Sky Mavis của CEO Nguyễn Thành Trung gọi vốn thành công 150 triệu USD để hoàn tiền cho người chơi Axie Infinity sau vụ hack 625 triệu USD
Ngoài Binance, tham gia vòng tài trợ trị giá 150 triệu USD cho Axie Infinity lần này còn có nhiều tên tuổi lớn trong cộng đồng blockchain như Animoca Brands, a16z, Dialectic, Paradigm và Accel.
CNN đưa tin, vào ngày 6/4, Sky Mavis, nhà sản xuất trò chơi kiếm tiền Axie Infinity, đã thông báo rằng công ty đã huy động được khoản đầu tư 150 triệu USD. Ngoài Binance, tham gia vòng tài trợ trị giá 150 triệu USD cho Axie Infinity lần này còn có nhiều tên tuổi lớn trong cộng đồng blockchain như Animoca Brands, a16z, Dialectic, Paradigm và Accel.
Sky Mavis cũng cho biết, khoản tiền này sẽ được kết hợp với nguồn quỹ cân đối của công ty nhằm khắc phục sự cố tấn công vào mạng lưới Ronin. Cụ thể, nguồn vốn vừa huy động được sử dụng nhằm hoàn trả lại tiền cho những người dùng bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công mạng.
Chia sẻ với CNN, người phát ngôn của Sky Mavis Kalie Moore cho hay, lượng 56.000 ETH (trị giá hơn 192 triệu USD) bị lấy cắp từ Axie DAO sẽ không nằm trong kế hoạch bồi thường. Sky Mavis thay vào đó sẽ liên hệ với các cơ quan thực thi pháp luật để truy tìm thủ phạm và khôi phục số tiền. Nếu nỗ lực này không mang lại kết quả sau 2 năm, cộng đồng Axie DAO sẽ tiến hành bỏ phiếu về bước giải quyết tiếp theo.
Video đang HOT
Nikkei Asia đánh giá, động thái này là bước quan trọng nhằm lấy lại niềm tin từ người dùng sau vụ tấn công gây chấn động ngành công nghiệp tiền điện tử. Sky Mavis cũng tuyên bố sẽ phát hành bản nâng cấp lớn cho Axie Infinity vào ngày 7/4.
Trước đó, vào ngày 23/3, các nút xác thực Ronin của Sky Mavis và nút xác thực của Axie DAO đã bị hacker xâm phạm. Đây là một trong những vụ tấn công nguy hại nhất từ trước đến nay nhằm vào một dự án Blockchain. Hậu quả của nó là hơn 620 triệu USD tiền mã hóa bị đánh cắp . Số tiền này bao gồm 173.600 Ethereum và 25,5 triệu USDC.
Trong thông báo của mình, Sky Mavis cũng cho biết, họ hoàn toàn chịu trách nhiệm trong vụ việc nói trên. Theo Sky Mavis, trong cuộc chạy đua sản phẩm, nhà sản xuất game này đã thực hiện một số đánh đổi dẫn đến những hậu quả đáng tiếc vừa xảy ra. “Đây là một bài học để chúng tôi xây dựng Ronin trong tương lai. Chúng tôi tự tin sẽ trở nên mạnh mẽ và khôn ngoan hơn nhờ bài học này”, Sky Mavis chia sẻ.
Trong vòng 3 tháng tới, Sky Mavis sẽ tăng trình xác thực của mình lên thành 21 nút thay vì 9 nút như trước kia. Các nút xác thực này sẽ được nắm giữ bởi đối tác, thành viên cộng đồng và các đồng minh lâu dài của dự án.
Đối với cầu nối mạng Ronin, hệ thống sẽ được mở lại sau khi trải qua một đợt kiểm tra và nâng cấp về bảo mật. Hoạt động trên có thể sẽ kéo dài trong vài tuần.
Tiền mã hóa của người Việt vào top 50 tiền số đắt nhất thế giới
Tiền mã hóa Axie Infinity (AXS) của Sky Mavis đạt mức đỉnh 75,73 USD một đồng, với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 3,9 tỷ USD.
Giá trị đồng AXS trong game Axie Infinity tiếp tục đà tăng trong nhiều tuần qua. Giá trung bình mỗi đồng AXS vào khoảng 67,96 USD trong ngày 16/8, thấp hơn khoảng 10% so với mức đỉnh 75,73 USD/đồng được lập vào giữa tuần trước.
Tổng giá trị vốn hóa thị trường của AXS hiện là 3,9 tỷ USD, xếp thứ 41 trong tổng số 50 loại tiền mã hóa có giá trị nhất thế giới. Khối lượng giao dịch AXS cũng đạt giá trị khoảng 791 triệu USD trong ngày 16/8. Đồng tiền đã tăng giá 934% trong vòng 90 ngày qua, con số này là 227% trong vòng 30 ngày.
Biểu tượng của đồng AXS.
Axie Infinity là dự án game kết hợp blockchain do người Việt sáng lập và phát triển từ năm 2017 bởi công ty có trụ sở tại TP HCM. Theo sách trắng của dự án, người sáng lập Axie Infinity là Nguyễn Thành Trung, sinh năm 1992.
Trò chơi lấy cảm hứng từ game Pokemon và một dự án NFT là Crypto Kitties . Điểm đặc biệt của Axie Infinity là cho phép người dùng có thể "chơi để kiếm tiền". Người chơi sẽ sở hữu một đội thú cưng ảo được gọi là Axie và đưa Axie đi chiến đấu, nhân giống, hoặc thu thập các thú hiếm để sưu tầm. Phần thưởng nhận về từ chiến thắng hoặc bán Axie là các đồng tiền mã hóa tên SLP, có thể bán lấy tiền. Nhà phát triển sử dụng NFT để tạo ra tính duy nhất cho các Axie trong game, đồng thời cũng thu phí mua bán hoặc nhân giống Axie. Để tham gia chơi, người dùng sẽ cần đầu tư một số tiền nhất định ban đầu để mua Axie.
Axie Infinity hiện sử dụng hai đồng tiền ảo riêng - AXS và SLP. AXS được sử dụng để lai tạo thú cưng "ảo" trong game, trong khi SLP là đồng tiền chính mà người chơi có được khi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Ở phương diện tiền mã hóa, đồng AXS do Axie Infinity phát hành hiện được giao dịch trên nhiều sàn giao diện tiền điện tử lớn, như Binance, để nhà đầu tư có thể giao dịch và mua bán.
Thống kê hồi tháng 6 cho thấy trò chơi Axie Infinity thu hút khoảng 60 nghìn người chơi trên khắp thế giới. Game cũng được coi là cách kiếm tiền của người dân tại nhiều nước trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, do người chơi chỉ cần điện thoại có kết nối Internet.
Binance phát động 'giải cứu' Axie Infinity Binance dẫn đầu vòng góp vốn trị giá 150 triệu USD, nhằm hỗ trợ Sky Mavis khắc phục sự cố từ vụ hack cầu nối Ronin Network. Chiều ngày 6/4, trang chủ Binance đưa thông báo nền tảng này sẽ dẫn đầu vòng góp vốn với giá trị 150 triệu USD để giải cứu Sky Mavis, studio phát triển Axie Infinity. Binance cho...