Sinh viên kẹt ở quê nóng lòng được trở lại TP. HCM học tập
Thích ứng an toàn với đại dịch COVID-19, một số trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM đã lên kế hoạch giảng dạy trực tiếp. Nhiều sinh viên đang ở quê nóng lòng muốn được trở lại thành phố sớm nhất có thể.
Nhiều sinh viên đã về quê tránh dịch đang mong muốn sớm trở lại thành phố để ổn định lại việc học.
Mong muốn được học tập trực tiếp
Về quê Vĩnh Long tránh dịch đã hơn 5 tháng, Nguyễn Thị Thanh Phương (sinh viên Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM) chia sẻ: “Khi thấy Sài Gòn bước vào trạng thái bình thường mới, bản thân tôi rất nóng lòng để quay lại trường vì muốn nhanh chóng hoàn thành chương trình đào tạo để kịp tiến độ ra trường”.
Trước thông báo về việc các trường đại học, cao đẳng đang chuẩn bị cho việc đón sinh viên trở lại học tập, Phương kỳ vọng có thể sớm quay trở lại trường để được trực tiếp học tập.
Phương cho biết thêm: “Mình gặp khá nhiều bỡ ngỡ, khó khăn với việc phải học theo hình thức trực tuyến vì đối với chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện có những đặc thù riêng. Trước đây, thay vì ra hiện trường để sản xuất chương trình cho các dự án kết thúc môn học nhưng bây giờ tất cả đều phải thực hiện online. Việc trao đổi trực tuyến sẽ không thể nào mang lại hiệu quả cao như khi trao đổi trực tiếp. Chất lượng sản phẩm cũng giảm đi rõ rệt. Mình mong muốn sớm được tham gia học tập trực tiếp để tích lũy kinh nghiệm, cũng như trao dồi thêm về chuyên môn của mình.”
Thanh Phương phụ giúp gia đình làm việc nhà ngoài thời gian học trực tuyến. Ảnh: T.N
Cùng gặp phải những hạn chế do đặc thù của ngành khi học trực tuyến, Lâm Đổng Sư Tân (sinh viên trường Đại học Công Nghệ TP.HCM) quê An Giang cho hay: “Việc học online khiến tôi gặp rất nhiều khó khăn do không có môi trường để thực hành. Vì đối với sinh viên ngành ngôn ngữ, môi trường để giao tiếp là một điều kiện đặc biệt quan trọng”. Hiện tại, Tân đang cố gắng tự tạo thêm môi trường cho bản thân để tự rèn luyện khả năng chuyên môn của mình. Song, bạn cũng hy vọng sớm được đến trường học tập trực tiếp.
Tân giúp gia đình bán tạp hóa sau giờ học online. Ảnh: T.N
Tương tự, Trần Ngọc Phúc quê Tây Ninh (sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing) cho biết: “Đôi lúc không hiểu được bài, khó tập trung vì vậy mình đã phải bỏ thêm nhiều thời gian hơn để tự học. Các môn chuyên ngành chỉ nghe qua các ví dụ, không có đi thực tế nên mình không hình dung được kiến thức”.
Video đang HOT
Ở quê, phần lớn thời gian Phúc dành để tham gia học trực tuyến rồi lại tự mài mò lấp đầy lại lượng kiến thức mà mình chưa hiểu được. Bên cạnh đó, việc học luôn phải trong tình trạng deadline vây kín nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn. “Do vậy, tôi mong muốn sớm quay lại thành phố vì có những công việc buộc phải đến lớp mới giải quyết được và sớm ổn định lại nếp sinh hoạt như trước kia” -Phúc nói.
Thực tập bị trì hoãn, cơ hội đi làm thêm không có
Nhiều bạn sinh viên năm cuối vẫn chưa thể xét tốt nghiệp do việc thực tập bị trì hoãn, mất đi nhiều cơ hội được đi làm thêm, trải nghiệm thực tế.
Sinh viên Võ Thị Thảo Ngân (sinh viên năm cuối trường ĐH Văn Hiến) khăn gói về Vũng Tàu tránh dịch từ đầu tháng 5 đến nay.
“Chưa bao giờ tôi về quê lâu thế này, gần 6 tháng vẫn chưa thể trở lại đi thực tập. Mặc dù đã là sinh viên năm cuối nhưng tôi mong muốn được đi làm sớm để trao dồi khả năng chuyên môn. Dù nóng lòng nhưng tôi vẫn mong tất cả mọi người cùng chung tay thực hiện biện pháp 5K để thành phố mau chóng ổn định lại”.
Hiện nay, Ngân vẫn đang mong chờ ngày được trở lại thành phố để đi làm thêm, học hỏi kinh nghiệm và làm nốt những công việc ở trường để hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, vì chỉ mới tiêm 1 mũi vaccine phòng ngừa COVID-19 và tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp với những ổ dịch mới ở TP.HCM thì việc quay trở lại có lẽ còn xa đối với cô sinh viên.
Cùng hoàn cảnh đó, Trần Thị Thùy Dương quê Vĩnh Long (sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh tế – Luật) chia sẻ thêm: “Hiện tại đã hoàn thành chương trình đào tạo của trường, nhưng vì dịch bệnh kéo dài không thể thi chứng chỉ tiếng Anh nên hiện tại vẫn chưa thể tốt nghiệp. Tình hình này khiến tôi gần như sắp mất kiên nhẫn, nhưng trước mắt vẫn phải tiếp tục đợi thông báo”.
Thùy Dương tranh thủ làm thêm cho một công ty tư vấn dịch vu online. Ảnh: T.N
Sau 7 năm tạm dừng, vì sao Bộ lại cho phép cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm?
Sau 7 năm tạm dừng, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại tiếp tục cho phép sinh viên ngoài sư phạm có thể được trở thành giáo viên.
Ngày 5/4/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học và Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông (gọi tắt là Thông tư 11 và Thông tư 12).
Theo nội dung 2 thông tư này, đối tượng áp dụng đối với người có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học là người có bằng cử nhân các chuyên ngành âm nhạc, mỹ thuật, tin học, công nghệ, giáo dục thể chất và ngoại ngữ. Để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, người học phải hoàn thành 35 tín chỉ.
Đối tượng học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông là những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học của bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông. Người học phải hoàn thành 34 tín chỉ để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, ...
Như vậy, sau 7 năm tạm dừng, Bộ lại tiếp tục cho phép sinh viên ngoài sư phạm có thể được trở thành giáo viên. Theo ý kiến của cá nhân, chính sách này có mặt tích cực và hạn chế sau.
Sau 7 năm tạm dừng, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại tiếp tục cho phép sinh viên ngoài sư phạm có thể được trở thành giáo viên. (Ảnh minh họa: VOV)
Về tích cực, tạo sức ép/cạnh tranh đối với những sinh viên học ngành sư phạm, buộc các em phải thường xuyên nỗ lực học tập, rèn luyện để có kết quả học tốt cũng như trang bị thuần thục những kĩ năng sư phạm, bởi giờ đây tuyển dụng vào ngành, các em không còn cảnh "một mình một chợ" nữa - mặc dù số lượng chỉ tiêu tuyển dụng hàng năm của các địa phương vẫn còn rất hạn chế.
Mặt khác, chính sách này còn tạo điều kiện cho những sinh viên học những "ngành phù hợp" có nguyện vọng trở thành nhà giáo, như thế ngành giáo dục có thể tuyển dụng được những cử nhân khoa học có chất lượng.
Điều này có thể hiểu được bởi ngoài sự nỗ lực của cá nhân, khối lượng kiến thức chuyên ngành các em được học nhiều hơn khoảng 30% tín chỉ so với sinh viên cùng ngành ở các trường sư phạm (tương ứng với các học phần nghiệp vụ sư phạm).
Tuy nhiên, nhìn nhận ở chiều ngược lại, nội dung Thông tư 11 và 12 còn có những bất cập, nếu không thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng đào tạo giáo viên hiện nay.
Một là , không xác định rõ những cơ sở giáo dục nào được phép bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Việc quy định "cơ sở giáo dục được mở ngành và đã đào tạo giáo viên môn học nào được thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở/trung học phổ thông môn học đó...
Có đủ giảng viên để giảng dạy, trong đó số giảng viên cơ hữu phải đảm bảo giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng chương trình bồi dưỡng" liệu có tạo nên tình trạng đào tạo chứng chỉ bát nháo như trước đây không?
Lúc đó, chất lượng của những chứng chỉ này sẽ như thế nào? Được biết, tại thời điểm năm 2014, có 14 trường đại học sư phạm và 52 trường đại học có khoa đào tạo sư phạm được phép đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Việc cần phải làm gấp hiện nay là quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học sư phạm để từ đó có cơ sở cho việc cấp phép bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm vẫn chưa được Bộ hoàn thành.
Hai là , đi sâu vào chất lượng của việc bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Việc học 34 tín chỉ nghiệp vụ sư phạm cũng tương đương với số lượng này ở chương trình đào tạo của các trường đại học sư phạm nhưng khác biệt ở số đơn vị tín chỉ thực hành sư phạm (trong trường đại học sư phạm là 5 tín chỉ trong khi đào tạo chứng chỉ chỉ có 2 tín chỉ).
Ba là , từ năm 2018, tuyển sinh đầu vào của ngành sư phạm được Bộ quy định điểm sàn riêng, khá cao hơn so với các trường đào tạo hệ cử nhân cùng chuyên ngành.
Điều này làm cho mặt bằng chất lượng của sinh viên sư phạm cao hơn nhiều trường còn lại đào tạo cùng ngành.
Do đó, không loại trừ trường hợp, nhiều thí sinh do không đủ điểm trúng tuyển ngành sư phạm, phải lựa chọn học ngành nghề khác nay chuyển sang đi dạy, như vậy sẽ không công bằng với những trường hợp trúng tuyển sư phạm ngay từ đầu.
Tình trạng này đã diễn ra khá phổ biến trước đây, chưa kể những tiêu cực (nếu có) trong khi tuyển dụng, mà cử nhân sư phạm sẽ luôn là người thiệt thòi.
Bốn là , từ ngày 28/10/2020, Quyết định số 3227/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt hàng tháng cho sinh viên ngành sư phạm theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 có hiệu lực.
Khi tốt nghiệp, nếu số sinh viên này không được trúng tuyển đi dạy thì sẽ làm lãng phí nguồn kinh phí đào tạo rất lớn.
Lúc đó, ai sẽ là người bồi thường cho ai? Sinh viên sư phạm bồi thường cho nhà nước hay ngược lại?
Năm là , quan trọng hơn, sinh viên sư phạm với sự lựa chọn ngay từ đầu của mình, được đào tạo trong môi trường mô phạm, chuẩn mực để trở thành những người thầy dạy học, chắc chắn sẽ có sự khác biệt so với những "thợ dạy".
Nói như thế, không có nghĩa là quy định cứng, đóng cánh cửa muốn trở thành giáo viên của những cử nhân khoa học giỏi nhưng là kinh nghiệm để gia đình và bản thân các học sinh có sự lựa chọn ngành nghề đúng ngay từ đầu, khi đăng kí nguyện vọng xét tuyển đại học.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả. Tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt lại.
Chuyến xe buýt san sẻ tình thương với bệnh nhi ung thư 'Xe buýt yêu thương' là câu lạc bộ của những người trẻ tuổi, góp sức mình giúp đỡ bệnh nhi tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM với nhiều phần ăn. Nhóm bạn trẻ chuẩn bị những phần ăn tặng bệnh nhi - TÚ QUYÊN Chúng tôi có mặt tại 245G Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh (nơi câu lạc bộ hoạt động) để...