SLBM 10 đầu đạn hạt nhân Bulava làm Nga thất vọng
Ngày 7-9, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nước này đã quyết định tạm dừng thử nghiệm 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược, sau một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Bulava không thành công hôm 6-9.
“Ngày hôm trước, một tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Bulava đã được phóng hướng về bãi thử nghiệm Kura ở Kamchatka (thuộc vùng Viễn Đông), trong đợt thử nghiệm cấp nhà nước của tàu ngầm hạt nhân chiến lược Alexander Nevsky ở Biển Trắng”, ông nói và cho biết thêm rằng, một trong các hệ thống của tên lửa đã gặp sự cố ngay ở phút thứ 2 sau khi phóng.
Theo vị phát ngôn viên này, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã ra lệnh ngừng các cuộc chạy thử cấp nhà nước, của 2 tàu ngầm lớp Borey là Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh được thiết kế để phóng tên lửa Bulava, và tiến hành thêm 5 vụ phóng thử loại tên lửa này nữa.
Một ủy ban nhà nước do Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov, dẫn đầu sẽ điều tra nguyên nhân khiến vụ phóng thử này không thành công.
Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo Bulava
Theo dự kiến, tàu ngầm Alexander Nevsky sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga vào ngày 15-11, trong khi tàu ngầm Vladimir Monomakh sẽ gia nhập hạm đội vào giữa tháng 12, giám đốc nhà máy đóng tàu Sevmash Mikhail Budnichenko cho biết hồi đầu tháng 7.
Tuy nhiên, việc bàn giao cả 2 chiếc tàu ngầm này phụ thuộc vào sự thành công của vụ phóng thử tên lửa Bulava vừa qua. Nhưng phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga không nói rõ vụ thử thất bại này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch này.
Video đang HOT
Với thất bại này, 8 trong tổng số 20 vụ phóng thử tên lửa Bulava đã chính thức được tuyên bố là không thành công. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng trong thực tế số lượng các vụ thử thất bại còn cao hơn nhiều.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Borey
Là sản phẩm của Viện Nhiệt hóa Moscow và tổng công trình sư Yury Solomonov, nơi phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M và Yars, Bulava được thiết kế từ cuối thập kỷ 1990 để thay thế tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm sử dụng nhiên liệu rắn R-39 Rif, trang bị trên tàu ngầm nguyên tử lớp Typhoon.
Tên lửa Bulava, gồm 3 giai đoạn, sử dụng nhiên liệu đẩy rắn, mang tới 10 đầu đạn dẫn đường độc lập (MIRV), với tầm bắn hơn 8.000 km và được thiết kế để triển khai trên các tàu ngầm hạt nhân lớp Borey đang phát triển của Nga.
Mặc dù nhiều vụ phóng thử thất bại trước đó chính thức được cho là do lỗi của nhà sản xuất, nhưng quân đội Nga đã khẳng định rằng không có sự thay thế nào đối với tên lửa Bulava.
Theo ANTD
Tên lửa liên lục địa Israel - vũ khí răn đe ở Trung Đông
Israel tự phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo nội địa với tên gọi Jericho có tầm bay hơn 5.000 km, để đối phó với nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa từ các nước thù địch.
ICBM Jericho 3 trong một vụ phóng thử.
Nhắc tới Israel khó có thể phủ nhận những thành tựu trong khoa học quân sự và hiệu năng thực hiện họ đã đạt được. Điều này có được vì từ khi lập quốc tới nay, Israel gần như luôn trong tình trạng chiến tranh và khí tài quân sự được nhập khẩu cũng như tự phát triển đều phải đáp ứng tối ưu cho mục đích phòng thủ hoặc răn đe đối phương.
Ngoài các dòng vũ khí thông thường, để đối phó với nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ các nước thù địch, Israel cũng đã phát triển cho mình hệ thống tên lửa đạn đạo nội địa làm cán cân răn đe với tên gọi Jericho (tên một thành phố cổ trong Kinh thánh).
Từ năm 2008 đã có thông tin về việc Israel đã phát triển thành công Jerricho 3 với tầm bắn đạt hơn 5.000 km (đạt tiêu chuẩn của tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM) có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. Đây cũng là bước tiến dài trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo của Israel khi Jericho 2 chỉ là IRBM với tầm bắn đạt không quá 1.500 km.
Dự án vũ khí "kín tiếng" nhất thế giới
Hệ thống tên lửa đạn đạo Jericho của Israel bắt đầu phát triển từ năm 1963 theo hợp đồng hợp tác với hãng chế tạo Pháp Dassault. Nền tảng của hệ thống này là các tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn đặt trên xe phóng di động, có khả năng cơ động cao. Từ nền tảng này, các dòng tên lửa đạn đạo Jericho 1 với tầm bắn 500 km được ra mắt năm 1973 và Jericho 2 ra mắt năm 1977.
Tuy nhiên, đó là tất cả những thông tin công khai về hệ thống tên lửa đạn đạo của Israel. Các thông tin khác về thông số, đặc điểm kỹ thuật và các vụ phóng thử hầu hết được giữ bí mật và chỉ được khai thác một phần nhỏ qua các dự án hợp tác với nước ngoài như ở dự án phát triển tên lửa đạn đạo RSA của Nam Phi dựa trên nền tảng của Jericho 2.
Thông tin về quá trình phát triển Jericho 3 chính thức xuất hiện từ năm 2004, khi có báo cáo đệ trình lên Quốc hội Mỹ về việc Israel đang âm thầm phát triển dòng tên lửa đạn đạo mới có khả năng mang đầu đạn nặng tới 1 tấn và tầm bắn vượt ra ngoài khu vực Trung Đông. Tên lửa mới của Israel sử dụng nhiên liệu rắn có sơ tốc cao đảm bảo để xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa trong khu vực.
Điều này đã được "hiện thực hóa" vào ngày 17/1/2008, khi Israel tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo mới được cho là Jericho 3 từ một bệ phóng ngầm. Từ đó, Jericho 3 liên tục được nâng cấp và sau vụ thử tiến hành năm 2013, tầm bắn của dòng tên lửa đạn đạo này của Israel được nhiều chuyên gia nhận định đã vượt quá ngưỡng 5.000 km hay đạt chuẩn ICBM.
ICBM đầu tiên ở Trung Đông
Hình ảnh mô phỏng tầm bắn của ICBM Jericho 3.
Từ các thông tin và hình ảnh của các vụ phóng thử ICBM Jericho 3, các chuyên gia nhận định, tên lửa đạn đạo này có kết cấu 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn và có khả năng mang được đầu đạn nặng từ 1.000 - 1.300 kg. Với thông số này, Jericho 3 có thể mang được đầu đạn hạt nhân đơn khối có sức công phá 1 Megatone hoặc 2-3 đầu đạn có khả năng tự phân tách MIRV. Tuy nhiên, không rõ Israel đã làm được chủ được công nghệ MIRV hay chỉ là các đầu đạn cỡ nhỏ lắp ghép.
Từ năm 2008 tới nay đã có 4 vụ phóng thử ICBM Jericho 3 được ghi nhận vào tháng 1 và tháng 2/2008, một cuộc phóng thử trong năm 2011 và gần đây nhất là đầu năm 2013. Do đang tiếp tục được phát triển, Israel không triển khai dòng ICBM này trên quy mô lớn.
Jericho 3 có chiều dài thân khoảng 15,5 - 16m, đường kính thân 1,56 m và nặng khoảng 29 tấn. Có thể giống như tên lửa đẩy mang vệ tinh Shavit, cung cấp động lực chính cho Jericho 3 là tầng đẩy đầu tiên, các tầng còn lại chủ yếu giúp tên lửa cơ động và đạt độ cao cần thiết để giải phóng đầu đạn. Với tỷ lệ tương quan giữa trọng lượng và hình dáng, Jericho 3 có tầm bắn đạt từ 4.800 km tới 6.500 km tùy thuộc vào khối lượng đầu đạn mang theo.
Theo QĐND
Mỹ thất kinh phát hiện bãi thử tên lửa liên lục địa của Iran Ngày 10/08, Tạp chí "Chính sách ngoại giao" của Mỹ đã viện dẫn nguồn tin của Tạp chí quốc phòng Anh, Jane's Defence Weekly, cho biết, vệ tinh gián điệp của Mỹ đã phát hiện một địa điểm nghi là bãi phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa của Iran, nằm cách Shahrud 35-40km về phía đông nam. Jane's Defence Weekly...