nhập khẩu hồi tháng ba, với giá 9,95 USD/liều, bằng giá mua ban đầu, phát ngôn viên Bộ Y tế Slovakia cho biết ngày 2/7.
Các liều Sputnik V tại trung tâm tiêm chủng Zilina,Slovakia ngày 7/6. Ảnh: Reuters .
Giao dịch mua Sputnik V đã gây nhiều rắc rối cho Thủ tướng Slovakia khi đó, Igor Matovic, người đã mua vaccnine mà không thông báo cho các đối tác liên minh với đảng của mình. Ông buộc phải từ chức, mặc dù đã trở lại nội các mới với tư cách bộ trưởng tài chính.
Video đang HOT
Slovakia đã do dự trong nhiều tháng về việc sử dụng Sputnik V vì nó chưa được Cơ quan Dược phẩm châu Âu cấp phép. SUKL, Cơ quan Dược phẩm Slovakia đã từ chối đưa ra khuyến nghị sử dụng Sputnik V, với lý do không đủ dữ liệu từ nhà sản xuất.
Cuối cùng, chính phủ cho phép sử dụng Sputnik V vào tháng trước, cho những người thích nó hơn các loại vaccine khác được EU phê duyệt, nhưng sự quan tâm của công chúng thấp hơn nhiều so với số lượng liều họ có. Bộ Y tế cho biết tính đến 2/7, 10.500 người Slovakia tiêm liều Sputnik V đầu tiên và 8.000 người khác đang trong danh sách chờ.
Chính phủ đã đóng đăng ký vào ngày 30/6. Tuần trước, chính phủ thông báo họ có kế hoạch bán hoặc tặng Sputnik V khi chúng sắp hết hạn sử dụng.
Matovic ban đầu dự định mua hai triệu liều Sputnik V, vào thời điểm vaccine do phương Tây sản xuất chậm đến Slovakia, đất nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch vào mùa đông. Slovakia là quốc gia EU thứ hai sử dụng vaccine Nga sau Hungary.
Người chết vì Covid-19 Ấn Độ vượt 400.000
Ấn Độ trở thành quốc gia thứ ba ghi nhận hơn 400.000 người chết vì Covid-19, giữa lúc chiến dịch tiêm chủng đại trà chững lại.
Theo số liệu do Bộ Y tế Ấn Độ công bố hôm nay, tổng số người chết vì Covid-19 tại nước này đã tăng lên 400.312, chỉ sau Mỹ và Brazil, với tổng cộng gần 30,5 triệu ca nhiễm.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng số người chết trên thực tế tại Ấn Độ thậm chí có thể lên đến hơn 1 triệu, sau khi số ca nhiễm nCoV tăng đột biến hồi tháng 4 và tháng 5 trong làn sóng đại dịch thứ hai, nhấn chìm hệ thống y tế và khiến các lò hỏa táng luôn phải hoạt động hết công suất.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho người dân tại một điểm tiêm chủng ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ, hôm 1/7. Ảnh: AFP .
Nguyên nhân dẫn đến đợt bùng phát thảm khốc được cho là bởi biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm mạnh hơn, lần đầu xuất hiện tại Ấn Độ hồi tháng 10/2020, cùng sự mất cảnh giác của chính quyền, sau khi Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố chiến thắng đại dịch hồi tháng một.
Sau khoảng thời gian đầy căng thẳng do làn sóng Covid-19 thứ hai, số ca nhiễm nCoV hàng ngày tại Ấn Độ đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, việc nhiều biện pháp hạn chế được gỡ bỏ làm dấy lên lo ngại về một đợt bùng phát mới trong những tháng tới.
Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu tiêm chủng Covid-19 cho toàn bộ 1,1 tỷ người trưởng thành tại đất nước trong năm nay. Tuy nhiên, do nguồn cung vaccine thiếu hụt, thủ tục hành chính phức tạp và tâm lý ngần ngại của người dân, tới nay mới chỉ có khoảng 5% dân số trưởng thành Ấn Đố được tiêm đầy đủ.
Hôm 21/6, chính phủ nỗ lực tạo cú hích cho chiến dịch tiêm chủng bằng cách tuyên bố miễn phí vaccine cho toàn bộ dân số trưởng thành, giúp số liều được tiêm hàng ngày tăng vọt lên 9 triệu. Tuy nhiên, tốc độ tiêm chủng lại đang chững lại, với trung bình chỉ hơn 4 triệu liều được tiêm mỗi ngày trong tuần qua.
Ấn Độ hôm 29/6 phê duyệt vaccine Covid-19 của hãng dược phẩm Mỹ Moderna để sử dụng trong nước. Đây là loại vaccine thứ tư được cấp phép tại nước này sau AstraZeneca, Sputnik V và Covaxin của hãng dược nội địa Bharat Biotech.
Vaccine Sputnik V chống lại được biến chủng Delta và Delta Plus Theo đại diện cơ quan sản xuất vaccine Sputnik V, chế phẩm sinh học này có hiệu quả kháng biến chủng mới tới 90%. Theo hãng thông tấn TASS của Nga, Deanis Logunov, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh vật Gamaleya, đại diện nhóm phát triển Sputnik V, cho biết vaccine này có hiệu quả chống lại...