Sinh viên Việt chế tạo thiết bị chống ngủ gật cho lái xe
Nhóm sinh viên gồm 4 bạn đến từ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã nghiên cứu, chế tạo ra một thiết bị chống ngủ gật cho lái xe ô tô có dạng hình hộp chữ nhật, dễ lắp đặt, nhận được những đánh giá khá tích cực từ giới chuyên môn.
Nhóm sinh viên với đề tài “ thiết bị chống ngủ gật cho lái xe ô tô” đến từ trường đại học Bách khoa Hà Nội.
Tình trạng ngủ gật trong khi lái xe là một hiện tượng thường gặp ở người lái xe, và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Nếu như ở các nước trên thế giới, một số hãng sản xuất ô tô hay nhà cung cấp dịch vụ đã tích hợp thiết bị cảnh báo ngủ gật khi lái xe, thì ở Việt Nam gần như chưa có các nghiên cứu hay thiết bị như vậy được áp dụng vào thực tế.
Xuất phát từ những trăn trở đó, nhóm sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội gồm 4 thành viên Nguyễn Quang Trường, Hoàng Mạnh Cường, Vũ Mạnh Cường và Trần Anh Đức đã nảy ra ý tưởng chế tạo một thiết bị chống ngủ gật cho lái xeđơn giản, dễ lắp đặt, dễ vận hành với chi phí thấp để phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.
Bốn bạn đều đang là sinh viên năm 4 đến từ Viện Điện tử Viễn thông – Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngoài ra, tất cả còn là thành viên trong câu lạc bộ Sáng Tạo Trẻ Bách Khoa (BKACE). Với đề tài này, nhóm nghiên cứu mong muốn sẽ góp phần nâng cao ý thức cho người lái xe, cố gắng giảm thiểu rủi ro cho các phương tiện tham gia giao thông.
Thiết bị chống ngủ gật cho lái xe ô tô có dạng hình hộp chữ nhật.
Theo thầy giáo, thạc sĩ Phạm Mạnh Hùng, người hướng dẫn đề tài cho nhóm sinh viên này, đây là ý tưởng khá hay, thực tế và mang tính xã hội cao. Để giúp các bạnsinh viên có thể thực hiện tốt đề tài và áp dụng vào thực tế, thạc sĩ Phạm Mạnh Hùng cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức, như việc xây dựng nguyên lý hoạt động của máy, thảo luận nhóm, chốt nguyên lý hoạt động, thiết kết mạch tổng thể, viết chương trình hoạt động của thiết bị hay thử nghiệm trong một số điều kiện.
Nói về thiết kế, cấu tạo và cách thức hoạt động của thiết bị chống ngủ gật cho lái xe, bạn Nguyễn Quang Trường, trưởng nhóm thực hiện đề tài cho biết, đó là một thiết bị có dạng hộp chữ nhật nhỏ gọn. Khi lắp đặt trên xe, thiết bị sẽ phát hiện điều kiện gây ngủ gật dựa vào các các yếu tố như thời điểm, quãng đường và thời gianlái xe liên tục. Sau đó, thiết bị sẽ xác định trạng thái, mức độ tỉnh táo của lái xethông qua việc đo thời gian trả lời các câu hỏi trắc nghiệm do thiết bị đưa ra. Thời gian cần thiết để trả lời câu hỏi sẽ tỉ lệ nghịch với mức độ tỉnh táo của lái xe. Thiết bị ban đầu sẽ được khởi tạo thời gian trả lời trung bình khi tỉnh táo. Đây là giá trị chuẩn để so sánh. Cuối cùng, thiết bị sẽ tạo ra tín hiệu mang tính báo hiệu và cảnh báo chống ngủ gật, với các tín hiệu là ánh sáng chớp, âm thanh, dòng điện xung. .
Video đang HOT
Với những ý tưởng táo bạo đó, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã bắt tay vào thực hiện đề tài này từ hơn một năm trước. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt kinh phí thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu chưa thực hiện được các thí nghiệm sâu hơn, đặc biệt trong điều kiện thực tế trên đường.
Tuy nhiên, với lợi thế được học tập, thực hành trong một môi trường hiện đại của trường đại học Bách khoa Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã có cơ hội thử nghiệm khả năng đánh thức của thiết bị đối với các tình nguyện viên ở trong điều kiện phòng thí nghiệm. Hiện tại, nhóm đã đạt được một số kết quả nhất định.
Trưởng nhóm Nguyễn Quang Trường chia sẻ, việc thực hiện đề tài hầu như ít ảnh hưởng đến việc học tập của nhóm. Hơn thế nữa, lúc thực hiện những đề tài như thế này cũng chính là lúc các bạn học được nhiều nhất, được phát triển và hoàn thiện khả năng làm việc nhóm, có cơ hội áp dụng những kiến thức trên giảng đường vào thực tế, trau dồi những kiến thức mới, nếm trải khó khăn trong thực tế và rèn luyện thêm những kỹ năng mềm khác.
Hiện tại, đề tài “thiết bị chống ngủ gật cho lái xe ô tô” đã được nhóm nghiên cứu của Nguyễn Quang Trường gửi đến cuộc thi “Olympia dành cho sinh viên đại học” – một sân chơi bổ ích, giúp sinh viên có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân, khả năng làm việc theo nhóm do LG Electronics Việt Nam tổ chức.
Với đề tài này, nhóm của Trường hy vọng mọi người sẽ biết và chú ý nhiều hơn đến vấn đề an toàn giao thông, đặc biệt là tình trạng buồn ngủ khi tham gia giao thông hiện nay. Ngoài ra, các bạn cũng kỳ vọng đề tài sẽ nhận được sự quan tâm, đánh giá tích cực và sẽ nhanh chóng được triển khai trong thực tế.
Cuộc thi “Olympia dành cho sinh viên đại học” được phát động từ ngày 24/10. Đây là cuộc thi về nghiên cứu khoa học (NCKH) dành cho sinh viên tại các trường đại học trên cả nước, thuộc hai khối ngành Kinh tế và Khoa học tự nhiên. Tính đến ngày 30/11, Ban tổ chức đã nhận được 100 đề tài. Dự kiến cuối tháng 12 này, chương trình sẽ công bố 12 đề tài xuất sắc nhất của 3 khu vực Bắc, Trung và Nam (mỗi khu vực 4 đề tài).
NGUYỄN HÂN
Theo Infonet
Check xem liệu bạn có đang học "lưng chừng"
Học lưng chừng, khái niệm ấy có quá lạ lẫm với bạn?
Điểm mặt chỉ tên
"Mời" bạn ngó qua những biểu hiện của kiểu học lưng chừng được liệt kê dưới đây:
- Chăm chỉ học bài nhưng không biết tại sao mình phải/cần học.
- Hoặc tự mãn, hài lòng với kết quả học tập của bạn thân và cho rằng mình không cần cố gắng nhiều hơn nữa.
- Đến lớp như một quy định bắt buộc và không làm gì khác ngoài... ngủ gật, nói chuyện với bạn bè, làm việc riêng trong giờ học.
- Không vui mừng khi điểm cao, không thất vọng khi điểm thấp. Với bạn, điểm số không đóng một vai trò gì cả.
- Không biết mình muốn gì.
Lý do của bạn là gì?
Sự thực thì câu chuyện "học lưng chừng" không tự nhiên mà có. Nó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, khá phong phú, đa dạng.
Với Phương Trang (ĐH KTQD) thì học lưng chừng là một kế cầm chừng của cô bạn trong những năm tháng học... nhầm trường. "Tớ muốn học ngành PR - Quảng Cáo. Nhưng bố mẹ nhất quyết phản đối và muốn tớ thi vào trường Kinh Tế. Để có thể làm vừa lòng bố mẹ, tớ đã nộp hồ sơ và đỗ vào trường này. Nhưng càng ngày, tớ càng cảm thấy mình không hợp với những con số, phép toán, những công thức khó nhằn. Thôi thì tới lớp học cho qua ngày rồi ra trường tính sau vậy!"
Còn Minh Phương (Gia Lâm, HN) thì khá "ung dung" với tư tưởng "Học hay không cũng thế!" của mình. Chẳng là cậu bạn này đọc được thông tin rằng kiến thức học trong trường phổ thông và đại học không thể giúp gì chúng ta sau khi ra trường làm việc nên Phương nghĩ cậu cũng không cần "mài ghế" nhà trường nữa. Cậu chểnh mảng học hành và không màng tới điểm số. Thậm chí cậu còn tin rằng đó là một lựa chọn đúng đắn và cười khẩy vào những người bạn khác đang chăm chỉ học hành và cố gắng từng đêm.
Riêng Phan Hoàng (BG) lại thể hiện sự chống đối trường lớp của mình bằng cách lơ là việc học. Khi thầy cô của cậu chấm điểm thiếu công bằng, có thể do một sự nhầm lẫn hay hiểu lầm nào đó, cậu không lên tiếng mà ngấm ngầm... ghét bỏ thầy cô. Cậu nghĩ việc chấm thi là không công bằng, hà tất cậu cần cố gắng. Từ đó cậu rèn cho mình thói quen đến trường mà như không đến, ngồi học mà như đi chơi...
Bạn được gì khi ở giữa lưng chừng việc học?
- Sự tập trung nửa vời
Bạn không thể phân thân để hoàn thành cùng một lúc nhiều nhiệm vụ. Vậy nên khi ở trường cũng như lúc ngồi học ở nhà, bạn nên tập trung vào học thay vì lơ đãng. Điều đó không mang lại hiệu quả cho bất kì công việc nào của bạn.
- Sự ảo tưởng về bản thân
Như trong trường hợp của Phương, cậu bạn này luôn bảo thủ giữ ý nghĩ của bản thân về một tương lai "không cần kiến thức". Cậu nghĩ cậu sẽ thành công. Nhưng cậu không biết rằng nếu không có những kiến thức nền tảng đó, cậu rất khó có thể tiếp thu những kiến thức nâng cao sau này. Thêm nữa, sự lười biếng của cậu ở thời điểm hiện tại có thể biến thành thói quen và ảnh hưởng đến tương lai của cậu rất nhiều!
- Sự thất bại có thể dự đoán
Dù bạn biết hay không biết, đồng ý hay phản đối, bạn cũng nên đưa ra ý kiến đóng góp của mình với thầy cô trực tiếp giảng dạy. Nếu gặp khó khăn, bạn có thể liên hệ với các cơ quan khác như BGH nhà trường, thầy cô chủ nhiệm,... để được trợ giúp. Bạn chắc chắn không thể phát triển toàn diện trong một môi trường chính bạn cảm thấy không thoải mái. Bạn bằng lòng với việc học lưng chừng. Nhưng như thế có nghĩa cả đời bạn cũng có thể phải sống... lưng chừng. Bạn có muốn vậy không?
Theo TTVN
Hillary ngủ gật khi Obama diễn thuyết Ngoại trưởng Mỹ Hillary ngủ gật vì Obama diễn thuyết quá chán? Ngoại trưởng Mỹ đang bị cộng đồng mạng phương Tây "soi mói" vì bà có dấu hiệu ngủ gật khi Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Myanmar hôm 19/11. Trong video đang lan truyền nhanh trên mạng, bà Hillary ngồi lắng nghe Tổng thống phát biểu nhưng đầu liên tục...