Sinh viên tuổi teen với dịch vụ đi học thuê
Thường thì những sinh viên năm 2, năm 3 mới có “nhu cầu” tìm người đi học thuê nhưng thật bất ngờ khi sinh viên năm 1 cũng chạy theo “mốt” này.
Vô vàn những lý do
Với những SV năm 2, 3 thì không thể nhờ bạn điểm danh hộ liên tục nên nghĩ ra việc thuê người đi học, chép bài hộ. Vì số lượng SV đông nên việc lẻn vào giảng đường là rất dễ. Đa số lý do đưa ra là vì hoàn cảnh bắt buộc, người thì phải đi làm thêm, người thì lười học, người thì ghét học môn đó…
C.Anh (SV năm 2 ĐH Bách Khoa) nói rằng: “Lớp học gần cả trăm người nên mình nhờ người đi điểm danh hộ rất dễ. Lúc trước thì nhờ đứa bạn ở lớp bên qua điểm danh dùm nhưng nhờ hoài thì cũng ngại nên mình quyết định thuê người, cứ có tiền là chuyện gì cũng xong tuốt”.
Còn với những SV năm 1, chỉ đa số những SV có ý định thi lại năm sau mới thường xuyên thuê người đi điểm danh. Thời gian ấy SV dùng để đi học thêm ba môn chính.
H.Lan (SV năm 1 ĐH Ngoại ngữ) chia sẻ: “Mình có ý định thi lại nhưng gia đình sợ mình rớt, với lại nếu học cả 2 bên thì không có thời gian. Nghe nhỏ bạn mách trong trường có một nhóm bạn chuyên đi điểm danh thuê thế là mình liên hệ và giao kèo, thủ tục cũng khá đơn giản. Mình chỉ nhờ đi học vài môn thôi như Tiếng việt, Tin học với Mác Lê-Nin”.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Video đang HOT
Giá những lần “giao dịch”
Tùy theo mức độ mà có những mức giá khác nhau dao động từ 10 nghìn đến 50 nghìn. Đi điểm danh mà không chép bài thì khoảng 10 nghìn, có chép bài thì 20 nghìn còn đi kiểm tra hộ thì thường là 40 nghìn. Nếu là người thân thì có thể ít hơn hoặc miễn phí.
Trên các diễn đàn rao vặt hoặc forum của trường thường đăng loại dịch vụ này. Lúc trước số lượng còn ít nên giáo viên không phát hiện ra nhưng hiện nay, mức độ diễn ra dày đặc hơn nên thỉnh thoảng vẫn có vài trường hợp bị phát hiện.
T.Phương (một người chuyên đi điểm danh hộ) chia sẻ: “Biết làm việc này là không đúng nhưng mà cuộc sống thiếu thốn quá nên mình tranh thủ làm thêm công việc này để trang trải thêm tiền trọ. Mình học khá nên chủ yếu đi kiểm tra hộ, mấy môn làm bài trên giấy thôi chứ mình không dám thi kiểu đối thoại trực tiếp với giáo viên”.
Hậu quả tất yếu
Trước tiên là việc không hiểu bài và mất dần những kiến thức cơ bản, không phải lúc nào câu chữ trên vở cũng khiến ta hiểu bài. Việc nghe giảng trực tiếp luôn là phương pháp giúp SV mới nhớ bài lâu hơn.
“Đi đêm có ngày gặp ma”, một số SV lười học dùng chiêu này đối phó rồi cũng có lúc sẽ bị thầy cô phát hiện. Chắc chắn thầy cô sẽ nghi ngờ khi bài kiểm tra giữa kì thì cao điểm mà cuối kì thì thấp điểm.
"Vỡ mộng" khi bước chân vào giảng đường đại học
Nhiều bạn cứ nghĩ rằng học đại học sẽ tuyệt vời như... trong phim: trường sẽ có các câu lạc bộ tuyệt vời, cơ sở vật chất đỉnh của đỉnh, chương trình học siêu tốt, nhưng sự thật thì:
Chương trình học cực kỳ ấn tượng? Không hề!
Bước chân vào giảng đường đại học, nhiều bạn teen cứ "mơ" đến những giờ giảng tuyệt vời (khác hẳn lối đọc chép của những ngày cấp 3), hoặc mơ được thảo luận sôi nổi trong những giờ thuyết trình, những giờ thực hành ấn tượng... Nói chung, một số bạn cứ tưởng tượng thế giới đại học sẽ như trong phim, sẽ có nhiều khó khăn, thử thách nhưng sẽ là những trải nghiệm cực kỳ thú vị của đời người, vân vân và vân vân!? Tuy nhiên, khi đã bước chân vào cánh cửa đại học, nhiều teen bị thực tế đè bẹp một cách không thương xót.
Thảo Vân (năm 1 đại học) chia sẻ: " Mình cứ nghĩ cách dạy trên đại học sẽ khác, nhiều thực hành hơn nhưng ai dè cũng đọc chép như bình thường. Ví dụ như có nhiều môn, thầy cô bảo lấy sách giáo trình ra và lấy viết... gạch những dòng thầy đọc. Nói thật lúc đó mình cực choáng, cứ có cảm giác đang học môn Giáo dục công dân hồi cấp 3 vậy. Thật chán!"
Thực tế đúng là như vậy, các tiết học vẫn còn thiêng về lý thuyết cực kỳ nhiều, thực hành thì chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Nhiều khi đến giờ thực hành, cả lớp đang nhao nhao hí hửng thì bị thông báo: "Chưa kịp chuẩn bị phòng thực hành, hủy lớp, thay vào tiết lý thuyết", khiến tâm trạng bạn nào cũng ỉu xìu, nhiều bạn oải quá nên... cúp học luôn.
Rất ít thấy những trường đại học có những chuyến đi thực tế cho các sinh viên hoặc những giờ thực hành nghiêm túc. Đôi khi, chỉ là làm cho có, một số bạn có đi thực hành cũng đùa giỡn trong phòng thí nghiệm hoặc để người khác làm, với lý do: "Mình cảm thấy không hứng thú, nhiều thực nghiệm mình đã từng làm qua ở cấp 3 rồi."
Không dừng lại ở đó, nhiều bạn còn cảm thấy chao đảo khi cơ sở vật chất của trường đại học đôi khi còn tệ hơn cả trường cấp 3 của mình. Khuôn viên một số trường hẹp (chỗ học thể dục nhiều khi cũng không có), bàn ghế đã mòn, tường chi chít mạng nhện và thường thì không có máy lạnh. Thư viện thì nhiều khi chỉ có vài cuốn sách và phòng lap thì hệ điều hành từ thời Win98 (có teen còn chưa bao giờ đặt chân đến thư viện và phòng lab cũng vì lý do này). Khi nhìn thấy được những điều mình tận mắt chứng kiến và so sánh với những gì đã thấy trong... phim, nhiều bạn không khỏi bị sốc.
Có bạn còn chia sẻ: "Có lần mẹ tớ bảo chở mẹ lên trường xem nơi tớ học như thế nào, tớ cứ tìm cách thoái thác vì sợ mẹ buồn khi chứng kiến nơi tớ học xập xệ như vậy".
Chưa kể đến những tiết học thể dục, lên đến đại học rồi mà nhiều bạn vẫn phải nhịp nhàng tập các động tác cơ bản để kiểm tra lấy điểm. Giờ học trong lớp đã chán, giờ học thể dục cũng không có gì khá hơn.
Nhiều teen chán nản với cách truyền tải kiến thức ở giảng đường đại học. (Ảnh minh họa)
Đến những câu lạc bộ sôi động, có không?
Dĩ nhiên là có các câu lạc bộ để teen mình tham gia sau những giờ học hành căng thẳng chứ, nhưng những câu lạc bộ thú vị và sôi động thì chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi.
Nhiều câu lạc bộ được thành lập để thu hút sinh viên nhưng thường thì chẳng sinh viên nào đăng ký tham gia vì nó quá chán (và cũng vì các câu lạc bộ bên ngoài hấp dẫn hơn rất nhiều). Vào đầu năm học, đa phần các câu lạc bộ rất đông các bạn teen năm 1 tham gia, nhưng chỉ được vài tháng, thậm chí là vài tuần thì số lượng cứ từ từ giảm dần đều, cho đến khi còn lèo tèo vài mống thì câu lạc bộ... giải thể.
Một số bạn teen mơ sẽ được tham gia các câu lạc bộ như: tennis, bóng chuyền, bóng rổ, nhảy, Anh văn, tiếng Pháp... chẳng hạn. Nhưng khi bước chân vào giảng đường đại học thì mơ ước cũng chỉ là... ước mơ.
Lan Anh (19t) chia sẻ: "Tớ tham gia câu lạc bộ bóng rổ từ những ngày cấp 3 cơ, cứ nghĩ lên đại học sẽ lại được tham gia. Ai dè, trường không đủ cơ sở vật chất để mở. Tớ bấm bụng định chuyển sang bóng chuyền thì cũng không có, cầu lông cũng không, bơi lội cũng không, chỉ có mỗi bóng đá dành cho con trai. Tớ chịu thua... "
Thường thì các câu lạc bộ thu hút đông đảo sinh viên nhất và tồn tại được lâu nhất là câu lạc bộ Music, tình nguyện... Đó thực sự là những nơi cứu cánh cho nhiều sinh viên, nếu những câu lạc bộ đó mà biến mất thì thật sự teen không biết đi về đâu?
Và còn rất nhiều vấn đề khác trên giảng đường đại học khiến teen vỡ mộng, chán nản, đâm ra cúp học hay lười học... Dĩ nhiên, không phải 100% các trường đại học đều mắc phải những hạn chế này, cũng có một số trường cung cấp cho sinh viên những kiến thức cực kỳ hay ho nhưng số lượng đó không phải là nhiều. Không biết khi nào sinh viên mới có được một giảng đường thật sự dành cho SINH VIÊN?
Theo PLXH
Sinh viên làm gì trong giờ học? Hoạt động của sinh viên trong giờ lên lớp rất "phong phú", "đa dạng", vì mỗi người sẽ chọn cho mình một cách tiếp thu khác nhau. Khi lười học, khi môn học ấy "cực kì chán", khi không hứng thú, khi vì một vài lí do không chính đáng, sinh viên có thể cúp học bất cứ lúc nào. Nhưng nếu có...