Sinh viên mắc kẹt ở quê, nóng lòng chờ ngày trở lại TP.HCM
Mắc kẹt ở quê từ tháng 6 đến nay, Phú Quí lo sẽ chậm tiến độ tốt nghiệp. Chưa thể đi thực tập, cô đăng ký cộng tác cho một tổ chức phi chính phủ và học thêm ngoại ngữ.
Cách đây gần 4 tháng, Phú Quí, sinh viên năm 4 ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn – ĐH Quốc gia TP.HCM, tranh thủ về Bình Định thăm bố mẹ trong thời gian chờ thực tập.
Sau khi hoàn thành 15 ngày tự cách ly, địa phương cô có ca nhiễm Covid-19 và phải áp dụng chỉ thị 15 toàn tỉnh.
Đến khi dịch ở quê lắng xuống, tình hình tại TP.HCM lại căng thẳng hơn, Quí mắc kẹt ở nhà, không thể trở lại thành phố.
Phú Quí lo lắng mắc kẹt ở quê sẽ khiến cô bị chậm tiến độ ra trường.
“Mấy tháng qua, mình cảm giác như ‘người rừng’ vì không tiếp xúc với ai. Bạn bè về quê nhiều nhưng do lệnh giãn cách nên ai ở nhà nấy, không gặp được nhau.
Mình rất nóng lòng được trở lại TP.HCM để thực tập, sợ bị chậm tiến độ ra trường. Gia đình chưa ai được tiêm vaccine, chỉ mới đăng ký danh sách chờ nên mình lo không biết có được thoải mái đi lại nếu vào lại Sài Gòn không, sợ bị lây nhiễm nữa”, Quí tâm sự với Zing .
Mắc kẹt ở quê, Quí không chỉ bị ảnh hưởng chuyện học tập mà công việc cộng tác viên tại cơ quan báo chí của cô cũng đang phải tạm ngừng.
Thời gian này, cô tranh thủ nhận làm cộng tác viên dự án truyền thông cho một tổ chức phi chính phủ và học thêm tiếng Anh. Ban đầu chỉ định về chơi ít tuần, không mang theo laptop nên Quí phải mượn máy tính của bạn để làm việc.
“Có công việc để làm giúp mình đỡ thấy vô dụng, stress. Nghe tin 1/10 TP.HCM mở lại nhiều hoạt động mình rất mừng, hy vọng sớm được trở về”.
Không riêng Phú Quí, nhiều sinh viên của các trường đại học ở TP.HCM cũng đang mắc kẹt tại quê nhà do dịch bệnh và lệnh giãn cách kéo dài. Không ít bạn gặp khó khăn khi học trực tuyến, không thể thực hành các môn chuyên ngành.
Ở trong nhà quá lâu, không được gặp bạn bè cũng ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của nhiều người.
Đặc biệt, với những sinh viên năm nhất, không thể tới trường nhập học khiến các bạn lo lắng, lạc lõng vì không có điều kiện làm quen với môi trường đại học.
Ám ảnh vì học qua màn hình
Nguyễn Quốc Trung (18 tuổi, tỉnh Kiên Giang), tân sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), vừa trải qua tuần sinh hoạt công dân đầu khóa trực tuyến.
Trong buổi này, cậu được thông báo đợt kiểm tra trình độ tiếng Anh sắp tới và học kỳ 1 sẽ diễn ra theo hình thức online.
Đỗ vào ngôi trường mơ ước, Trung hào hứng với nhiều dự định cho chặng đường mới nhưng lại mắc kẹt ở quê do dịch bệnh. Nam sinh hụt hẫng khi phải dành một nửa năm nhất qua màn hình máy tính.
Quốc Trung vừa tham gia chống dịch, vừa tranh thủ sinh hoạt online với lớp.
Theo Trung, học online là phương pháp hiệu quả giúp lịch trình, kế hoạch giảng dạy không bị ngưng trệ trong thời kỳ giãn cách.
Tuy nhiên, việc này cũng tồn tại nhiều bất cập như đường truyền kém, sinh viên khó thực hành vì thiếu thiết bị hỗ trợ, không thể tương tác, kết nối trực tiếp với giảng viên khi cần được hướng dẫn hoặc làm bài tập nhóm cùng bạn bè.
“Mình từng dành một thời gian dài học online hồi cấp 3, đến giờ vẫn bị ám ảnh bởi tiếng hát karaoke của hàng xóm. Tiếp thu kiến thức trong không gian như vậy rất dễ xao nhãng. Hy vọng sớm được lên thành phố để việc học thuận tiện hơn, không phải nhìn thầy cô, bạn bè qua màn hình nhỏ xíu nữa”.
Với chuyên ngành Hóa học, đa phần các môn thực hành đều yêu cầu học trực tiếp tại phòng thí nghiệm, nhưng hiện tại Trung vẫn chưa nghe thông báo từ khoa, trường về vấn đề này.
“Mình có tham khảo ý kiến của nhiều anh chị khóa trên thì được biết ngành này đòi hỏi phải quan sát thí nghiệm, hiện tượng trong phòng lab vì môi trường ở đó mới đảm bảo an toàn. Không biết sắp tới sẽ được học những môn đó như thế nào”, Trung chia sẻ.
Lo ảnh hưởng chuyên môn
Khi TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16, Thanh Bằng (sinh viên năm 3 ĐH Tài chính – Marketing) đã về quê An Giang tránh dịch và chỉ học online từ tháng 5 đến nay. Nghĩ chỉ về nhà 1-2 tuần, cậu không đem theo laptop và gặp nhiều khó khăn khi học trực tuyến bằng điện thoại.
“Mình học Quản trị Khách sạn. Chuyên ngành có nhiều môn nghiệp vụ nên học từ xa khá bất cập. Đợt này lớp có môn thực hành pha chế đồ uống. Vì giãn cách, mình phải báo cáo lên khoa, xin đổi thành một môn lý thuyết để học trước”.
Cậu hy vọng các quy định phòng dịch sớm được nới lỏng để các sinh viên đang ở quê có thể trở lại trường, đảm bảo tiến độ học tập và không bị ảnh hưởng kỹ năng chuyên môn.
Tuy nhiên, vì chưa được tiêm vaccine, nam sinh cũng lo lắng có thể bị nhiễm bệnh.
Thanh Bằng ở quê từ tháng 6 tới nay.
Qua 2 năm đại dịch, phải chuyển sang học online liên tục, Đoàn Thị Hồng Hạnh, sinh viên khoa tiếng Anh tại trường Đại học Sư phạm TP.HCM, thừa nhận hình thức này gây không ít khó khăn cho cô khi theo dõi bài giảng trên lớp.
Trong đợt lễ 30/4-1/5, nữ sinh về Kiên Giang để thăm gia đình. Song khi TP.HCM bùng phát dịch, cô vẫn bị kẹt lại đến nay. May mắn là nhà có sẵn laptop để học online nhưng nhiều tài liệu Hạnh đã để lại thành phố.
Do không có đề cương, giáo trình, cô gái 19 tuổi gặp nhiều bất cập trong việc ôn tập cho thi kết thúc học kỳ.
“Các đợt thi trước mình có thể lên thư viện để tìm thêm sách, nguồn tham khảo để hỗ trợ cho việc làm tiểu luận nhưng giờ thì hơi khó. Tài liệu trên mạng thì cũng có nhưng khá chung chung nên chỉ mang tính chất tạm thời. Điều này khiến việc thi cử vất vả hơn”, Hạnh tâm sự.
Chuyên ngành của Hạnh tập trung chủ yếu vào các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong số đó, nữ sinh lo lắng nhất là môn nói và thực hành sư phạm. Hai phần này cần được luyện tập trực tiếp để phục vụ cho công việc giảng dạy sau này.
Khi nghe TP.HCM nới lỏng từ ngày 1/10, Hạnh hy vọng sẽ nhận được thông báo trở lại trường học trong thời gian sớm nhất.
“Mình vẫn chưa được tiêm vaccine nên không biết bao giờ mới được lên thành phố. Cứ học online thế này thì khó thực tập nghiệp vụ lắm, vừa không hiệu quả vừa vỡ kế hoạch”, nữ sinh chia sẻ.
Sinh viên vui mừng vì được trở lại ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM từ 27.2
'Em rất vui trước thông tin ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM đón sinh viên trở lại. Mấy hôm nay em định trở lại TP.HCM kiếm việc làm thêm nhưng do chưa có chỗ ở nên đành ở quê'
Ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM - LÊ THANH
Tiến Hùng (quê tỉnh Lâm Đồng), sinh viên của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ như thế khi hay thông tin Ban quản lý Ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM đón sinh viên ở nội trú trở lại kể từ 7 giờ sáng 27.2.
Khu B, Ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM - LÊ THANH
"Ở nhà người quen lâu ngày cũng ngại"
Cũng là sinh viên của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Nguyễn Thanh Hà cho biết: "Dù biết ký túc xá không cho sinh viên vào ở nội trú trước ngày 28.2 nhưng do bận việc làm thêm nên mình từ Sóc Trăng lên TP.HCM vào ngày 19.2. Những ngày qua mình phải tá túc ở nhà người quen. Bây giờ mình chỉ mong đến sáng 27.2 để quay lại ký túc xá, ở nhờ nhà người quen lâu ngày cũng rất ngại".
Sinh viên trong khu Đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM, nơi có Ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM - LÊ THANH
Còn Trần Văn Bình (quê tỉnh Phú Yên), sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết: "Em đã vào TP.HCM được 3 ngày rồi và hiện ở nhờ nhà người quen. Tuy nhiên, hiện tại một số đồ đạc cá nhân của em vẫn còn ở trong ký túc xá chưa vào lấy được. Chính vì vậy, khi hay tin Ban quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM cho sinh viên bắt đầu ở nội trú từ sáng mai 27.2, em rất vui mừng".
Trong khi đó, Nguyễn Mai Huyền (quê tỉnh Đồng Nai), sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, chia sẻ: "Thời gian này em có nhiều việc ở TP.HCM nên phải chạy lên chạy về rất mệt. Em rất vui khi được biết từ 7 giờ sáng mai 27.2, Ban quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM cho sinh viên được vào ở nội trú".
8 nhóm người được tiêm miễn phí vắc xin Covid-19 tại Việt Nam
Đặt camera quét thân nhiệt tại cổng ký túc xá
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên vào tối 25.2, ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm Quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết: "Kể từ 7 giờ ngày 27.2, chúng tôi sẽ tiếp nhận sinh viên vào lại ký túc xá để ở nội trú".
Sinh viên được đo nhiệt độ trước khi vào ở nội trú tại một ký túc xá ở TP.HCM - LÊ THANH
Theo ông Tuân, ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM hiện nay có khoảng 37.500 sinh viên nội trú. Trong những ngày tới, khi sinh viên nội trú quay lại ký túc xá, nơi này phải lên phương án phòng dịch Covid-19 hết sức chặt chẽ.
Ông Tuân cũng cho biết hiện nay ban quản lý đã tiến hành khử khuẩn, dọn dẹp tất cả các khu vực công cộng trong ký túc xá để đón sinh viên quay trở lại. Nước rửa tay cũng đã chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, vì số lượng sinh viên đông, ban quản lý sẽ mua 2 camera quét thân nhiệt đặt tại 2 cổng vào của ký túc xá.
Hiệu trưởng trường tư: Ngồi vào "ghế nóng"? Thay đổi vị trí hiệu trưởng liên tục phổ biến tại không ít trường tư. Nhiều người cho rằng, vị trí này là "ghế nóng", không phải ai cũng chịu được áp lực. Trường ĐH Hoa Sen trong 4 năm có đến 5 hiệu trưởng nhận "ghế nóng". 4 năm có 5 hiệu trưởng Mới đây, Trường ĐH Hoa Sen (HSU) công bố...