Sinh viên Hà Nội “kêu trời” vì chủ trọ ăn chặn tiền điện
Từ việc thu giá điện “trên trời” đối với sinh viên, nhiều chủ trọ ở Hà Nội dễ dàng thu về hàng triệu đồng/tháng.
Nhiều sinh viên ở Hà Nội bức xúc cho rằng đang bị chủ trọ ăn chặn tiền điện trắng trợn.
Nguyễn Thị Tươi (20 tuổi, Yên Bái) đang sống cùng một người bạn tại xóm trọ trong ngõ 20, đường Hồ Tùng Mậu ( Cầu Giấy). Như nhiều sinh viên thuê trọ khác, Tươi phải căn cơ cho mỗi khoản thu chi hàng tháng. Tùy từng tháng, bố mẹ Tươi sẽ gửi lên cho con gái số tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng. Tươi không thể đòi hỏi nhiều hơn, bố mẹ cô – những nông dân của một xã nghèo miền núi – không có nhiều hơn số đó.
Với tổng thu 2 triệu đồng/tháng (cộng cả tiền làm thêm ở một quán ăn), Tươi đóng cho chủ nhà khoảng 1 triệu đồng, bao gồm tiền phòng trọ, điện và nước. “Mỗi tháng, riêng tiền điện em mất khoảng 200 nghìn đồng, ở xóm em, điện có giá 4.500 đồng/số”, Tươi kể.
Cô thắc mắc với bà chủ nhà trọ: “Tại sao giá điện nhà nước chỉ khoảng 2.500 đồng/số mà bọn cháu phải đóng gần gấp đôi?”. “Ở đâu cũng thế thôi, cháu không ở đây thì đi chỗ khác”, bà chủ trọ đáp. Nhiều khách thuê trọ đã hỏi bà như vậy và lần nào bà cũng trả lời như thế. Tất cả đều chấp nhận rằng: 4.000 – 5.000 đồng/số điện là điều hiển nhiên.
Sau khi đọc chỉ đạo của Thủ tướng về việc các xóm trọ phải thu phí tiền điện theo đúng giá quy định của Nhà nước, Tươi có hỏi bà chủ trọ về vấn đề này.
“Bà chủ không quan tâm lắm đến thông tin ấy. Bà còn nói, có thể chuyển đi nếu không chịu được giá điện hiện thời”, Tươi bức xúc và cho biết, hè đến, nhiều tân sinh viên lên Hà Nội nhập học, phòng trọ sẽ lại khan hiếm.
Nguyễn Minh Tùng (21 tuổi, Nam Định), sinh viên năm 3 Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội cũng ở một xóm trọ gần trường, tại ngõ 91, đường Phú Diễn (Bắc Từ Liêm). Cũng như Tươi, cậu sinh viên này phải đóng 5.000 đồng/số điện. Mỗi tháng, đồng hồ điện phòng cậu thường cán mốc 50 số, vị chi 250 nghìn đồng tiền điện phải trả. Mùa hè nắng nóng, lượng điện tiêu thụ sẽ tăng cao hơn nữa.
“Sinh viên tụi em mấy trăm nghìn cũng là rất quý, bằng mấy chục suất cơm bụi rồi. Các chủ trọ thu tiền điện như vậy không khác gì ăn chặn tiền của tụi em”, Tùng than thở.
Trong vai người đi thuê phòng trọ, PV có cuộc khảo sát tại nhiều khu vực tập trung đông sinh viên ở trọ như: Đường Xuân Thủy (gần HV Báo chí Tuyên truyền, Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội), đường Giải Phóng (gần Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng), đường Tây Sơn (gần Đại học Công đoàn, Đại học Thủy lợi). Hầu hết các xóm trọ đều cho biết sẽ không thay đổi mức giá thu tiền điện từ 4.000 – 5.000 đồng/số điện.
Video đang HOT
“Sinh viên chúng cháu rất mong Thủ tướng quan tâm chỉ đạo sâu sát vụ việc để tránh tình trạng một số chủ nhà trọ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người thuê nhà mà kinh doanh giá điện, thu cao gấp 2-3 lần so với giá thông thường để kiếm lời”, Thanh Hương, sinh viên năm 3, Đại học Kinh tế Quốc bày tỏ nguyện vọng.
Ngõ 86 Trần Thái Tông (Cầu Giấy), hầu hết các phòng trọ đều thu tiền điện của sinh viên với giá 5000 đồng/số điện.
Chủ trọ đang “kiếm thêm một tí”
Gia đình ông Nguyễn Thanh Thắng (ngõ 86, Trần Thái Tông, Cầu Giấy) hiện có 15 phòng trọ cho sinh viên thuê với tổng số người thuê là 35 người. Ông Thắng cho biết, mức thu tiền điện hiện là 5.000 đồng/số. “Do tổng điện năng tiêu thụ của cả xóm trọ luôn vượt mức 400 số điện vì vậy mức giá tiền điện cuối tháng luôn là 2.700 đồng/số”, ông Thắng cho hay.
Bên cạnh đó, vị chủ trọ cho rằng, số tiền điện đó bao gồm cả việc duy trì hệ thống bóng điện chiếu sáng công cộng cho cả xóm.
Tương tư, bà Nguyễn Hải Yến (chủ nhà trọ ở ngõ 91, đường Phú Diễn) cho biết, hầu hết các hộ cho thuê phòng trọ ở khu vực đều áp mức giá điện như vậy. “Bên cạnh tiền điện thắp sáng chung cho cả xóm, việc khấu hao hệ thống điện do chúng tôi đầu tư cũng phải được tính đến”, bà Yến phân trần.
Bảng thu giá điện sinh hoạt theo đúng quy định của Nhà nước.
PV đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Cty Điện lực TP.Hà Nội ( EVN Hà Nội).
Tổng Giám đốc EVN Hà Nội cũng cho biết, sau chỉ đạo của Thủ tướng, thời gian tới ngành điện thủ đô sẽ phối hợp với Sở Công Thương trực tiếp kiểm tra tại các khu trọ, yêu cầu chủ trọ khai báo đầy đủ tạm trú, tạm vắng và số lượng người thuê trọ. “Sau khi áp định mức rồi, nếu chủ trọ vẫn thu tiền điện không đúng giá quy định chúng tôi sẽ áp dụng Nghị định số 134/2013/NĐ-CP của Chính phủ, xử phạt họ từ 7 – 10 triệu đồng”, ông Tuấn khẳng định.
Thông thường, một phòng trọ 2 người tiêu thu hết 50 số điện/tháng, chủ trọ có thể lãi đến 100.000 đồng từ việc kinh doanh điện. Một xóm trọ có 10 phòng trọ trở lên, chủ trọ dễ dàng thu về hàng triệu đồng/tháng.
Đại diện Sở Công Thương Hà Nội trong buổi trao đổi với PV cũng cho biết, sắp tới đơn vị này sẽ kết hợp với Tổng Cty Điện lực Hà Nội tiến hành rà soát hiện trạng kết hợp tuyên truyền đến các chủ nhà trọ và người thuê trọ trên địa bàn Thủ đô thực hiện thu tiền điện, nước theo đúng quy định của Nhà nước.
“Sau khi áp được định mức, nếu chủ trọ vẫn thu cao hơn giá quy định, chúng tôi sẽ xử phạt. Các em sinh viên nếu bị chủ trọ chèn ép, thu cao hơn giá quy định, hãy thông tin cho chúng tôi, cho các cơ quan chức năng, chúng tôi sẽ tiến hành xử phạt và răn đe ngay họ lập tức”, vị đại diện Sở Công Thương Hà Nội khẳng định và cho biết, chính bản thân ông cũng từng trải qua những tháng ngày sinh viên hết sức gian khó, “vài chục nghìn cũng quý”.
Theo Trần Tuấn (Lao Động)
Điện khí hóa nông thôn: EVN đặt mục tiêu an sinh xã hội lên trên lợi ích DN
EVN đã đưa điện tới 99,98% số xã và 98,83% số hộ dân nông thôn Việt Nam, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X (2008 - 2017). Lưới điện không ngừng được cải tạo và phát triển đồng bộ, đảm bảo đủ điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân khu vực nông thôn trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
Thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong 10 năm qua, đồng thời xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; dưới sự điều hành trực tiếp của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thực hiện các chương trình xây dựng mới và cải tạo nâng cấp lưới điện trung hạ thế nông thôn nhằm mở rộng diện cấp điện, nâng cao chất lượng cung cấp điện, đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, sinh hoạt và đảm bảo vận hành an toàn ổn định lưới điện của dân cư khu vực nông thôn.
Năm 2017, EVN đã đưa điện tới 98,83% số hộ dân nông thôn trên cả nước. Thành Trung (EVN)
Sau 1 thập niên, tỷ lệ số xã có điện từ 97,0%, số hộ dân có điện 93,4% năm 2007 đã tăng lên tương ứng 99,98% số xã và 98,83% số hộ dân nông thôn có điện năm 2017. Ngành điện đã góp phần đáng kể thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam.
Tập đoàn đã huy động gần 2 tỷ USD từ sự hỗ trợ vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)... Đây là nguồn vốn chủ yếu cho phát triển, cải tạo, nâng cấp mở rộng lưới điện nông thôn tại Việt Nam trong giai đoạn này, phục vụ gần 2 triệu hộ dân nông thôn.
Bên cạnh đó, Tập đoàn đã sử dụng hiệu quả vốn ngân sách và nguồn vốn doanh nghiệp, chú trọng thực hiện nhiều dự án cấp điện cho các hộ dân chưa có điện tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và biên giới như các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn, Nghệ An, Lạng Sơn, Khánh Hòa, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cà Mau, Kiên Giang với tổng kinh phí hơn 5.500 tỷ đồng, cấp điện lưới quốc gia cho 369 xã và gần 400.000 hộ dân nông thôn chưa có điện.
EVN còn đặc biệt quan tâm tập trung dành nguồn vốn đầu tư hệ thống điện cung cấp cho các huyện đảo, xã đảo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường và đặc biệt là góp phần giữ vững an ninh chủ quyền biển đảo.
Cụ thể, EVN đã đầu tư cấp điện lưới quốc gia bằng đường dây trên không và cáp ngầm xuyên biển ra các huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Phú Quốc, Kiên Hải (Kiên Giang), Lý Sơn (Quảng Ngãi) và các xã đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lại Sơn, Hòn Nghệ, Sơn Hải, Hòn Tre (tỉnh Kiên Giang), Quan Lạn, Minh Châu, Cái Chiên, Bản Sen, Ngọc Vừng, Thắng Lợi (tỉnh Quảng Ninh), xã đảo Thạnh An (TP.Hồ Chí Minh)... với tổng giá trị vốn đầu tư hơn 6.100 tỷ đồng, cấp điện cho hơn 140.000 hộ dân trên các đảo.
Mở rộng tiếp nhận lưới điện nông thôn
Cùng với việc đầu tư xây dựng, phát triển lưới điện khu vực nông thôn, EVN cũng đẩy mạnh công tác tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn từ các tổ chức quản lý điện địa phương. Qua đó, người dân được mua điện trực tiếp từ EVN theo giá bán điện do Chính phủ quy định, với nguồn điện chất lượng, an toàn, ổn định.
Đến cuối năm 2017, EVN đã tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn bán điện trực tiếp của gần 6.000 xã, với hơn 6,2 triệu hộ dân và tiến hành cải tạo lưới điện của các xã sau tiếp nhận với tổng chi phí khoảng 8.000 tỷ đồng.
Song song với việc tiếp nhận quản lý bán điện trên đất liền, EVN đã tiếp nhận quản lý và bán điện tại 11/12 huyện đảo (còn lại huyện đảo Hoàng Sa), đảm bảo cấp điện ổn định, liên tục 24/24 giờ đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện phục vụ cho người dân trên các đảo, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh chính trị và xã hội.
Từ khi tiếp nhận bán điện trực tiếp, EVN đã bù lỗ gần 1.500 tỷ đồng cho các huyện đảo, xã đảo sử dụng nguồn điện diesel tại chỗ có giá thành sản xuất điện cao hơn rất nhiều so với giá bán điện đến các hộ dân. EVN đã đặt lợi ích dân sinh, đặt mục tiêu an sinh xã hội lên trên lợi ích doanh nghiệp.
Sau 1 thập niên, tỷ lệ số xã có điện từ 97,0%, số hộ dân có điện 93,4% năm 2007 đã tăng lên tương ứng 99,98% số xã và 98,83% số hộ dân nông thôn có điện năm 2017. Ngành điện đã góp phần đáng kể thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam.
EVN cũng đặt mục tiêu 100% số xã và hầu hết số hộ dân nông thôn có điện vào năm 2020, trong đó 100% số xã đạt tiêu chí số 4 về điện.
Theo Danviet
Điện lực tiệm cận mô hình thương mại hiện đại Theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Hà Nội, đến năm 2020 sẽ có khoảng 85% đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận hình thức thanh toán không dùng tiền mặt... Xu thế phát triển Nếu vài năm trước, thanh toán không dùng tiền mặt tưởng như chỉ...