Sinh viên hào hứng làm từ thiện
Mang áo rét, chăn ấm hay bữa ăn từ thiện đến với trẻ nghèo đang trở thành phong trào của sinh viên các trường đại học hay hội đồng hương tỉnh. Facebook trở thành phương tiện để liên kết các tình nguyện viên.
Mùa đông ấm 2011 tại xã Xuân Đài, Tân Sơn của hội sinh viên Phú Thọ.
“Chỉ với những bộ quần áo cũ còn lành lặn mà các bạn không dùng nữa hoặc ít vận đến sẽ góp phần mang lại một mùa đông ám áp hơn cho trẻ em dân tộc và đồng bào nghèo nơi quê hương đất tổ và thủ đô kháng chiến năm xưa…”. Dòng thông báo khởi động chiến dịch Mùa đông ấm của hội đồng hương sinh viên Phú Thọ nhanh chóng thu hút sự chú ý của các thành viên ngay khi được đưa lên facebook. Dưới “thông cáo” này, các thành viên thi nhau hỏi cách thức tham gia cùng đoàn đi tặng quà.
Cứ đầu đông, hội đồng hương sinh viên Phú Thọ tại Hà Nội lại phát động chiến dịch đến những miền đất xa xôi với trẻ em và đồng bào dân tộc miền núi để trao cho các em nhỏ, những cụ già, người dân nghèo từng bộ quần áo, tấm chăn ấm. Khởi động từ năm 2010, đến nay chương trình vẫn thông suốt.
Hoạt động sôi nổi không kém, câu lạc bộ sinh viên tình nguyện ĐH Thái Nguyên phát động phong trào “Chung tay cho mùa đông ấm – Yên Bái 2012″. Trên facebook của hội, thông tin về từng chuyến đi được đăng tải kèm theo những tấm ảnh, video ghi lại hình ảnh dòng người mặc áo Đoàn đang còng lưng vác bao tải đựng đồ leo núi. Mệt, đói nhưng với sức trẻ, “bao nhiêu đây thì đâu có nhọc nhằn gì”.
Mùa đông năm nay câu lạc bộ hướng tới trẻ em và các hộ nghèo tại xã Yên Thành (Yên Bình, Yên Bái). Nhóm được quyên góp khá nhiều quần áo, chăn màn, khăn, mũ, sách vở, đồ chơi, báo thiếu nhi hay tiền mặt.
Món quà của các anh chị sinh viên khiến các em nhỏ nghèo thêm ấm lòng.
Hàng loạt câu lạc bộ ở các trường như Học viện Ngoại giao, Học viện Ngân hàng TP HCM, ĐH Quốc gia, ĐH Lao động và Xã hội đều có kế hoạch tuyển tình nguyện viên cho chiến dịch giúp người nghèo. Để tiện liên lạc, câu lạc bộ sinh viên ở các trường thường lập trang riêng trên facebook. Nội dung, cách thức đăng ký hay hành trình được đăng chi tiết. Ngoài hoạt động trong trường, các nhóm cũng liên kết với câu lạc bộ ở trường khác để phong trào thêm sôi nổi.
Theo bạn Lê Văn Tiến, thành viên hội đồng hương sinh viên Phú Thọ tại ĐH Công nghiệp Hà Nội, trước khi đến địa chỉ cần giúp đỡ, hội sẽ cử một đoàn đi tiền trạm. Các thành viên này sẽ liên hệ với huyện đoàn để nắm được cuộc sống của người dân. Từ đó, nhóm sẽ chọn nơi nào khó khăn nhất để tới chia sẻ manh áo, tấm chăn, sách vở với họ. “Nhóm tới ký túc xá các trường đại học để vận động quyên góp quần áo, sách vở, chăn màn. Ngoài ra, chúng em cũng kêu gọi sự ủng hộ của doanh nghiệp”, Tiến cho biết.
Năm nay hội sinh viên Phú Thọ sẽ có 6 đoàn được chia về 6 xã ở quê hương đất tổ và một đoàn về Tuyên Quang. Đoàn 3 của Tiến hướng về Phượng Mao (Thanh Thủy, Phú Thọ) tặng quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, học bổng cho học sinh nghèo và gia đình khó khăn. Giữa tháng 12, đoàn 3 gồm sinh viên đang học tại ĐH Công nghiệp, ĐH Thương mại và ĐH Nông nghiệp mang quà về xã Thanh Thủy.
Video đang HOT
Quà được các bạn sinh viên ĐH Thái Nguyên gói sẵn dành tặng cho học sinh.
Thay vì tham gia vào câu lạc bộ của trường, nhiều nhóm bạn trẻ làm tình nguyện theo cung đường đi phượt. Vừa rong ruổi ngắm cảnh đẹp bằng xe máy, được chụp ảnh lại vừa được chia sẻ và trải nghiệm cuộc sống là phương châm của những nhóm tình nguyện kiểu này.
Trang, sinh viên năm 3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho hay trước khi đến những địa điểm phượt, nhóm liên hệ với địa phương. Ngoài kêu gọi các thành viên “có gì góp nấy”, nhóm cũng lên mạng lập facebook thu hút tài trợ. Nữ sinh trên cho biết thêm, quà là những gói bánh, thùng mì tôm hay vài túi quần áo quyên góp từ các thành viên trong nhóm cũng làm ấm lòng người dân vùng cao.
Lần tới xã Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà (Lào Cai), 30 bạn trẻ trong nhóm của Trang mang tới 9 tạ quần áo và 100 suất quà gồm sách vở, bút và nước mắm, muối, dầu ăn cho 100 hộ dân. Nhóm sinh viên còn tổ chức giao lưu văn nghệ với người dân bản địa bên đốm lửa trại bập bùng.
Chuyến phượt kết hợp tình nguyện ở Mù Cang Chải của nhóm Trang.
Chia sẻ về chuyến lên Bắc Hà hồi tháng 5, Trang tâm sự, cảnh trẻ em cởi trần hoặc chỉ khoác tấm áo mỏng manh, đầu trần, chân đất, mặt mũi lấm lem… luôn nỗi ám ảnh cô. Phượt kết hợp tình nguyện để thấy chuyến đi giàu ý nghĩa hơn, để thấy lòng người ấm áp hơn.
Thông thường mỗi tháng nhóm Trang sẽ có 1-2 chuyến phượt. Sau mỗi chuyến đi, những kỷ niệm và trải nghiệm luôn được các thành viên lưu lại trong nhật ký. “Ngày 2/9, đoàn xe máy áo cờ đỏ sao vàng, quần rằn ri, balo lần lượt tiến vào trường tiểu học Đình Phong, thuộc huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Chuyến đi quyên góp được 4 triệu với 50 suất quà, mỗi suất bao gồm 1 cặp, 10 vở, bút chì, bút bi, tẩy, thước”, trích nhật ký lần phượt tới Bản Giốc của một thành viên nhóm Trang.
Theo VNE
Trường trọng điểm và năng khiếu sẽ tự tuyển sinh
Chỉ còn 10 ngày nữa là hết hạn tuyển sinh vào đại học, cao đẳng; tuy nhiên, những con số về thí sinh vẫn đang là thách thức đối với các trường.
ĐH Thái Nguyên còn thiếu 2.500 chỉ tiêu; ĐH Tây Đô mới tuyển được 40% của 3.400 chỉ tiêu; ĐH Cửu Long còn 1.000 chỉ tiêu; ĐH Tiền Giang ngừng tuyển tiếp vì thấy không nên kéo dài.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga về những khó khăn này và phương hướngtuyển sinh năm 2013.
- Các trường nằm trong diện ưu tiên đặc thù, được hạ điểm tuyển xuống dưới điểm sàn 1,0 điểm vẫn không tuyển đủ người và cho rằng, nếu giữ ưu tiên khu vực như năm 2011 trở về trước thì các trường sẽ dễ tuyển hơn. Ông có ý kiến gì?
- Ưu tiên cũ có khoảng cách khu vực quá xa, giảm tới 6-7 điểm thì không thể chấp nhận được trong bối cảnh ngành GD&ĐT đang cần nâng cao chất lượng.
- Bộ không có giải pháp nào để vừa nâng cao chất lượng, vừa giúp các trường có thể tuyển sinh đủ người học?
- Ban đầu có thể khó khăn nhưng sau đó sẽ đi vào nề nếp. Quan điểm của Bộ GD&ĐT hiện nay là không tiếp tục phát triển nóng về quy mô nữa mà tập trung đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực. Điều này đòi hỏi các trường phải củng cố cơ sở vật chất, đội ngũ, cách tuyển sinh để chất lượng sinh viên ngày càng cao hơn.
- Liệu Bộ GD&ĐT có chấp nhận một số trường ĐH, CĐ tiếp tục không tuyển đủ người học vào năm tới?
- Rõ ràng một số trường chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, người học cảm thấy học ra không xin được việc làm và họ sẽ không chọn học những trường này.
Đó là điều có thể xảy ra. Nếu chạy theo quy mô, hạ thấp điểm, thả lỏng chất lượng các trường sẽ tuyển được người nhưng chất lượng không đảm bảo, người lao động không được sử dụng sẽ lãng phí cho xã hội và người học.
- Nhiều trường cho rằng Bộ GD&ĐT đã xác định nguồn tuyển không chính xác, số thí sinh chuyển dịch thiếu thực tế khiến các trường không tuyển đủ. Ông có nghĩ như vậy không?
- Điểm sàn đã tính toán kỹ để nguồn tuyển không thiếu và chưa cần dịch chuyển thì các vùng đã tự cân đối được, trừ vùng Tây Bắc là hơi thiếu .
Thí sinh thi đại học mùa tuyển sinh năm 2012.
- Vậy vì sao nhiều trường "đói" người học?
- Có khá nhiều lý do: kinh tế khó khăn; trường tư học phí cao khiến các gia đình không cáng đáng được; doanh nghiệp giải thể nhiều nên số lượng lao động dôi dư lớn và sinh viên tốt nghiệp khó xin việc làm...?
Một nguyên do rất quan trọng là đa số các trường không tuyển được là do đào tạo các ngành kinh tế, quản lý đã bão hòa mà ngay cả các trường kinh tế công lập lớn cũng gặp khó khăn.
Đa số các trường ngoài công lập tập trung đào tạo các ngành này nên "đói" người học là hậu quả tất yếu. Trước đây khi nguồn "cung" còn ít, cứ mở trường là người học vào; bây giờ các trường phải tính toán ngành đào tạo.
- Có phải Bộ GD&ĐT đã thả lỏng cho các trường công lập tự xác định chỉ tiêu nên trường nào cũng tăng 20% chỉ tiêu không?
- Thực ra, tổng chỉ tiêu không vượt so với năm ngoái do các trường cũng thận trọng vì Bộ đang tiến hành kiểm tra nếu trường nào vượt chỉ tiêu vượt năng lực đào tạo bị phạt rất nặng.
- Năm 2013, tuyển sinh sẽ đi theo hướng nào để khắc phục những nhược điểm của 2012, thưa ông?
- Về kế hoạch lâu dài, tuyển sinh vào ĐH, CĐ từ nay đến năm 2015 sẽ không có thay đổi gì lớn, chỉ thay đổi về mặt kỹ thuật để kỳ thi tối ưu hơn. Chương trình sách giáo khoa phổ thông và phương pháp dạy và học thay đổi thì mới thay đổi cách thi được.
Tuy nhiên, năm 2013, các trường trọng điểm, trường năng khiếu sẽ được thí điểm tự chủ trong tuyển sinh. Đổi mới tiếp theo là như mở rộng ưu tiên xét tuyển cho những huyện nghèo, cho 20 huyện biên giới, hải đảo thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long không có trong danh sách 62 huyện nghèo mà Chính phủ quy định để tạo điều kiện cho con em vùng này có thể tham gia học ĐH.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT mở rộng diện ưu tiên cho 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Ưu tiên này đã được thực hiện từ cuối mùa tuyển sinh năm 2012; năm nay có thể xem xét để đưa vào quy chế tuyển sinh.
- Trường đào tạo ngoại ngữ có được coi là đào tạo đặc thù?
- Chỉ các trường đào tạo khối văn hóa nghệ thuật, nhạc họa mới được coi là đặc thù đào tạo năng khiếu.
- Ông có định hướng nào cho mùa thi 2013 dành cho các thí sinh?
- Định hướng nghề nghiệp quan trọng vì đích cuối cùng là xin được việc làm; nếu học xong không có việc làm thì tốn kém tiền bạc mấy năm trời là vô ích.
Thí sinh 2013 lưu ý rằng học xong không tìm được việc làm thì còn nghèo hơn không đi học. Vì vậy các thí sinh nên xác định mục tiêu nghề nghiệp sau 4 năm học tập thật rõ ràng. Quy hoạch nguồn nhân lực đến năm 2020 là một hướng tham khảo tốt cho các thí sinh.
Theo Tiền Phong
Hạ điểm vẫn không "bói" ra thí sinh ĐH Dân lập Cửu Long (Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) là một trong số các trường được hưởng chế độ đặc thù: hạ điểm tuyển thấp hơn 1,0 điểm so với điểm sàn tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Tuy nhiên, tình cảnh tuyển sinh của họ được bó gọn trong hai từ: khốn đốn! Dân lập, công lập đều khốn đốn Sau khoảng...