Sinh viên mặc quần đùi, đồ ngủ lên giảng đường?
Ở môi trường đại học, sinh viên có thể thoải mái lựa chọn trang phục khi đến lớp. Vì vậy, không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ mặc quần đùi, váy ngắn hay thậm chí là đồ ngủ trong khuôn viên trường.
Sinh viên thoải mái “diện” quần cộc đến trường THẢO PHƯƠNG
“Mặc gì cũng được miễn không ảnh hưởng đến ai”
Người viết thực hiện cuộc khảo sát trực tiếp với một số sinh viên tại các trường đại học ở TP.HCM về vấn đề trang phục khi đến giảng đường. Nhiều sinh viên đồng tình với quan điểm mặc gì cũng được miễn sao thấy thoải mái, nhưng cũng không ít bạn trẻ cho rằng trường học là môi trường giáo dục nên trang phục phải lịch sự.
Thỉnh thoảng mặc quần, váy ngắn qua khỏi đầu gối đi học, Lê Anh Thy, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ: “Sinh viên tụi mình năng động nên muốn mặc quần áo thoải mái một chút. 12 năm đi học đã quá khắt khe trong việc mặc đồng phục nên khi lên đại học, môi trường thoáng hơn mình muốn mặc đồ thể hiện cá tính của bản thân. Mình nghĩ nếu nó không đến nỗi phản cảm hay hớ hênh là được”.
Cũng đồng tình với quan điểm đó, Phan Văn Duy Phúc, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho hay: “Theo mình, mặc gì cũng được miễn bản thân thấy thích và tự tin vì quan trọng nhất vẫn là thái độ học tập. Hơn nữa, việc ăn mặc thế nào là quyền của mỗi người, điều này không vi phạm pháp luật hay bị nhà trường cấm và cũng chẳng làm ảnh hưởng đến ai”.
THẢO PHƯƠNG
Video đang HOT
Sinh viên mặc quần đùi, mang dép lê đi học THẢO PHƯƠNG
Thường xuyên bắt gặp hình ảnh các bạn trong trường mặc quần đùi, váy ngắn và thỉnh thoảng có cả đồ ngủ, Nguyễn Vân Khánh, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết: “Mỗi người một quan điểm nhưng với mình, việc ăn mặc như vậy khá bình thường. Có nhiều bạn mong lên đại học để được mặc đồ theo sở thích, phong cách mà họ muốn”.
Chia sẻ về vấn đề này, thạc sĩ Trần Nam, Trưởng Phòng Công tác sinh viên, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết: “Trang phục của sinh viên không phải là vấn đề quá nghiêm trọng để cần đến những văn bản quy định cứng nhắc. Do đó, nhà trường chỉ yêu cầu sinh viên mặc trang phục lịch sự, phù hợp. Việc diện đồ ngắn là một vấn đề khá tế nhị nên nếu có trường hợp mặc trang phục không phù hợp thì sinh viên cần lưu ý để tự điều chỉnh. Nhà trường luôn hướng đến việc tôn trọng sự đa dạng, không phân biệt về trang phục và khuyến khích sinh viên ăn mặc lịch sự, phù hợp”.
Thoải mái nhưng phải phù hợp
Học tập ở ngôi trường khá thoải mái về vấn đề trang phục nhưng chưa bao giờ nghĩ sẽ mặc quần đùi đến lớp, Trương Trọng Tín, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ: “Mặc dù trường không quy định nhưng mình phải tự biết cách mặc quần áo sao cho phù hợp. Trường học là môi trường giáo dục, ăn mặc lịch sự là cách mình tôn trọng giảng viên và mọi người xung quanh”.
Sinh viên có thể ăn mặc thoải mái nhưng phải phù hợp với môi trường THẢO PHƯƠNG
Tín cũng cho biết thêm mọi người có thể mặc đồ theo sở thích, tự tin thể hiện cá tính khi đi chơi, nhưng ở môi trường học đường thì nên lịch sự. “Mình nghĩ lịch sự ở đây không có nghĩa là phải “kín cổng cao tường” mà mặc đồ sao cho cảm thấy thoải mái và tự tin, nhưng ở mức độ nhất định chứ đừng quá ngắn hay hở hang”, Tín nói.
Từng bất đắc dĩ phải mặc quần ngắn qua đầu gối đến lớp, Mai Thanh Trúc Anh, sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, kể lại: “Ngày nào tới lớp mình cũng mặc quần dài, váy qua gối, áo thun hoặc sơ mi. Nhưng có một hôm mình ngủ dậy muộn sợ trễ học nên mặc luôn quần đùi đến lớp. Lúc đó mình rất ngại và tự thấy bất lịch sự. Khi ngồi quần sẽ ngắn thêm 1 đoạn nên trong suốt buổi học mình phải dùng áo khoác che đùi”.
Nhiều ý kiến không đồng tình với việc sinh viên mặc quần đùi, đồ ngủ đến lớp THẢO PHƯƠNG
Cũng không đồng tình với việc mặc quần đùi, váy ngắn hay đồ ngủ đi học, Nguyễn Như Trầm, sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM, chia sẻ: “Việc mặc quần áo ngắn quá mức đi học tuy không sai nhưng sẽ làm mất đi nét trong sáng ở môi trường giáo dục. Cho nên mình nghĩ khi còn đi học thì nên có lối ăn mặc chuẩn mực, phù hợp với hoàn cảnh”.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Đào Lưu, giảng viên Trường ĐH Văn Lang cũng bày tỏ quan điểm: “Thực tế nhiều sinh viên cho rằng lên đại học thì có thể thoải mái trong cách ăn mặc. Vì muốn tạo ấn tượng, thể hiện phong cách nên sinh viên chọn ăn mặc phóng khoáng, thoải mái thậm chí hở hang khoe đường cong. Việc làm này không sai nhưng không phù hợp với môi trường học đường. Dù rằng đại học là môi trường khuyến khích sự tự do của các bạn trẻ”.
Do đó, thạc sĩ Đào Lưu cho rằng sinh viên nên ăn mặc phù hợp với môi trường mình đến, đó mới là sự thông minh, tinh tế thể hiện chất riêng của các bạn. “Tôi ủng hộ sinh viên ăn mặc lịch sự, gọn gàng và chỉn chu hơn là diện quần áo quá ngắn hoặc hở hang. Vì nó giúp bảo vệ bản thân và thể hiện bạn là người thông minh, ăn mặc có chất”.
Học online, thầy giáo già vẫn kiên trì lên bục giảng dù chỉ có 1 mình
Lên đại học, việc học cũng sẽ thay đổi hoàn toàn, khối lượng kiến thức lớn đòi hỏi sinh viên phải chủ động nhiều hơn trong học tập.
Với một số môn học, sinh viên có thể không cần phải đến giảng đường mà có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau như online hoặc đi thực tế.
Hình ảnh người thầy tận tụy trên giảng đường. (Ảnh minh họa: Sohu)
Mới đây, trang Sina đã đăng tải đoạn video ghi lại hình ảnh người thầy giáo già, đứng giảng bài trong lớp học vắng hoe. Được biết, đoạn clip trên được ghi lại tại trường đại học tại Trung Quốc. Vì một lý do đặc biệt, sinh viên được học từ xa, thế nhưng, người thầy giáo già vẫn đến đứng giảng dạy trong lớp học vắng hoe.
Câu chuyện về người thầy giáo được chia sẻ trên Sina. (Ảnh: Sina)
Trên thực tế, thầy giáo hoàn toàn có thể dạy tại nhà hoặc ngồi ở phòng giáo vụ nhưng ông lại chọn đứng một mình trong lớp học quen thuộc, nghiêm túc giảng bài cho sinh viên dù phía dưới không hề có ai. Bóng lưng đã già cùng mái tóc bạc trắng của người thầy đang miệt mài giảng bài qua màn hình máy tính khiến nhiều người xúc động.
Thầy giáo lựa chọn đứng trong lớp học vắng hoe để giảng bài cho sinh viên. (Ảnh: Sina)
Bóng lưng người thầy tóc đã bạc khiến nhiều người xót xa. (Ảnh: Sina)
Dưới phần bình luận của video, một bạn trẻ khi nhìn thấy những hình ảnh trên cũng chợt nhớ tới người thầy của mình. Bạn đọc cho biết buổi học đó trùng với chủ nhật, lại là ngày Tết Trung thu nên lớp học mấy trăm người lại chỉ có hơn 20 người đến lớp. Thế nhưng, khi được hỏi có buồn không, giảng viên môn học đó cũng chỉ nhẹ nhàng cười và nói: "Có gì đâu, hôm nay là ngày lễ, cũng dễ thông cảm mà".
Lớp học vắng hoa, chỉ có một mình thầy giáo đứng đó giảng bài. (Ảnh: Sina)
Cách đây không lâu, một tài khoản Trung Quốc cũng chia sẻ hình ảnh người thầy giáo ngồi lặng lẽ lật qua lật lại trang sách như để giải khuây trong thời gian chờ đợi sinh viên tới vì dù đã đến giờ vào học nhưng lớp chỉ được 1/3 tổng sĩ số.
Nhiều người cảm thấy hối hận vì đã không chịu chăm chỉ nghe thầy cô giảng bài. (Ảnh: Chụp màn hình Him.)
Được biết, mọi người đã tranh thủ số buổi được phép nghỉ để "bùng" học. Thế nhưng, người thầy giáo dù biết vậy vẫn luôn cố gắng chuẩn bị bài giảng chi tiết nhất để sinh viên có thể dễ hiểu và tiếp thu tốt hơn.
Lớp học vắng hoe, nhiều bàn đầu còn trống vì sinh viên "bùng" tiết. (Ảnh: Weibo)
Thầy giáo vẻ mặt buồn rầu, kiên nhẫn ngồi lật qua lật lại trang sách để đợi sinh viên đến. (Ảnh: Weibo)
Hy vọng, hình ảnh tấm lưng người thầy giáo tóc đã bạc với sự tận tụy, tâm huyết sẽ là động lực để các bạn học sinh, sinh viên tích cực hơn trong học tập. Bạn có kỷ niệm gì với người thầy cô của mình không? Cùng chia sẻ với chúng tôi nhé!
Đám đông xếp hàng dài, đứng chật kín chờ xem MONO diễn ở Hà Nội Với các bạn trẻ, việc được đi xem thần tượng của mình trình diễn là điều vô cùng tuyệt vời. Chính vì thế, mỗi khi có cơ hội là các fan lại rủ nhau đi gặp người mình hâm mộ ở ngoài đời. Tuy nhiên, đôi khi vì có quá nhiều người hâm mộ cùng tụ họp tại một địa điểm mà có...