Sinh viên Bách khoa giành giải Nhất cuộc thi SV-Startup 2019
Dự án ‘ứng dụng công nghệ 3D chế tạo sản phẩm phục vụ y tế và giáo dục’ của nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi ‘Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp’ năm 2019.
Lễ trao giải Nhất cuộc thi SV- Startup 2019 cho dự án “Ứng dụng công nghệ 3D chế tạo sản phẩm phục vụ y tế và giáo dục” của nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Ngày 5/10 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức lễ bế mạc và trao giải vòng chung kết cuộc thi “Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2019 ( SV-Startup 2019). Cuộc thi nằm trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên 2019.
Sau thời gian ngắn phát động, cuộc thi SV-Startup 2019 đã thu hút đông đảo các học sinh, sinh viên tham gia. Phát huy trí tuệ của cá nhân và tập thể, các em đã thể hiện niềm đam mê, sáng tạo khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học và dành nhiều tâm huyết để xây dựng, thực hiện các dự án tham gia cuộc thi trong năm nay.
Số lượng bài tham gia dự thi năm nay không những tăng về số lượng mà tăng cả về chất lượng so với cuộc thi năm trước. Hầu hết các dự án tham dự đều thể hiện được tính sáng tạo, tính khả thi cao. Nhiều dự án đã sản xuất được sản phẩm có tiềm năng thương mại và một số dự án đã đạt được doanh thu nhất định.
Điểm đặc biệt là các dự án thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ và chế tạo sản phẩm đã chiếm phần lớn. Nhiều dự án đã kết tinh từ kết quả nghiên cứu khoa học của các em học sinh, sinh viên. Các bài thuyết trình dự thi năm nay đã thể hiện được tính chuyên nghiệp, tinh thần đồng đội và những kết quả này cho thấy hoạt động đổi mới sáng tạo đã được các nhà trường và toàn XH quan tâm hướng tới thích ứng với yêu cầu của cuộc Cách mạng 4.0.
Video đang HOT
Dự án “Ứng dụng công nghệ 3D chế tạo sản phẩm phục vụ y tế và giáo dục” của nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Trải qua phần tranh tài gay cấn, chung cuộc khối sinh viên tìm ra ngôi vị quán quân với giải thưởng 100 triệu đồng thuộc về dự án “Ứng dụng công nghệ 3D chế tạo sản phẩm phục vụ y tế và giáo dục” của nhóm sinh viên Nguyễn Thành Quyết, Nguyễn Khánh Tùng, Ngô Văn Kiên, Hán Thị Thu Thảo, Bùi Đức Toàn (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội).
Giải Nhì thuộc về hai dự án: “Sản phẩm cao cấp từ hoa thanh long” (Trường ĐH Nông lâm TP HCM) và dự án “Hệ sinh thái Open Lab” (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM).
3 giải Ba thuộc về các dự án: “Bộ xét nghiệm nhanh Formol trong thực phẩm” (Trường ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương); dự án “Save Blood – Nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin” (Trường ĐH Huế); dự án “Up Beat – Ứng dụng di động và thử thách vận động fitness Việt Nam (Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội).
Ở Khối học sinh phổ thông: Giải Nhất thuộc về dự án “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nano Resveratrol – THCS & THPT Quốc tế Thăng Long” (Trường THPT Phan Đình Phùng, THPT Việt Đức – Hà Nội); giải Nhì thuộc về dự án “Sản xuất, kinh doanh màng bọc thực phẩm đa năng thân thiện thay thế túi nilong” (Trường THPT Nguyễn Khuyến, Nam Định) và giải Ba thuộc về dự án “Máy làm sạch bề mặt đáy ao nuôi tôm” (Trường THCS Tân An, Quảng Ninh).
Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao 4 giải khuyến khích cho 4 dự án ở khối đại học và 2 giải khuyến khích cho 2 dự án ở khối THPT. Trao giải Không gian trưng bày xuất sắc nhất: Nến thơm từ nguyên liệu tự nhiên – Trường THPT Trần Quốc Tuấn, tỉnh Thái Nguyên.
Theo PetroTimes
"Khát" nhân lực AI: 12 sinh viên chưa ra trường lương 6.000 USD/tháng, ĐH Bách Khoa mở luôn chuyên ngành AI, điểm đầu vào tối thiểu 27!
"Đối với năm tuyển sinh 2019, để được vào học ngành AI của ĐH Bách khoa Hà Nội, điểm đầu vào tuyển sinh phải trên 27 điểm.
Với trên 27 điểm này, các em đã thuộc vào top 0,5% của các thí sinh khối A cả nước", ông Tạ Hải Tùng - Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin, Trường đại học Bách khoa Hà Nội cho biết.
Cuối tháng 7, câu chuyện 12 tân cử nhân ĐH Bách Khoa ra trường được trả lương 6.000 USD/tháng gây xôn xao dư luận. Mới đây, đại diện trường đại học cho biết thêm: 12 sinh viên này được offer ở thời điểm sắp tốt nghiệp, sẽ làm về trí tuệ nhân tạo (AI) cho SmartGrid. Năm 2019, AI cũng đã được bổ sung vào chương trình học của ĐH Bách Khoa, với điểm đầu vào tối thiểu 27 điểm.
Chia sẻ về câu chuyện đào tạo trí tuệ nhân tạo (AI) trong trường đại học, ông Tạ Hải Tùng - Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin, Trường đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Đến năm 2017, ĐH Bách Khoa mở ngành đào tạo đầu tiên, đào tạo Thạc sỹ ngành Khoa học dữ liệu. Đến 2019, trường mở ngành cử nhân về Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo .
Chúng ta phải chấp nhận cuộc chơi, khi họ có thể trả mức lương 6.000 USD/tháng cho một kỹ sư AI
"Đối với năm tuyển sinh 2019, để được vào học ngành AI của ĐH Bách khoa Hà Nội, điểm đầu vào tuyển sinh phải trên 27 điểm. Với trên 27 điểm này, các em đã thuộc vào top 0,5% của các thí sinh khối A cả nước. Các em có tiềm năng rất lớn trở thành các Tech Leaders, tới đây sẽ dẫn dắt sự phát triển của ngành AI nói riêng cũng như các lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung của cả nước".
Theo ông Tùng, hiện ĐH Bách Khoa có hơn 100 giảng viên, nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển ứng dụng AI trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.
Về đầu ra, mới đây, 12 sinh viên sắp ra trường của ĐH Bách Khoa được offer mức lương 6.000 USD/tháng/người làm về AI cho SmartGrid.
"Hãy cùng xem tình hình tuyển sinh như thế nào!", ông Tùng nói.
"Có rất nhiều doanh nghiệp phàn nàn nếu con số này đưa ra, họ sẽ rất khó tuyển dụng. Nhưng tôi muốn đưa ra một thông điệp rằng: Hiện tại, sự cạnh tranh về nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo không chỉ giữa các công ty Việt Nam với nhau mà còn giữa các công ty Việt Nam với các công ty quốc tế".
" Và chúng ta phải chấp nhận cuộc chơi, khi họ có thể trả mức lương 6.000 USD/tháng cho một kỹ sư AI", ông Tùng nói.
Nguồn nhân lực AI vốn khan hiếm, những người xuất sắc nhất Việt Nam thường lựa chọn đi học ở nước ngoài mà đã đi thì không trở lại.
Nguồn nhân lực AI là một bài toán khó giải của doanh nghiệp. Chia sẻ tại sự kiện Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam do Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Đại học Bách Khoa Hà Nội cùng Báo điện tử VnExpress tổ chức, ông Lê Hồng Việt - GĐ Công nghệ FPT - cho biết đây đang là thách thức với FPT, khi thị trường khan hiếm nhân lực làm AI. Những người xuất sắc nhất Việt Nam thường lựa chọn đi học ở nước ngoài mà đã đi thì không trở lại.
Về vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc VietinBank Trần Công Quỳnh Lân cho biết doanh nghiệp không có cơ hội sở hữu nguồn nhân sự chất lượng. Cách duy nhất là hợp tác, đưa ra những bài toán cụ thể, đặt hàng với các trường đại học, viện nghiên cứu. Ở góc độ ngân hàng, ông mong muốn nhân sự cấp độ quản lý trung, cao được đào tạo sự hiểu biết tương đối.
Ông Bùi Hải Hưng - Viện trưởng Viện nghiên cứu AI của Vingroup cũng đồng tình với ý kiến này.
"Đào tạo tài các trường đại học là cơ sở nòng cốt, mấu chốt để giải quyết vấn đề nhân lực. Chúng ta nên tập trung vào vấn đề con người - trước hết là giáo viên. VinAI có định hướng hỗ trợ các trường đại học về lĩnh vực nghiên cứu, giúp đỡ các giảng viên hứng thú với vấn đề nghiên cứu, tiếp cận với thế giới", đại diện VinAI cho biết.
Theo GenK
Thực hư việc Google cung cấp Wifi miễn phí tại Việt Nam? Mới đây, sinh viên một số trường đại học như Sư phạm Kỹ thuật (TP.HCM) và Bách khoa (Đà Nẵng) chia sẻ thông tin cho biết: Tại khuôn viên trường đã có Wifi của Google và có thể truy cập hoàn toàn miễn phí. Khi những thông tin này đăng lên Facebook với nội dung thông báo đã kết nối được với một...