Sinh viên Anh biểu tình phản đối giá thuê ký túc xá “cắt cổ”
Hơn 1.000 sinh viên đã không thanh toán các khoản chi phí tại nhiều trường đại học trên khắp London khi không đạt được thỏa thuận trong “cuộc biểu tình lớn nhất lịch sử nước Anh nhằm phản đối giá thuê nhà tăng” vào năm ngoái.
Năm ngoái, “cuộc biểu tình lớn nhất lịch sử nước Anh nhằm phản đối giá thuê nhà tăng” đã thu hút hơn 1000 sinh viên tham gia
Liên minh Sinh viên Quốc gia (NUS) đã cam kết sẽ “hỗ trợ tối đa” cho các sinh viên trong “cuộc chiến” phản đối “mức phí thuê ký túc xá cắt cổ” năm thứ ba liên tiếp này.
Mặc dù năm ngoái họ đã tạm dành “chiến thắng” khi Đại học University College London (UCL) đồng ý giảm tiền thuê phòng cũng như sử dụng 350.000 bảng Anh để tài trợ học bổng cho sinh viên, nhưng NUS cho rằng đó vẫn không phải mức giá phải chăng nhằm đảo bảo quyền thuê nhà công bằng giữa các sinh viên.
Theo kiến nghị của NUS, 25% số giường phải dành cho những sinh viên đang phải duy trì việc học dựa trên vay khoản vay tài chính tối đa 50% đồng thời yêu cầu giảm 10% tiền thuê so với hiện tại.
Video đang HOT
Theo một cuộc khảo sát về mức phí thuê ký túc xá, chỉ có 0,8% chỗ ở được UCL cung cấp được coi là có mức giá vừa phải. Một bản kiến nghị với 500 chữ ký của sinh viên đã được gửi đến UCL nhưng đã bị từ chối.
Chủ tịch NUS – Malia Bouattia cho biết cô sẽ sớm liên hệ với Ban quản lý UCL để “tái khẳng định NUS sẽ tiếp tục hỗ trợ sinh viên tham gia biểu tình và kêu gọi họ hợp tác, cung cấp các phòng giá cả hợp lý và đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi sinh viên”.
Năm ngoái, NUS đã ủng hộ và tiến hành cuộc biểu tình gồm hơn 1000 sinh viên thuộc 4 trường, gồm Đại học University College London (UCL), Đại học Goldsmiths, Đại học Roehampton và Viện Nghệ thuật Courtauld chống lại những gì họ gọi là “nguyên nhân khiến chi phí học hành ở các trường đại học tăng vọt”.
“Số tiền thuê ký túc xá cao ngất ngưởng là điều không thể chấp nhận được. Giá thuê trọ cắt cổ, cùng với học phí và chi phí sinh hoạt ngày càng tăng là gánh nặng rất lớn đặc biệt với sinh viên nghèo, gây khó khăn cho con đường học vấn của họ”, Bouattia nói. “Tôi kêu gọi các sinh viên tham gia chiến dịch và sẽ tiếp tục tư vấn cũng như hỗ trợ cho bất kỳ sinh viên nào có nhu cầu”.
Ban lãnh đạo NUS nhấn mạnh mới chỉ có một số ít trường đại học chấp nhận đề nghị của họ sau những cuộc biểu tình trong quá khứ, cho nên, họ cần hành động nhiều hơn nữa
Tính từ năm 2010, giá thuê phòng trọ của UCL đã tăng 40%. Tuy nhiên, phía nhà trường cho biết mức tăng này vẫn còn thấp hơn so với mức tăng của thị trường. Đại diện UCL cho biết: “Chúng tôi chấp nhận yêu cầu của NUS với việc dành 25% số giường cho các sinh viên nghèo nhưng sẽ không giảm giá thuê bởi đây đã là mức giá thấp nhất trong khu vực. Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp nơi ăn chốn ở cho sinh viên với chi phí rẻ nhất tại trung tâm London”.
Theo Danviet
Giáo viên Anh được trang bị giống cảnh sát để quản lý HS
Giáo viên tại các trường trung học tại Anh sẽ được trang bị máy quay phim gắn trên người để sử dụng khi cần thiết, trong một nỗ lực nhằm kiểm soát hành vi không đúng mực của học sinh.
Máy quay phim gắn trên người thường được lực lượng cảnh sát sử dụng
Đây là loại máy quay giống loại lực lượng cảnh sát vẫn thường dùng với phần mềm chạy trên nền tảng điện toán đám mây.
Trước đó, nó đã được triển khai rộng rãi tại hệ thống trường học Mỹ từ năm 2015. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng công nghệ này làm giảm đáng kể mọi hành vi trái đạo đức tại các trường học Mỹ.
Ít nhất hai trường học tại Anh, một trong số đó "nổi tiếng" với nhiều học sinh cá biệt sẽ tham gia thử nghiệm phương pháp trên.
Theo Tom Ellis, giảng viên tại Viện Nghiên cứu Tư pháp hình sự tại Đại học Portsmouth, học sinh sẽ được thông báo trước khi giáo viên bật thiết bị. Màn hình bên ngoài cho phép họ nhìn thấy và nhận thức được những gì họ đang làm. Các cảnh quay ghi lại cũng sẽ là bằng chứng cho hành động vô kỷ luật được gửi tới phụ huynh.
Tuy nhiên, "máy quay không phải lúc nào cũng bật 24/24 mà chỉ sử dụng trong trường hợp có một mối đe dọa cận kề cho giáo viên hoặc học sinh. Tính chất của nó không giống như một camera giám sát", Ellis nói thêm.
Hành động này nhận được sự khuyến khích của các nhà chức trách địa phương. Văn phòng Ủy viên Thông tin - cơ quan chịu trách nhiệm - khẳng định các trường học hoàn toàn có thể sử dụng camera giám sát, miễn là họ tuân thủ Luật Bảo vệ dữ liệu (năm 1988) trong đó quy định việc giám sát phải là "hợp pháp, phù hợp và cần thiết".
Hầu hết các trường học đều gặp những vấn đề hành vi của học sinh, đặc biệt là nhóm cá biệt, khiến các giáo viên không còn hứng thú giảng dạy. Phương pháp này sẽ được thí điểm trong ba tháng, và nếu mang lại những kết quả tích cực, các nhà chức trách sẽ nhân rộng trong các trường học trên toàn nước Anh.
Theo Danviet
Hãy đi để trải nghiệm và thoát khỏi cái giếng ta đang ngồi Vũ Nguyễn Trâm Anh (26 tuổi, du học sinh tại Anh) cho hay phương châm sống của cô là: "Hãy đi để trải nghiệm, để thoát ra khỏi cái giếng mà chúng ta vẫn ngồi bấy lâu". Vũ Nguyễn Trâm Anh, nữ sinh tốt nghiệp ĐH Troy - STU campus (là chương trình liên kết 2 năm học tại Việt Nam và 2...