Sinh viên Mỹ gốc Việt làm ’sử truyền miệng’
Trong một lớp sử ở đại học California, các sinh viên người thì ngủ gật, người thì không làm bài tập. Không khí lớp học thật uể oải. Nhưng giáo sư Thuy Vo Dang đã có cách: cô yêu cầu sinh viên về nhà hỏi chuyện bố mẹ họ – những người Mỹ gốc Việt.
Giáo sư Thuy Vo Dang muốn sinh viên kết nối những câu chuyện cá nhân với lịch sử qua dự án kể chuyện của cô. Ảnh: UCI
Giáo sư Thuy Vo Dang trao đổi về một câu chuyện ngắn mà cô giao cho các học trò của mình về một người tị nạn trẻ gốc Việt ở Mỹ và những nỗ lực hòa nhập của cậu. Dang đưa ra câu hỏi nhưng các sinh viên của cô chỉ im lặng, có thể vì câu chuyện dường như còn xa lạ với nhiều người trong số họ. Tất cả các em đều sinh ra tại Mỹ.
Thế rồi Dang nghĩ ra cách để đánh thức lớp học của cô. Dang giao cho sinh viên tìm hiểu về những câu chuyện của người thân, bởi trong lớp có nhiều em gốc gác Việt Nam.
Dự án “Trải nghiệm của người Mỹ gốc Việt” ra đời. Các sinh viên tham gia sẽ mời ông bà cha mẹ của họ kể về cuộc sống ở quê hương Việt Nam trước khi họ di cư, về quá trình làm quen và thích nghi với cuộc sống ở Mỹ như thế nào. Tại Việt Nam, chuyện của tiền nhân thường được truyền lại từ đời này qua đời khác bằng những bài hát và điệu múa. Còn bây giờ ở Mỹ, nó được kể thông qua những câu chuyện.
Anh sinh viên năm thứ hai Vince Vu sinh ra ở Mỹ nhưng bố mẹ cậu đến đây năm 1975, trong làn sóng di cư đầu tiên từ Mỹ sau chiến tranh Việt Nam. Vu luôn muốn hỏi chuyện bố và lớp học này là động lực giúp cậu thực hiện điều đó.
“Ban đầu thì có vẻ dễ, vì bố mẹ em già rồi và em nghĩ họ cũng muốn tâm sự câu chuyện của mình”, Vu nói. “Giai đoạn khó khăn là khi bắt họ nhớ lại những chi tiết cụ thể”.
Video đang HOT
Vu đã cố hết sức để hỏi cha mình từng chi tiết, nhưng cậu không phải là người duy nhất muốn thế hệ đi trước mở lòng, dù họ đã sống ở Mỹ hàng chục năm nay. Thậm chí giáo sư Dang nhận thấy rất khó để bảo cha cô trò chuyện thẳng thắn về cuộc đời ông.
“Không gian gia đình, đó là nơi chúng ta nhìn thấy sự im lặng và nỗi ám ảnh ghê gớm về cuộc chiến tranh”, Dang nói.
Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh điều đó. Các nhà nghiên cứu của UC cho hay, người Việt đến Mỹ tị nạn chính trị có tỷ lệ mắc bệnh về tâm thần cao hơn người Mỹ da trắng. Gần trường đại học là Little Saigon, trung tâm sinh sống của người Mỹ gốc Việt. Họ đạt được những thành công trong kinh doanh và học tập, nhưng sự trầm cảm, lo lắng và miễn cưỡng nhận trợ giúp y tế rất phổ biến trong thế hệ đã có tuổi.
“Họ muốn quên những thứ cũ để xây dựng một cuộc sống mới”, Dang nói. “Và điều quan trọng là không gian sinh sống mới mà họ tạo ra thực sự không thích hợp để kể lại những câu chuyện cũ như thế”.
Nhưng sau một thời gian im lặng, cuối cùng họ cũng lên tiếng và mong muốn được chia sẻ với con cái mình.
Viola Van, một sinh viên của dự án Trải nghiệm người Mỹ gốc Việt, đang chụp hình cùng bố của cô, ông Hugo. Ảnh: AP
Đầu mùa xuân này, cậu sinh viên Andrew Lam đã phỏng vấn ông Christopher Phan, 40 tuổi, một ủy viên hội đồng thành phố địa phương và là cựu sĩ quan hải quân. Ông Phan kể rằng ông đến Mỹ khi chỉ “mới 9 hay 10 tuổi gì đó”.
Ông nhớ như in những khoảnh khắc đầu tiên ở Mỹ. Ký ức ấy khắc sâu vào mùa đông băng giá. “Chúng tôi đón trận bão tuyết đầu tiên trong đời”, ông nói. “Chú chưa bao giờ nhìn thấy tuyết trước đó. Ấn tượng quả thực là mạnh mẽ”.
Sau khi nghe kể chuyện, Lam lấy sổ ra ghi chép. “Ông ấy cười suốt cuộc trò chuyện của chúng tôi”, Lam viết. “Và hơn cả một cuộc phỏng vấn, đó dường như là một cuộc trò chuyện giữa những người bạn”.
Khi Lam hỏi Phan ông nhớ điều gì ở Việt Nam, ông nghĩ rằng đó là trái sầu riêng.
“Chú không biết cháu có biết trái này không, Andrew, nhưng có người thấy nó rất thơm, có người lại ghét cái mùi hăng của nó. Chú thì rất mê sầu riêng và nếu được thì có thể ăn tới 5, 6 trái liền”.
Trong câu chuyện của mình, ông Phan cũng nhớ lại những ngày còn bé đi bắt dế ở quê nhà và thời gian ông làm luật sư hải quân ở Fallujah, Iraq. Ông cũng kể về chiến tranh ở Việt Nam và con đường ông trở thành người Mỹ gốc Việt.
Kho chuyện đang lớn dần lên, từ câu chuyện của bà cụ tuổi 90 đến người đầu bếp nhà hàng, họ kể lại quá trinh di cư, tìm hiểu và hòa nhập vào cuộc sống và văn hóa Mỹ như thế nào.
Theo VNE
Thị trưởng gốc Việt đầu tiên ở Mỹ nhậm chức
Trí Tạ, người gốc Việt đầu tiên đắc cử thị trưởng thành phố Westminster, nơi "khai sinh" của Little Sài Gòn tại Mỹ, đã nhậm chức vào tối ngày 12/12 vừa qua.
Ông Trí Tạ được gia đình, bạn bè, đồng nghiệp chúc mừng trong lễ nhậm chức.
Khoảng 200 người đã tới chật kín tòa thị chính thành phố Westminster, để chúc mừng ông Trí Tạ, 39 tuổi, nhậm chức. Ông đã đắc cử thị trưởng thành phố vào tháng 11 vừa qua.
"Tôi tin rằng ông ấy sẽ mang đến rất nhiều ý tưởng mới cho chúng ta", cựu thị trưởng Kathy Buchoz, người đã làm thị trưởng Westminster trong những năm 1980 nhận xét về vị thị trưởng mới.
Ông Tạ, một vận động viên leo núi và là tổng biên tập một tờ tạp chí, đã được bầu vào hội đồng thành phố 6 năm trước. Sau đó, ông được thị trưởng tiền nhiệm, bà Rice, đề cử là người kế nhiệm bà. Bà cho biết, quyết định đề cử ông Tạ không &'dựa vào ý kiến cá nhân", mà vào "nhu cầu của thành phố".
Ông Tạ đến Mỹ năm 1992 và theo học tại đại học Califorina với ý định ban đầu là học ngành khoa học máy tính. Sau khi tham dự buổi thi đầu tiên tại lớp khoa học chính trị, ông Tạ cho biết một giáo sư đã gọi ông lại và nói: "Cậu có năng khiếu với lĩnh vực này". Nhận xét đó đã khiến ông đổi ngành học.
Trước khi được bầu làm thị trưởng, ông Tạ là tổng biên tập Viet Salon, một tạp chí chuyên viết về các salon làm móng tay. Ông là người Mỹ gốc Việt thứ ba chạy đua vào ghế thị trưởng Westminster. Những người trước đó đều thất bại.
Một thanh niên gốc Việt bị đánh chết ở Đức Vụ việc thương tâm xảy ra giữa trung tâm thành phố Berlin, Đức. Cảnh sát đang nhanh chóng thu thập lời khai của nhân chứng. Thành phố Berlin Nạn nhân là một thanh niên 20 tuổi, người gốc Việt và được xác nhận đã tử vong. Vào cuối tuần trước, nạn nhân rời quán bar ở Alexanderplatz với hai người bạn sau một...