SK Hynix muốn mua lại hãng chip Arm
Các gã khổng lồ bán dẫn ngày càng quan tâm đến việc mua lại công ty thiết kế chip Arm khi chủ sở hữu SoftBank đẩy mạnh kế hoạch IPO.
Theo The Korea Herald đưa tin hôm 30.3, hãng chip nhớ lớn thứ hai thế giới SK Hynix đang xem xét cùng đầu tư vào một đơn vị sẽ mua lại Arm. Động thái này diễn ra chỉ vài tháng sau khi thỏa thuận tiếp quản Arm trị giá 40 tỉ USD của Nvidia thất bại.
Thông báo gần đây của SK Hynix thúc đẩy nhiều suy đoán mới về tương lai của Arm
Video đang HOT
“Arm đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái bán dẫn quốc tế và hệ sinh thái này sẽ không cho phép bất cứ một bên nào tận dụng hết lợi ích từ việc mua lại nó”, đồng giám đốc điều hành SK Hynix Park Jung-ho nói. Tuy nhiên, ông Park cũng lưu ý thêm thông báo mới “không ngụ ý đánh giá cụ thể, hoặc cho thấy kế hoạch chi tiết” về việc SK Hynix sẽ tham gia với bất kỳ đơn vị nào để đầu tư vào Arm.
Song, báo cáo trích dẫn lời của ông Park vẫn có thể thúc đẩy nhiều suy đoán về tương lai của Arm. Tháng 2.2022, Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger cũng có cuộc thảo luận trong ngành về việc thành lập một đơn vị sẽ mua lại Arm, theo Reuters.
Được thành lập cách nay 31 năm tại Cambridge (Anh), Arm đã trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về sở hữu trí tuệ (intellectual property – IP) chất bán dẫn, với hệ sinh thái hơn 1.000 đối tác công nghệ. Thiết kế và phần mềm khác nhau của công ty đã cho phép khả năng tính toán tiên tiến trong hơn 215 tỉ chip, cung cấp năng lượng cho nhiều sản phẩm từ cảm biến, điện thoại thông minh, máy tính xách tay cho đến ô tô và siêu máy tính. Sau thương vụ không thành với Nvidia, Arm đã công bố kế hoạch cắt giảm tới 15% trong hơn 6.500 lực lượng lao động ở Anh và Mỹ, trước thời điểm kế hoạch IPO ở New York (Mỹ) được đề xuất.
Theo The Financial Times, Arm có kế hoạch chuyển cổ phần của công ty liên doanh tại Trung Quốc là Arm China sang một bộ phận đặc biệt của SoftBank để tăng tốc độ IPO. Tuy nhiên, tranh chấp pháp lý chưa được giải quyết của công ty với liên doanh ở đại lục, vốn đóng góp khoảng 25% vào doanh thu cấp phép IP chất bán dẫn hằng năm của Arm, có thể khiến triển vọng IPO trở nên không mấy suôn sẻ.
Nvidia và Arm phản đối Anh xem xét việc chặn thương vụ tiếp quản
Trong bản đệ trình dài 28 trang gửi lên Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường của Vương quốc Anh công bố hôm 10.1, hai công ty bán dẫn đã nêu lý do tại sao thỏa thuận của họ nên được chấp thuận, theo CNBC.
Kế hoạch chào giá 40 tỉ USD của Nvidia để mua nhà thiết kế chip Arm của Vương quốc Anh từ gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản SoftBank không hoàn hảo như mong muốn, vì nhiều khả năng sẽ bỏ lỡ thời hạn mục tiêu vào tháng 3.2022. Hiện các cơ quan quản lý ở Mỹ, Anh, châu Âu và Trung Quốc đang xem xét kỹ lưỡng thương vụ này.
Các nhà phê bình lo ngại việc sáp nhập với Nvidia có thể hạn chế quyền truy cập vào các thiết kế bán dẫn "trung tính" của Arm
SoftBank, Nvidia và Arm đã đồng ý hoàn tất giao dịch trong vòng 18 tháng kể từ tháng 9.2020. Theo nhà phân tích Alan Priestley và các nhà đầu tư khác, khả năng cao là một hoặc nhiều cơ quan quản lý sẽ chặn hoàn toàn thỏa thuận.
Tuy nhiên, Nvidia và Arm vẫn chưa bỏ cuộc. Trong bản đệ trình dài 28 trang lên Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường của Vương quốc Anh (CMA), hai bên đã nêu lý do tại sao nên chấp thuận thỏa thuận. Hai hãng bán dẫn cáo buộc những người chỉ trích thỏa thuận đã "lãng mạn hóa" lịch sử của Arm, phớt lờ tình hình tài chính hiện tại của công ty và phóng đại sức mạnh thị trường hiện tại của Arm.
Arm được tách ra khỏi một công ty máy tính có tên là Acorn Computers vào năm 1990, sau đó được nhiều người xem như viên ngọc quý trên đỉnh cao của ngành công nghệ Anh. Các thiết kế chip tiết kiệm năng lượng của Arm được sử dụng trong khoảng 95% điện thoại thông minh trên thế giới và 95% những con chip được thiết kế ở Trung Quốc. Arm được SoftBank mua vào năm 2016 với giá 24 tỉ bảng Anh (khoảng 32 tỉ USD). Arm cấp phép thiết kế chip của mình cho hơn 500 công ty để sản xuất chất bán dẫn của riêng họ.
Các nhà phê bình lo ngại việc sáp nhập với một công ty chuyên thiết kế chip riêng như Nvidia sẽ hạn chế quyền truy cập vào các thiết kế bán dẫn "trung tính" của Arm, dẫn đến giá cao hơn, ít lựa chọn hơn và giảm sự đổi mới trong ngành. Nhưng theo Nvidia, thỏa thuận này sẽ đem đến nhiều đổi mới hơn và Arm được hưởng lợi từ việc tăng cường đầu tư.
Bộ trưởng Văn hóa và Kỹ thuật số của Anh Nadine Dorries đã ra lệnh điều tra "giai đoạn 2" về việc tiếp quản vào tháng 11.2021. Cuộc điều tra đang được CMA thực hiện trong khoảng thời gian 24 tuần, xem xét mối quan ngại về chống độc quyền và các vấn đề an ninh quốc gia liên quan đến thỏa thuận. Bản đệ trình từ Nvidia và Arm không đề cập đến vấn đề bảo mật.
Được biết, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đã kiện để chặn thỏa thuận này vào tháng 12.2021 vì lý do chống độc quyền. Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU), cũng đã khởi động cuộc điều tra sâu về thương vụ Nvidia - Arm vào tháng 10.2021.
Nvidia từ bỏ thương vụ khổng lồ thâu tóm Arm, phải bồi thường 1,25 tỷ USD Đây được xem là thương vụ thâu tóm lớn nhất của ngành công nghiệp bán dẫn từ trước đến nay, nếu nó thành công. Theo ba nguồn tin nội bộ của Financial Times, Nvidia sẽ không chi 40 tỷ USD để tiếp tục thương vụ thâu tóm Arm. Đây được xem là thương vụ thâu tóm lớn nhất của ngành công nghiệp bán...