SIPRI bàn về vũ khí Việt Nam: Phương Tây có vượt Nga?
Một báo cáo của SIPRI về thị trường xuất nhập khẩu thế giới năm 20112015 cho thấy, Việt Nam đã tăng mạnh lượng vũ khí mua sắm của nước ngoài.
Việt Nam gia tăng tỷ lệ nhập khẩu vũ khí
Báo cáo thường niên của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) về tình hình kinh doanh vũ khí trên thế giới vừa được công bố ngày 22 tháng 2. Đây là tài liệu chuyên đề về thương mại vũ khí toàn cầu giai đoạn 2011-2015, được in trong Yearbook 2016.
Theo báo cáo này, khối lượng buôn bán vũ khí thời kỳ 2011-2015 đã tăng 14% so với khoảng thời gian 5 năm trước đó. Trong danh sách, Hoa Kỳ và Nga vẫn duy trì vị thế là những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2011-2015.
Theo nhận xét trong báo cáo này, dẫn đầu về xuất khẩu vũ khí là Hoa Kỳ, ở vị trí thứ hai là Nga. Hai quốc gia này chiếm tới 58% tổng lượng buôn bán vũ khí trên thế giới. Ngoài ra, trong tốp 5 nhà xuất khẩu lớn còn có bộ 3 “người cũ” là Trung Quốc, Pháp và Đức.
Trong đó, Trung Quốc đã vượt qua cả Pháp và Đức để trở thành nước xuất khẩu vũ khí nhiều thứ 3 thế giới, với tốc độ tăng trưởng lên tới 88% từ năm 2011-2015, so với giai đoạn 2006-2010.
Về 2 nước dẫn đầu, trong 5 năm (từ 2011-2015), Nga đã tăng xuất khẩu vũ khí tới 28%, bảo tồn tỷ lệ chiếm 25% thị phần toàn cầu. Trong khoảng thời gian này, vũ khí Nga được cung cấp cho 50 quốc gia.
Khách hàng lớn nhất về mua vũ khí Nga là Ấn Độ (39%), vị trí thứ hai được chia sẻ giữa Trung Quốc và Việt Nam (đều chiếm 11%).
Video đang HOT
Việt Nam đang tăng cường mua sắm vũ khí, trang bị để bảo vệ tổ quốc
Còn Hoa Kỳ trong giai đoạn 2011-2015 chiếm 33% tổng xuất khẩu trang bị quân sự thế giới, trong đó doanh số bán vũ khí Mỹ cũng đã tăng 27%.
Mỹ xuất khẩu vũ khí nhiều nhất cho các khách hàng châu Á trong 5 năm qua, trong đó 41% là xuất cho Saudi Arabia và các nước Trung Đông. Ngoài ra, Mỹ hiện vẫn còn một số lượng lớn đơn đặt hàng, trong đó có hơn 600 máy bay tiêm kích đa năng F-35. Tuy nhiên, thời hạn giao hàng không thể xác định được.
Theo dữ liệu của SIPRI về mảng nhập khẩu vũ khí, những nhà nhập khẩu lớn nhất về vũ khí, trang bị trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là Ấn Độ (14% tổng kim ngạch nhập khẩu vũ khí); Trung Quốc đứng hàng thứ 2 với 4,7%.
Ngoài ra, nổi lên một số nước đang tích cực mua sắm vũ khí trong giai đoạn này là Australia, Pakistan, Hàn Quốc và Việt Nam.
Việt Nam mua sắm thêm một số vũ khí trang bị phương Tây
Trong bản báo cáo của SIPRI, đã xuất hiện một số hợp đồng mua sắm vũ khí rất đáng chú ý của Việt Nam.
Thứ nhất là Việt Nam đặt mua 3 hệ thống tên lửa phòng không di động tầm ngắn SPYDER-SR của Israel theo đơn đặt hàng ngay từ năm 2005 và việc chuyển giao diễn ra hoàn tất vào năm 2012, nhưng mãi đến năm 2015 Việt Nam mới công khai loại vũ khí này.
Hệ thống tên lửa phòng không di động tầm ngắn SPYDER-SR của Israel
Việc Việt Nam nhận các hệ thống phòng không SPYDER-SR ngay từ năm 2012 là một bất ngờ lớn vì phải đến cuối năm 2015, Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân là Trung tướng Lê Huy Vịnh mới tiết lộ thông tin về việc Việt Nam sẽ được trang bị tổ hợp phòng không tối tân này.
Đi kèm theo đó là số lượng đạn tên lửa đánh chặn rất lớn, lên tới 125 quả Derby và 125 quả Python-5, đối tác đã giao hàng đầy đủ cùng với mốc thời gian trên.
Trong năm 2015 Việt Nam cũng đã nhận đủ 3 tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Pechora-2T (đặt mua từ Nga trong năm 2008) để nâng cấp lên tiêu chuẩn Pechora-2TM.
SIPRI cũng công bố việc Việt Nam mua lại 2 hệ thống radar cảnh giới tìm kiếm mục tiêu trên không P-12 Spoon Rest và 1 hệ thống P-15 Flat Face từ Slovakia (đặt hàng 2013, chuyển giao 2014), nhiều khả năng chúng sẽ được nâng cấp để làm việc cùng Pechora-2TM.
Theo_Báo Đất Việt
Việt Nam là khách hàng lớn thứ 2 của vũ khí Nga
Theo báo cáo của SIPRI, trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam và Trung Quốc cùng chia sẻ vị trí thứ 2 trong số khách hàng mua nhiều vũ khí Nga nhất.
Hãng thông tấn Sputnik News đưa tin, Viện Quốc tế Stockholm Nghiên cứu Hòa bình (SIPRI) đã công bố báo cáo thường niên về tình hình kinh doanh vũ khí trên thế giới.
Theo nhận xét trong báo cáo này, khối lượng buôn bán vũ khí thời kỳ 2011-2015 đã tăng 14% so với khoảng thời gian năm năm trước đó. Dẫn đầu về xuất khẩu vũ khí là Mỹ, ở vị trí thứ hai là Nga, trong đó hai quốc gia này chiếm 58% tổng lượng buôn bán vũ khí trên thế giới. Ngoài ra, trong tốp 5 nhà xuất khẩu lớn còn có Trung Quốc, Pháp và Đức.
Nga trong các năm 2011-2015 đã tăng xuất khẩu 28%, bảo tồn tỷ lệ chiếm 25% trên thị trường toàn cầu. Trong khoảng thời gian này, vũ khí Nga được cung cấp cho 50 quốc gia. Khách hàng lớn nhất về mua vũ khí Nga là Ấn Độ (39%), vị trí thứ hai được chia sẻ giữa Trung Quốc và Việt Nam (đều chiếm 11%).
Ảnh minh họa.
Còn Mỹ trong giai đoạn 2011-2015 chiếm 33% tổng xuất khẩu trang bị quân sự, trong đó doanh số bán vũ khí Mỹ đã tăng 27%.
Những nhà nhập khẩu lớn nhất về vũ khí trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo dữ liệu của SIPRI là Ấn Độ (14% tổng số);, Trung Quốc (4,7%).
Ngoài ra, nổi lên các nước tích cực mua sắm vũ khí là Australia, Pakistan, Hàn Quốc và Việt Nam, trong đó tỷ lệ gia tăng nhập khẩu vũ khí của Hà Nội là 699%.
HL (theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Chiến tranh hạt nhân Mỹ - Xô suýt xảy ra như thế nào? Quan hệ Mỹ - Xô đã xuống dốc từ đầu những năm 1980. "Nỗi sợ chiến tranh' Mỹ - Xô đỉnh điểm vào năm 1983 là một trong những giai đoạn đầy mâu thuẫn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nhiều thông tin sau khi giải mật và phân tích cho thấy, cuộc tập trận Able Archer của Mỹ bắt đầu đúng trong...