Sinh viên gấp rút tìm nhà trọ ở TP.HCM để học trực tiếp
Sau khi dịch bệnh được kiểm soát tại TP.HCM, nhiều trường đại học, cao đẳng đã lên kế hoạch cho sinh viên trở lại học tập trực tiếp. Nhiều sinh viên từ các tỉnh đã chạy đua tìm kiếm phòng trọ ngay sau tết.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thông báo đến các địa phương về việc cho học sinh từ 12 tuổi trở lên đi học trực tiếp an toàn trở lại sau tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sớm nhất có thể.
Trở lại TP học tập, sinh viên vừa mừng vừa lo
Nhận được thông báo trở lại trường vào đầu tháng 3, Nguyễn Tú Anh (quê Đồng Nai, sinh viên (SV) năm nhất Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) đã sẵn sàng mọi hành trang để trở lại trường sau khoảng thời gian dài học trực tuyến. “Mình rất vui và phấn khích vì được trực tiếp học tại trường, gặp bạn bè, tương tác với thầy cô sau quãng thời gian chỉ được gặp nhau qua màn hình máy tính” – Tú Anh chia sẻ.
Sinh viên tìm trọ tại một dãy phòng ở quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ảnh: HN
0Tại TP.HCM, từ ngày 14-2 đến giữa tháng 3, các trường ĐH Ngoại thương, Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia TP.HCM, Công nghệ thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM, Sư phạm kỹ thuật, Công nghiệp… đã lên kế hoạch cho SV trở lại trường học trực tiếp.
Tuy vậy, Tú Anh cũng có chút lo lắng vì phải thích nghi với môi trường hoàn toàn mới, xa gia đình và phải hoàn toàn tự lo cho bản thân. Tú Anh tâm sự: “Mình băn khoăn không biết nên quản lý khoản chi tiêu như thế nào thì phù hợp”. Trước thời điểm dịch, Tú Anh chưa có kế hoạch lên TP cho đến đầu tháng 3 năm nay, bạn mới có kế hoạch lên ở trọ tại TP để tiện việc di chuyển đến trường cũng như học tập.
Cô SV năm nhất cũng gặp không ít khó khăn về đường sá ở TP và giá phòng. “Giá phòng lúc đầu mình dự định thuê là dưới 5 triệu đồng nhưng thật sự khá khó để có một phòng thoáng đãng, sạch sẽ, gần trường với mức giá ấy” – Tú Anh cho hay.
Video đang HOT
Gần 1.000 chỗ trọ cho sinh viên giá 2,5-4 triệu đồng/phòng/tháng
Thông tin từ Trung tâm Hỗ trợ học sinh, SV TP.HCM cho biết hiện trung tâm đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ SV trở lại TP.HCM học tập trực tiếp.
Theo đó, ngoài chương trình “Back to school” hỗ trợ SV trở lại trường học sau đợt dịch COVID-19 với 200 SV tình nguyện tham gia, trung tâm đã triển khai các hoạt động giới thiệu nhà trọ bằng hình thức trực tuyến và ứng dụng “Thông tin nhà trọ” để tiện cho các chủ nhà trọ lẫn SV trao đổi thông tin.
Hiện hệ thống đã tiếp nhận gần 1.000 chỗ trọ thuộc 350 địa chỉ và một số ký túc xá cho SV. Mức giá trung bình 2,5-4 triệu đồng/phòng/tháng dành cho 2-5 người ở. Giá phòng trọ phụ thuộc vào diện tích, nội thất và cơ sở vật chất tại chỗ trọ.
Ngoài ra, do các trường đại học, cao đẳng đã dần tổ chức dạy học tập trung trở lại, trung tâm tiếp tục triển khai các hoạt động giới thiệu việc làm để hỗ trợ SV thông qua kênh trực tuyến với khoảng 1.000 lượt SV tiếp cận mỗi ngày. Các công việc chủ yếu là gia sư, lễ tân, phục vụ tiệc, phục vụ sự kiện… Trung tâm thỏa thuận mức lương tối thiểu, đảm bảo quyền lợi của SV khi cộng tác với các đơn vị.
Tình trạng hết phòng luôn xảy ra
Không chỉ riêng Tú Anh, đối với nhiều SV ở thời điểm này, vấn đề phòng trọ là nỗi lo lớn nhất. Nhiều SV có nhiều lựa chọn nhưng chưa ưng ý với giá phòng và vấn đề vệ sinh, an ninh. Một số khác thì được thông báo hết phòng do nhu cầu tìm phòng trọ sau tết tăng cao.
Nguyễn Thanh Bình (quê Tiền Giang, SV năm hai Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) cho biết: “Khi dịch kéo dài, mình đã trả phòng trọ, về quê để giảm bớt gánh nặng kinh tế. Giờ đây, mình bắt đầu tìm phòng trọ để quay lại TP học nhưng chưa thấy chỗ nào phù hợp”.
Ngay sau tết, Thanh Bình đã tìm kiếm phòng trọ trên các hội nhóm mạng xã hội nhưng khi đến xem thì chỉ nhận được thông báo hết phòng từ chủ nhà trọ.
“SV năm hai, năm ba như mình bây giờ phải chạy đua với tân SV để tìm phòng trọ như mong muốn. Mức giá mình định thuê tầm 3 triệu đồng nhưng nếu không nhanh chóng thuê thì phòng với mức giá ấy sẽ hết ngay lập tức và mình lại loay hoay tìm kiếm” – Thanh Bình chia sẻ.
Anh Hà Trọng Hiếu (35 tuổi), chủ chuỗi nhà cho thuê với gần 300 phòng, cho biết thời điểm này hầu hết trường đại học đã có lịch học trực tiếp, mỗi ngày anh nhận được rất nhiều cuộc gọi, tin nhắn hỏi thuê phòng.
“Hầu hết người hỏi thuê phòng là SV. Hơn 80% phòng của tôi đã được các bạn SV đặt cọc và chuẩn bị nhận phòng” – anh Hiếu cho hay. Sau kỳ nghỉ tết, đây là lần đầu tiên anh chứng kiến nhu cầu thuê phòng, thuê nhà tăng cao vào tháng 2, 3.
Anh Hiếu chia sẻ chính vì nhu cầu thuê phòng tăng cao sau tết nên nhiều chủ nhà trọ đã đẩy mức giá cho thuê lên. Quá nhiều SV đua nhau thuê phòng, các bạn sợ hết phòng nên sẵn sàng trả giá thuê cao hơn mức dự định của mình. Anh cho rằng SV nên cần sự giúp đỡ của phụ huynh cũng như anh chị đi trước để hỏi kinh nghiệm về việc thuê phòng và tiêu chí các bạn nên đặt lên hàng đầu khi thuê phải luôn là vấn đề an ninh, sau đó là giá phòng phù hợp với khả năng của mình.
ĐH Ngoại thương lì xì sớm cho sinh viên
Tất cả sinh viên chính quy của ĐH Ngoại thương đều được nhận khoản tiền mừng tuổi 100.000 đồng/người từ nhà trường.
Chia sẻ với Zing, PGS Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng ĐH Ngoại thương, cho biết khoản tiền lì xì cho sinh viên nằm trong quy chế chi tiêu nội bộ của trường và là hoạt động thường niên nhiều năm nay.
"Trước đây, mỗi dịp Tết đến, nhà trường tặng các bạn sinh viên một cuốn lịch năm mới. Những năm gần đây, thay vì tặng lịch, trường lì xì trực tiếp cho sinh viên. Khoản tiền không bao nhiêu nhưng đó là sự động viên, mừng Tết cho các bạn", PGS Hương chia sẻ.
TS Bùi Liên Hà, Trưởng phòng Công tác Chính trị và Sinh viên, ĐH Ngoại thương, cho hay những năm trước, sinh viên nhận được 70.000 đồng. Từ năm 2021, khoản tiền này tăng lên là 100.000 đồng/sinh viên.
Năm nay, khoảng 15.000 sinh viên chính quy nhận được khoản lì xì này. Ngoài ra, khoảng 200 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được trường dành tặng "học bổng Tết" trị giá 2 triệu đồng/suất.
Sinh viên sẽ nhận được tiền mừng tuổi thông qua lớp trưởng, bằng hình thức chuyển khoản. Sáng 22/1, nhiều sinh viên của trường đã nhận được tiền mừng tuổi sớm.
"Nhà trường dự định chuyển khoản trực tiếp cho sinh viên nhưng nhiều bạn để lại thông tin tài khoản ngân hàng sai, không chính chủ và nhiều vấn đề khác, nên năm nay trường sẽ chuyển tiền cho các lớp trưởng. Lớp trưởng sẽ chuyển lại cho sinh viên", TS Bùi Liên Hà nói.
Hoạt động gói bánh chưng trong chiến dịch Xuân tình nguyện của sinh viên ĐH Ngoại thương: Ảnh: FTU.
Tết Nhâm Dần, sinh viên ĐH Ngoại thương được nghỉ từ 24/1 (22 tháng Chạp năm Tân Sửu) đến 13/2 (13 tháng Giêng năm Nhâm Dần).
Mới đây, ĐH Ngoại thương đã ra thông báo về thời gian đi học tập trung của cả ba cơ sở, trong đó sinh viên cơ sở 2 tại TP.HCM sẽ học tập trung từ ngày 21/2. Đối với cơ sở Quảng Ninh, sinh viên, học viên các hệ, trình độ đào tạo học tập trung từ ngày 16/2.
Tại trụ sở chính Hà Nội, sinh viên đại học chính quy các khóa K60, K57, sinh viên hệ vừa làm vừa học, học viên sau đại học bắt đầu học tập trung từ ngày 16/2. Sinh viên đại học chính quy các khóa K58, K59, chương trình đào tạo quốc tế đến trường từ ngày 1/3. Trong thời gian từ ngày 14/2 đến 28/2, sinh viên tiếp tục học trực tuyến theo thời khóa biểu từ đầu học kỳ.
Sinh viên kẹt ở quê nóng lòng được trở lại TP. HCM học tập Thích ứng an toàn với đại dịch COVID-19, một số trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM đã lên kế hoạch giảng dạy trực tiếp. Nhiều sinh viên đang ở quê nóng lòng muốn được trở lại thành phố sớm nhất có thể. Nhiều sinh viên đã về quê tránh dịch đang mong muốn sớm trở lại thành phố để ổn định lại...